TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hỗ trợ mua tạm trữ nông sản: Nên trực tiếp

Ngày đăng: 25 | 03 | 2010

TP - TS Vũ Trọng Bình, Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược NN&PTNT) cho rằng, cần hỗ trợ trực tiếp cho nông dân thay vì hỗ trợ qua doanh nghiệp...

TS Bình cho rằng, doanh nghiệp phải hoạt động theo đúng cơ chế thị trường, Nhà nước có thể giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh thông qua các chương trình hỗ trợ, nhưng tránh làm méo mó bản chất của thị trường, và rủi ro của thị trường cũng là cách để thị trường loại bỏ những doanh nghiệp kém hiệu quả. Doanh nghiệp mua tạm trữ thì phải bị kiểm soát tại một số tổng kho chung để tránh hiện tượng nhiều doanh nghiệp có thể vẫn nhận hỗ trợ, nhưng không làm.

Nên hỗ trợ trực tiếp cho nông dân trồng cà phê. Ảnh: TTXVN

Vì sao phương thức hỗ trợ lãi suất dễ được doanh nghiệp tích cực hưởng ứng?

Hỗ trợ lãi suất chỉ nên thực hiện khi tình hình nguy cấp, bởi đây không phải là giải pháp mang tính lâu dài và căn bản. Nhà nước hỗ trợ lãi suất là cách làm dễ nhất, nhưng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp dùng nguồn vốn ưu đãi này để đảo nợ. Do vậy, cần có hình thức hỗ trợ mang tính lâu dài hơn.

Có ý kiến cho rằng, nông dân khổ nhất nhưng tiếng nói của họ lại không tới được các cơ quan ban hành chính sách?

Đúng là doanh nghiệp họ tiếp cận truyền thông, cơ quan làm chính sách nhiều hơn nông dân, nước nào cũng thế. Thực tế, trong nhiều ngành hàng như sữa, vật tư nông nghiệp…, doanh nghiệp đề nghị Nhà nước hỗ trợ nhưng nông dân vẫn phải chịu giá đầu vào cao.

Chúng ta thiếu hệ thống theo dõi thông tin thị trường để có thể đánh giá, giám sát giá trị gia tăng các ngành hàng để đánh thuế, điều chỉnh cho hợp lí.

Nhà nước phải hỗ trợ để nông dân nói tiếng nói của mình, những việc Viện chúng tôi đang làm cũng chính là muốn nói tiếng nói của nông dân.

TS Vũ Trọng Bình
Cấp bù lãi suất là để doanh nghiệp mua lúa, cà phê cho nông dân nhưng thực tế chúng ta không kiểm soát được việc sử dụng nguồn vốn ưu đãi này, thưa ông?

Doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh bình thường vừa thực hiện mua tạm trữ theo chỉ đạo của Nhà nước, rất khó tách bạch các khoản tài chính này. Trong thực tế giám sát được doanh nghiệp có sử dụng đúng nguồn vốn hỗ trợ hay không là không đơn giản.

Thực tế, hai năm qua nền kinh tế khó khăn, nông dân gặp khó, nhưng các doanh nghiệp kinh doanh nông sản vẫn lãi lớn, thưa ông?

Trong khủng hoảng, các doanh nghiệp nông nghiệp chống chịu rất tốt, từ doanh nghiệp kinh doanh gạo, cà phê, cao su, mía đường. Nhưng nông dân thì thu nhập đi xuống. Chúng tôi đã nghiên cứu và công bố điều này trong báo cáo đánh giá ảnh hưởng suy giảm kinh tế tới nông dân.

Vậy theo ông, Nhà nước nên hỗ trợ nông dân như thế nào để mang lại hiệu quả cao hơn?

Đối với nông dân, phương thức hiệu quả nhất là hỗ trợ trực tiếp. Một nông dân có diện tích bao nhiêu thì được hỗ trợ chừng đó. Nếu Nhà nước muốn nông dân trồng lúa có lãi, giữ diện tích đất lúa, cà phê, thủy sản thì nông dân phải đăng ký diện tích sản xuất, Nhà nước cấp giấy chứng nhận cho nông dân theo qui hoạch đã duyệt. Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp bằng tín dụng, hoặc phân bón, vật tư nông nghiệp, khoa học công nghệ...

Đặc biệt, việc hỗ trợ chỉ trên diện tích đã có trong quy hoạch, còn nông dân nào phát triển ngoài quy hoạch thì phải tự chịu rủi ro khi thị trường có biến động.

Hà Nhân (Thực hiện)

NỘI DUNG KHÁC

Nông nghiệp Việt Nam sau 3 năm gia nhập WTO: Chưa phát huy được thuận lợi

23-3-2010

Đó là những gì mà ông Trịnh Văn Tiến, Trưởng phòng nghiên cứu phát triển - Trung tâm Thông tin phát triển Nông nghiệp nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) trao đổi với báo Kinh tế & Đô thị...

Hội thảo: Giải pháp phát triển hệ thống canh tác bền vững ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

22-3-2010

Ngày 20/3 vừa qua, tại Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đã diễn ra cuộc hội thảo: “ Giải pháp phát triển hệ thống canh tác bền vững ở miền núi phía Bắc Việt Nam”.

Bát Tràng mong có nhà thiết kế mẫu gốm sứ

19-3-2010

Nếu nhìn nhận làng gốm sứ Bát Tràng là làng nghề thủ công thuần tuý thì không cần phải bàn thêm. Nhưng nếu nhìn làng nghề này là thủ công mỹ nghệ về mặt hàng gốm sứ thì tôi so sánh nó như một xưởng may.

Vỡ nợ cà phê tại Đăk Lăk: "Chó cắn áo rách"

17-3-2010

Hàng trăm hộ dân xã Ea Kênh, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk đã đặt toàn bộ tài sản cá nhân vào một đại lý ký gửi cà phê chỉ bằng “lời hứa”. Đến khi chủ tuyên bố vỡ nợ, cùng với giá cà phê “bết bát” đã đẩy họ vào bước đường cùng.

Diễn biến dịch lùn sọc đen: Công bố dịch từ Quảng Trị trở ra

16-3-2010

* Lập BCĐ chống dịch Diễn biến dịch lùn sọc đen (LSĐ) hại lúa ĐX tại Thái Bình cũng như nhiều tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ đang ngày càng phức tạp. Hôm qua, lần thứ 2 trong tuần này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát lại phải về Thái Bình chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác phòng trừ dịch cho các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra.

Đói thấu mùa giáp hạt

15-3-2010

LTS: Nhiều đúc kết của người xưa có thể không còn đúng nữa nhưng thành ngữ “tháng ba ngày tám” với không ít nông dân vẫn còn là nỗi ám ảnh, nhắc nhở về cái đói thấu ruột mùa giáp hạt. Việt Nam là một cường quốc xuất khẩu gạo, nói đến cụm từ đói cơm, nhiều người cho đó là nghịch lý nhưng cái nghịch lý ấy vẫn tồn tại một cách hiển nhiên và dai dẳng. Những câu chuyện mà người dân nghèo kể cho phóng viên trong loạt phóng sự này cũng chính là những mong mỏi về một sự thay đổi để họ bớt cơ cực hơn.

Khai trương VTC16 - Kênh truyền hình về nông nghiệp

15-3-2010

VTC16, một kênh truyền hình chuyên cung cấp thông tin liên quan tới nông nghiệp, nông dân và phát triển nông thôn của Đài VTC sẽ ra mắt quý khán giả trong tháng Tư.

Xã Liêng Srol với mô hình trồng chanh dây

12-3-2010

KTNT - Trong lúc nhiều người dân ở Liêng Srol (Đam Rông - Lâm Đồng) vẫn đang loay hoay tìm một loại cây trồng thích hợp, cho hiệu quả kinh tế cao thì ông Lâm Tấn Sơn ở thôn I đã có thu nhập cả trăm triệu đồng/năm nhờ trồng chanh dây (mác mác).

Làm sao "giải cứu" những bao lúa đồng bằng?

12-3-2010

Thời điểm này đi về nông thôn ĐBSCL ta thấy lúa vào bao chất đầy nhà khó bán được vì giá hạ, thương lái lại ít mua. Có nơi lúa tràn cả ngoài trời.