HỘI THẢO

Đối tượng thụ hưởng Dự án ARD-SPS Đăk Nông

Ngày đăng: 08 | 01 | 2009

Các huyện Đắk Glông và Krông Nô được chọn cho các hoạt động thí điểm của Hợp phần cấp tỉnh, Chương trình hỗ trợ ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hai huyện được lựa chọn đều thuộc khu vực miền núi; hoạt động canh tác nông nghiệp chủ yếu là canh tác sườn dốc và chăn nuôi gia súc. Ngoài hoạt động canh tác để tự tiêu dùng, hầu hết các hộ đều sản xuất các nông sản hàng hóa như sắn, ngô, cà phê và hồ tiêu.

Việc giao đất giao rừng mới chỉ được thực hiện rất ít và cũng chưa có nhiều thành công. Một phần nguyên nhân là do nông dân còn thiếu thông tin và chưa tham gia vào quá trình giao đất giao rừng, một phần khác là do nông dân vẫn chưa nắm rõ về quyền của mình cũng như chưa nhận thức được nhiều về cách sinh lợi từ đất rừng.

Tổng dân số huyện Đắk Glông là 27.300 người và huyện Krông Nô là 55,900 người. Hầu hết các hộ sống ở khu vực nông thôn và đều tham gia sản xuất nông lâm nghiệp. Hai huyện này là hai trong số những huyện nghèo nhất của tỉnh Đắk Nông. Đắk Glông là một huyện mới được thành lập, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn và chưa có cán bộ được đào tạo cần thiết.

Hiện chưa có các số liệu tổng hợp về tình trạng đói nghèo của hai huyện nhưng theo số liệu của một xã trong tại huyện Đắk Glông cho thấy tình trạng đói nghèo diễn ra không đồng đều giữa các nhóm dân tộc. Theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ đói nghèo được xác định khoảng 55% số dân tộc nhập cư từ phía bắc và khoảng 45% trong cộng đồng dân tộc gốc địa phương. Chỉ có 10% dân số dân tộc Kinh rơi vào nhóm nghèo này.

Với 35% số dân là các dân tộc thiểu số gốc địa phương, chủ yếu là người Ma và Mnông; và thêm 40%% là các nhóm dân tộc nhập cư từ phía Bắc, chủ yếu là người H’mông, huyện Đắk Glông là huyện có tỷ lệ dân tộc gốc địa phương cao nhất và cũng là huyện có tỷ lệ dân tộc cao nhất trong tỉnh

Huyện Krông Nô có khoảng 14% dân số là dân tộc thiểu số gốc địa phương cùng với khoảng 28% là các nhóm dân tộc di cư từ phía bắc. Đây là huyện có tỷ lệ dân tộc cao thứ hai trong toàn tỉnh.

Sự phân bố các nhóm dân tộc thiểu số không đồng đều tại các xã- hầu hết ở mỗi xã đều có các cộng đồng dân cư gốc địa phương và cả cộng đồng dân tộc nhập cư. Số liệu từ huyện Đắk Glông cho thấy người Kinh có xu hướng tập trung ở một số xã nhất định.

Ở cấp thôn/buôn, cơ cấu dân số theo nhóm dân tộc ít khác nhau hơn và ở hầu hết mỗi thôn/buôn đều có một nhóm dân tộc chủ đạo. Nhìn chung, các thôn/buôn đều thực hiện tốt chức năng xã hội với cơ cấu tổ chức lãnh đạo hiệu quả và có sự cộng tác đắc lực của những người đứng đầu truyền thống và các cán bộ được chính quyền phân công. Các hoạt động của Hợp phần sẽ được triển khai trong khuôn khổ hệ thống tốt đó, chẳng hạn cách thức đưa ra các quyết định và xây dựng các kế hoạch hoặc thành lập các nhóm nông dân.

Tại các thôn/buôn thường có sự phân nhóm theo quan hệ họ hàng và tôn giáo- chương trình cần phải tránh làm gia tăng hiện trạng này.

Tại địa phương, các đối tác chính tham gia chương trình này bao gồm các hộ nông dân nghèo tại địa phương, chủ yếu là gia đình dân tộc thiểu số gốc địa phương, các cơ sở sản xuất nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ trong vùng, các tổ chức đoàn thể ở các cấp, đặc biệt là Hội nông dân và Hội phụ nữ, và các Ủy ban Nhân dân của các huyện, xã và đại diện thôn bản tham gia vào chương trình.

Hiện nay, năng lực của các đối tác địa phương để tham gia hợp phần vẫn còn hạn chế. Kinh nghiệm lập kế hoạch và quản lý các nguồn lực theo nhu cầu thị trường cũng như việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ theo nhu cầu vẫn còn thấp và chưa có tính hệ thống. Mặc dù nhiều địa phương từ lâu đã hình thành những truyền thống quản lý các nguồn lực khá hoàn chỉnh nhưng những biện pháp quản lý này chưa được giới thiệu ra ngoài phạm vi thôn bản và chưa tính đến lợi ích thương mại hay các yếu tố thị trường.

(Trích Báo cáo hợp phần tỉnh Đăk Nông)

NỘI DUNG KHÁC

Thực hiện kích cầu của Chính phủ: Nông nghiệp, nông thôn được lợi gì?

8-1-2009

Chúng tôi đi về cơ sở ở nông thôn nhiều người hỏi một vấn đề rất thiết thực: "Nghe nói Chính phủ đang có kế hoạch trọn gói kích cầu 110.000 tỷ đồng. Chúng tôi chẳng hiểu kích cầu là gì? Vì sao lại phải kích cầu? Còn nếu kích cầu là để phát triển sản xuất, tăng thêm sức mua tiêu dùng thì khu vực nông nghiệp - nông thôn được lợi gì? Câu hỏi tưởng dễ nhưng trả lời cho đúng chủ trương, đúng thực tế và dễ hiểu không đơn giản chút nào...

Những thông tin chung kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Nông

7-1-2009

Tỉnh Đắk Nông thành lập năm 2004 sau khi được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk. Là một tỉnh mới thành lập, Đắk Nông có nhiều hạn chế và khó khăn. Những hạn chế này có thể thấy rõ rệt nhất ở các tổ chức cấp tỉnh mới hình thành. Trong khi đó, các tổ chức cấp thấp hơn hầu như không bị ảnh hưởng bởi quá trình tách tỉnh.

Kế hoạch thực hiện chương trình ARD SPS tại tỉnh Đắk Nông

7-1-2009

Kế hoạch thực hiện của tỉnh Đắk Nông năm 1997 - 2012

Giám sát tiến độ công việc trong hợp phần tỉnh Đăk Nông

7-1-2009

Công tác theo dõi nằm trong khuôn khổ hệ thống theo dõi chung hiện nay ở các cấp tỉnh, huyện, xã và thôn/buôn. Có thể sẽ cần thu thập và tổng hợp một số liệu bổ sung hiện chưa được thu thập có hệ thống như số liệu về các nhóm nông dân sở thích hoặc các lớp học đầu bờ. Do vậy, điều quan trọng là việc thu thập những số liệu bổ sung này cũng dần phải được đưa vào hệ thống theo dõi chung.

Ban quản lý chương trình cấp huyện trong hợp phần tỉnh Đăk Nông

7-1-2009

Ban Điều phối cấp huyện có trách nhiệm điều phối và tổng hợp các kế hoạch của xã và thôn bản, khởi xướng, quản lý và giám sát các hoạt động theo các kế hoạch đó. Ngoài ra, Ban Điều phối Chương trình cấp huyện còn có trách nhiệm cung cấp thông tin đầu vào về tình hình hoạt động ở cấp huyện cho Ban chỉ đạo chương trình cấp tỉnh.

Đạo tạo, phổ biến khoa học cho dân tộc bản địa

6-1-2009

Trong khuôn khổ Hội thảo vùng xây dựng chương trình và ưu tiên nghiên cứu 2009 cho Quỹ nghiên cứu - Tiểu hợp phần I - Hợp phần Trung ương, Dự án “Hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007-2012” do Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT tổ chức ngày 26/12/2008 tại Đại học Tây Nguyên - Đăk Lăk.

Quyết định số 4061 về quy chế quản lý đề tài/dự án thuộc Chương trình nghiên cứu sinh kế vùng cao, Tiểu hợp phần 2, Hợp phần Trung ương - ARD SPS

6-1-2009

Ngày 19/12/2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định số 4061/QĐ-BNN-KHCN về việc ban hành quy chế quản lý đề tài/dự án thuộc Chương trình nghiên cứu sinh kế vùng cao, tiểu hợp phần 2, Hợp phần Trung ương - ARD SPS.

Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005-2020

27-11-2008

Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005-2020

Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên

28-11-2008

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Quy hoạch phát triên chăn nuôi trâu, bò thịt tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2015

28-11-2008

Quy hoạch phát triên chăn nuôi trâu, bò thịt tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006-2015

Báo cáo Phát triển Nông thôn

10-3-2009

Năm 2008 thế giới chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu. Kinh tế thế giới lâm vào cuộc đại suy thoái do tác động từ cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính và bất động sản Mỹ bắt đầu từ nửa cuối năm 2007. Ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đồng loạt suy thoái lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ 2, khiến cho kinh tế toàn cầu tụt dốc mạnh.

Lâm nghiệp Lào Cai chuyển dịch cơ cấu, hướng tới phát triển ổn định bền vững.

2-8-2008

Lâm nghiệp Lào Cai đã chuyển từ lâm nghiệp khai thác rừng tự nhiên sang trồng rừng và khai thác rừng trồng, vườn rừng. Tích cực khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Sản phẩm lâm nghiệp đã định hướng sang sản xuất xuất khẩu và tận thu lâm sản ngoài gỗ. Tiềm năng lâm nghiệp Lào Cai rất sáng sủa và sẽ chiếm vị cao trong nền kinh tế trong thời gian tới.