TIN TỨC-SỰ KIỆN

Không nên lạm dụng trồng ca cao xen canh

Ngày đăng: 31 | 03 | 2010

KTNT - Ca cao thuộc nhóm cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Hiện, nhiều nhà vườn ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giàu lên nhờ loại cây này. Vì thế xuất hiện trào lưu trồng xen ca cao trong vườn cây ăn trái. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cảnh báo, trồng xen ca cao với dừa hay một số cây trồng khác có thể làm lây lan nhiều loại nấm bệnh, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng vườn cây

Ca cao sốt giá

Hiện giá ca cao đang ở mức 54.000 - 55.000 đồng/kg, tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2009. Vì vậy, các nhà vườn ở ĐBSCL đã tận dụng trồng xen ca cao dưới tán dừa để tăng lợi nhuận.

Gia đình bà Nguyễn Thị Hồng Thủy ở xã Hòa Định (Chợ Gạo - Tiền Giang) trước đây chỉ trông chờ vào khoản thu nhập từ vườn dừa 7.000m2, năm 2005 bà trồng xen 400 gốc ca cao. Đến nay, gia đình bà đã thu được 28 triệu đồng/năm từ cây ca cao, còn dừa cũng tăng năng suất 30%, thu được 24 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Văn Tư, Chủ nhiệm HTX Ca cao Chợ Gạo cho biết: “Không có loại nông sản nào được bao tiêu như ca cao. Diễn biến thị trường ca cao hàng ngày được Cargill, một công ty chuyên thu mua ca cao, cập nhật và nhắn tin vào số điện thoại di động của từng nhà vườn. HTX báo giá thu mua trái hàng tuần nên bà con rất hào hứng với loại cây này”.

Hiện, toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 600ha ca cao, Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 500ha, dự kiến những năm tới, diện tích có thể tăng gấp đôi, gấp ba do giá ca cao luôn giữ ở mức cao, trong khi sản lượng ca cao Việt Nam mới đáp ứng được 1/10 nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngoài Cargill, đến nay nhiều doanh nghiệp cũng nhảy vào đầu tư lĩnh vực này. Tại khu vực ĐBSCL, diện tích ca cao cũng tăng khá nhanh, riêng tỉnh Bến Tre đã chiếm 1/3 diện tích ca cao của cả nước với khoảng 4.000ha, tỉnh Tiền Giang có hơn 1.500ha. Còn ở Tây Nguyên, ca cao đang cạnh tranh với các cây chủ lực như càphê, tiêu,... để tìm chỗ đứng.

Ông Nguyễn Hoàng Hạnh, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang nói: “Cây ca cao đang được nhiều nông dân lựa chọn vì có giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định. Trong khi đó, vốn đầu tư ban đầu cho ca cao chỉ khoảng 11 triệu đồng/ha (600 cây), có thể trồng xen với các loại cây khác, công chăm sóc và chi phí đầu tư thấp, sau 4 - 5 năm cho thu nhập 30-40 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, khoảng 20 năm nữa, nguồn nguyên liệu ca cao cho sản xuất, chế biến sẽ vẫn thiếu”.

Trồng xen canh có thể làm lây lan dịch bệch

Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam dẫn tài liệu nghiên cứu của Trường Đại học La Trobe (Australia) về 8 loại nấm tấn công trên cây ca cao và nghiên cứu của TS. Đặng Vũ Thị Thanh (Viện Bảo vệ thực vật) cho rằng, không nên trồng xen ca cao với dừa (đang phổ biến ở ĐBSCL) hay sầu riêng (ở miền Đông Nam Bộ), vì hai loại cây này có bệnh xì mủ (ký chủ nấm Phytophthora palmivora) và bệnh vàng lá (citrophthora). Hai loại bệnh trên sẽ tấn công ca cao. Do vậy, nếu trồng xen canh đại trà rất có thể gây ra dịch bệnh lớn.

Tìm hiểu thực tế tại những vườn ca cao trồng xen dừa ở khu vực huyện Chợ Gạo, chúng tôi được nhiều nhà vườn phản ánh về tình trạng này. ông Võ Văn Tợ, xã viên HTX Ca cao Chợ Gạo cho biết: “Đúng là có ảnh hưởng của nấm Phytophthora palmivora từ cây dừa xuống ca cao và ngược lại. Tuy nhiên, nếu dừa bị nhiễm bệnh thì đỡ thiệt hại hơn, còn khi lây lan xuống ca cao thì trái ca cao bị thối rất nhanh”.

Ông Nguyễn Hoàng Hạnh, một nông dân từng tham gia dự án 1.200ha ca cao trồng xen dừa từ năm 2005 cho biết: “Việc phòng trị nấm lây lan từ dừa sang ca cao không quá khó khăn, vì bệnh chủ yếu lây qua nước mưa. Vì thế, bà con không được để đọng nước ở gốc ca cao, nếu bị thối rễ do nấm Fusarium thì phải đào rửa bộ rễ và bón phân chuồng trộn với nấm đối kháng. Nếu bị thối trái do nấm Phytophthora, bà con cần tỉa cành, tạo tán và phun thuốc nấm đối kháng Tricoderma theo hướng dẫn của ngành chức năng”.

TS. Đặng Vũ Thị Thanh cho biết: “Hiện Viện Bảo vệ thực vật vẫn tiếp tục nghiên cứu và điều tra sâu bệnh hại trên cây ca cao. Mới đây, qua đợt khảo sát thực tế tại vùng trồng ca cao các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đắk Nông, chúng tôi thấy ca cao bị nhiễm nấm bệnh rất nhiều. Với điều kiện thời tiết ở khu vực phía Nam, nấm bệnh càng dễ phát triển và lây lan. Do vậy, các địa phương khi phát triển trồng xen ca cao với dừa, sầu riêng cũng như một số loại cây có múi khác cần hết sức lưu ý, hướng dẫn nông dân cách phòng trừ nấm bệnh để tránh thiệt hại”.

Phạm Khanh(Theo Đình Tú / Báo Kinh Tế Nông Thôn)

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu cá tra vào Mỹ: Khó khăn nối tiếp khó khăn

31-3-2010

Từ khi cá tra VN xuất khẩu vào thị trường Mỹ, hết khó khăn này tới rào cản khác cứ diễn ra. Đầu tiên là vào năm 2003, cá tra VN không được mang tên catfish như thông lệ quốc tế vốn đã quen sử dụng. Tiếp theo, cá tra bị quy bán phá giá, theo đó là việc áp các mức thuế phức tạp, kéo dài. Mới đây là những quy định về trọng lượng tịnh. Sắp tới, càng khó hiểu hơn khi bị rào cản: Điều kiện nuôi cá tra ở VN phải giống với ở bên Mỹ (!?).

Phát sóng kênh truyền hình dành riêng cho nông dân

25-3-2010

Lần đầu tiên, Việt Nam có một kênh truyền hình chuyên biệt về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kênh này dự kiến chính thức phát sóng từ ngày 22/4 tới.

Hỗ trợ mua tạm trữ nông sản: Nên trực tiếp

25-3-2010

TP - TS Vũ Trọng Bình, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược NN&PTNT) cho rằng, cần hỗ trợ trực tiếp cho nông dân thay vì hỗ trợ qua doanh nghiệp...

Nông nghiệp Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO: Chưa phát huy được thuận lợi

23-3-2010

Đó là những gì mà ông Trịnh Văn Tiến, Trưởng phòng nghiên cứu phát triển - Trung tâm Thông tin phát triển Nông nghiệp nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị...

Hội thảo: Giải pháp phát triển hệ thống canh tác bền vững ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

22-3-2010

Ngày 20/3 vừa qua, tại Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đã diễn ra cuộc hội thảo: “ Giải pháp phát triển hệ thống canh tác bền vững ở miền núi phía Bắc Việt Nam”.

Bát Tràng mong có nhà thiết kế mẫu gốm sứ

19-3-2010

Nếu nhìn nhận làng gốm sứ Bát Tràng là làng nghề thủ công thuần tuý thì không cần phải bàn thêm. Nhưng nếu nhìn làng nghề này là thủ công mỹ nghệ về mặt hàng gốm sứ thì tôi so sánh nó như một xưởng may.

Vỡ nợ cà phê tại Đăk Lăk: "Chó cắn áo rách"

17-3-2010

Hàng trăm hộ dân xã Ea Kênh, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk đã đặt toàn bộ tài sản cá nhân vào một đại lý ký gửi cà phê chỉ bằng “lời hứa”. Đến khi chủ tuyên bố vỡ nợ, cùng với giá cà phê “bết bát” đã đẩy họ vào bước đường cùng.

Diễn biến dịch lùn sọc đen: Công bố dịch từ Quảng Trị trở ra

16-3-2010

* Lập BCĐ chống dịch Diễn biến dịch lùn sọc đen (LSĐ) hại lúa ĐX tại Thái Bình cũng như nhiều tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ đang ngày càng phức tạp. Hôm qua, lần thứ 2 trong tuần này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát lại phải về Thái Bình chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác phòng trừ dịch cho các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra.

Đói thấu mùa giáp hạt

15-3-2010

LTS: Nhiều đúc kết của người xưa có thể không còn đúng nữa nhưng thành ngữ “tháng ba ngày tám” với không ít nông dân vẫn còn là nỗi ám ảnh, nhắc nhở về cái đói thấu ruột mùa giáp hạt. Việt Nam là một cường quốc xuất khẩu gạo, nói đến cụm từ đói cơm, nhiều người cho đó là nghịch lý nhưng cái nghịch lý ấy vẫn tồn tại một cách hiển nhiên và dai dẳng. Những câu chuyện mà người dân nghèo kể cho phóng viên trong loạt phóng sự này cũng chính là những mong mỏi về một sự thay đổi để họ bớt cơ cực hơn.

Khai trương VTC16 - Kênh truyền hình về nông nghiệp

15-3-2010

VTC16, một kênh truyền hình chuyên cung cấp thông tin liên quan tới nông nghiệp, nông dân và phát triển nông thôn của Đài VTC sẽ ra mắt quý khán giả trong tháng Tư.

Xã Liêng Srol với mô hình trồng chanh dây

12-3-2010

KTNT - Trong lúc nhiều người dân ở Liêng Srol (Đam Rông - Lâm Đồng) vẫn đang loay hoay tìm một loại cây trồng thích hợp, cho hiệu quả kinh tế cao thì ông Lâm Tấn Sơn ở thôn I đã có thu nhập cả trăm triệu đồng/năm nhờ trồng chanh dây (mác mác).