HỘI THẢO

Đăk Lăk: Việc giao đất rừng ở Buôn Đôn vẫn còn nhiều bất cập

Ngày đăng: 30 | 12 | 2008

Thực hiện Quyết định 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao đất rừng cho đồng bào, thời gian qua, tỉnh Đăk Lăk đã triển khai bàn giao hàng trăm ngàn hécta rừng cho bà con quản lý. Nhưng sau một thời gian triển khai, nhiều bất cập, vướng mắc đã xuất hiện khiến cho hiệu quả của chương trình không đạt như kế hoạch ban đầu.

Giao rừng cho dân, rừng vẫn mất!

Đó là hiện tượng phổ biến đang xảy ra tại các xã Ea Hoa, Krông Na của huyện Buôn Đôn. Giữa buổi trưa nắng cháy cao nguyên, anh Y Xem Knur (dân tộc Ê-đê, trú tại buôn Yang Lành, xã Krông Na) dẫn chúng tôi vào tận khu rừng rộng 17 ha mà xã cấp cho vợ chồng anh vào năm 2006. Anh bảo: Xã giao rừng này cho vợ chồng tui nhưng không giữ nổi. Khi mới nhận, tuy là rừng nghèo nhưng vẫn còn nhiều cây, còn bây giờ kẻ trộm vào chặt trụi, gỗ tốt thì chúng lấy về làm nhà, gỗ xấu thì chúng đem đi đốt than, hết sạch! Anh Y Xem giãi bày: Bây giờ tiếng là rừng của mình nhưng mà cũng như không. Y Xem vừa nói vừa chỉ cho chúng tôi thấy khoảnh rừng trước mặt đã bị chặt trụi, chỉ còn lại những bụi cây nhỏ.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: Tất cả 28 hộ đồng bào được nhận đất rừng tại xã Krông Na đều rơi vào hoàn cảnh tương tự. Có nghĩa là họ đều không giữ được số cây ít ỏi còn lại trên đất rừng của mình. Và cũng không ai trồng thêm được cây nào vào những mảnh đất rừng ấy. Anh Y Tuấn Kbuor ở buôn Trí B bức xúc: Rẫy cách xa nhà 15 cây số, sáng đi trưa mới đến nơi, mình về, bọn trộm lại vào chặt cây. Trồng thêm cây mới thì không có vốn, không biết làm, đành bỏ thôi!

Chủ tịch UBND xã Krông Na, ông Đào Kim Anh xác nhận: 28 hộ dân được giao bảo vệ quản lý 560 ha rừng từ năm 2006 nhưng đến nay chưa ai được hưởng lợi gì từ rừng! Bí thư Đảng uỷ xã, ông Y Ka Bỹa thẳng thắn giãi bày: Rừng giao cho bà con hầu hết là rừng nghèo, đất rừng xấu, không canh tác được. Quan trọng hơn, nếu khoán trắng rừng cho đồng bào thì bà con (tất cả đều thuộc hộ nghèo) không thể có vốn để đầu tư canh tác. Và nếu người dân không được hưởng lợi từ rừng thì rừng vẫn sẽ tiếp tục mất!

Đâu là giải pháp?

Từ đầu năm 2006 đến nay, huyện Buôn Đôn đã triển khai giao 1.000 ha rừng cho 50 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Sau 2 năm thực hiện, kết quả mang lại không mấy khả quan. Thế nhưng, theo kế hoạch, sắp tới huyện sẽ tiếp tục triển khai đợt giao đất rừng với quy mô lớn hơn. Ông Y Ka Bỹa nhận định: Nếu không có giải pháp phù hợp mà vẫn tiếp tục giao rừng như thế này thì rừng lại tiếp tục mất. Theo ông Y Ka, song song với việc giao đất giao rừng, Nhà nước cần đầu tư cây giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác để bà con có thể lựa chọn các giống cây thích hợp để trồng. Nếu có thêm vốn, cây giống, chắc chắn diện tích rừng sẽ được phủ xanh thêm.

Trao đổi với chúng tôi, Kỹ sư lâm nghiệp Nguyễn Duy Hoài, Phó phòng Tài nguyên Môi trường huyện Buôn Đôn đề xuất: Đối tượng được giao rừng đều thuộc hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn nhưng lại giao cho họ diện tích quá lớn (bình quân 20 ha/1hộ), nên bà con không đủ khả năng bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, nên chăng phải chia nhỏ diện tích cho nhiều hộ? Hoặc là không giao rừng cho từng hộ cá thể mà giao cho cộng đồng cùng quản lý, khai thác? Hoặc là để các cơ quan, đơn vị liên kết với bà con cùng trồng và khai thác bảo vệ rừng?

Được biết, tại Tây Nguyên, một số địa phương như Tuy Đức (Đăk Nông), Ea Hleo (Đăk Lăk)... cũng đã tiến hành giao rừng cho cộng đồng thôn buôn quản lý và bước đầu đạt được hiệu quả, không những rừng không bị mất mà còn có thể được trồng thêm. Hiệu quả kinh tế thu được từ rừng sẽ được chia đều cho các hộ trong thôn buôn. Như vậy người dân sẽ có tinh thần trách nhiệm và ra sức bảo vệ phát triển rừng bền vững.

Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng địa phương cần tìm lời giải cho bài toán bảo vệ và phát triển rừng trước khi giao nốt cho dân những cánh rừng còn lại để tránh tình trạng rừng giao xong cây vẫn mất như hiện nay.

(Nguồn: cema.gov.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Lào Cai: Minh bạch quản lý đất bằng hình thức bán đấu giá

30-12-2008

Trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng mở rộng thị trấn, thị tứ, tại tỉnh Lào Cai phát sinh nhiều quỹ đất để quy hoạch sắp xếp dân cư, xây dựng các cơ sở sản xuất, dịch vụ và nhà làm việc dành cho các tổ chức cá nhân. Để minh bạch hoá việc quản lý và sử dụng đất, gần đây tỉnh đã áp dụng hình thức bán đấu giá đất cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu tại các địa phương.

Đắc Lắc: Phát triển các vùng điều tập trung

2-1-2009

Tỉnh Đắc Lắc đã phát triển gần 45.000 ha điều tập trung, trong đó nhiều nhất ở các huyện Ea Súp, Ea Kar, Krông Ana. Phát triển điều, nhiều hộ gia đình đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng biên giới bước đầu cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.

Ban chỉ đạo Hợp phần cấp tỉnh ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Đắk Nông

2-1-2009

Trong Chương trình Hỗ trợ Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 6 Ban chỉ đạo, trong mỗi tỉnh có một Ban và một Ban chịu trách nhiệm Hợp phần Trung tâm. Ngoài ra còn có một Ủy ban hỗn hợp chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ chung, phân bổ ngân sách chưa chia và có thể là phân bổ lại ngân sách giữa các hợp phần, giữa các tỉnh.

Một số hoạt động trong hợp phần tỉnh Đăk Nông

2-1-2009

Các hoạt động được hỗ trợ sẽ xuất phát từ nhu cầu của các nhóm nông dân nên chưa thể nêu ra chi tiết những hoạt động nông nghiệp và thị trường nào sẽ thực sự được hỗ trợ. Các phương án có thể khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của nông dân; tuy nhiên, nguyên tắc chung là các hoạt động đó phải dễ thực hiện, dễ nhân rộng và không tốn kém.

Phương pháp đào tạo trong hợp phần tỉnh Đăk Nông

2-1-2009

Điều quan trọng là nông dân được đào tạo một cách cụ thể, phù hợp với điều kiện riêng của họ và trong các bối cảnh thực tế, gần gũi với tình hình của họ. Do vậy, khi tổ chức các lớp học cần lưu ý lựa chọn những nông dân hoạt động trong các điều kiện tương tự và liên quan đến chủ đề giảng dạy.

Các vấn đề đặc thù của Tỉnh Đắk Nông

2-1-2009

Tỉnh Đắk Nông thành lập năm 2004 sau khi được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk. Là một tỉnh mới thành lập, Đắk Nông có nhiều hạn chế và khó khăn. Những hạn chế này có thể thấy rõ rệt nhất ở các tổ chức cấp tỉnh mới hình thành. Trong khi đó, các tổ chức cấp thấp hơn hầu như không bị ảnh hưởng bởi quá trình tách tỉnh.

Những khám phá và đề xuất của Hợp phần trung ương dự án ARDSPS sau chuyến công tác đến thăm các tỉnh Miền núi phía bắc 17-24 tháng 7, 2008

16-3-2009

Hợp phần Trung ương dự án “Hỗ trợ chuơng trình phát triển nông nghiệp nông thôn (ARDSPS) đến thăm ba tỉnh mục tiêu khu vực Tây Bắc – Lào Cai, Lai Châu, và Điện Biên Phủ – từ 17 đến 24 tháng 7 2008.

Chính sách hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn

24-12-2008

Xây dựng hệ thống khuyến nông cơ sở và thông qua hệ thống này để góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người sản xuất là mục tiêu của chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt ngày 4/12.

Từ năm 2008-2010, suất đầu tư trồng rừng bình quân 10 triệu đồng/ha

24-12-2008

Thủ tướng chính phủ vừa quyết định sửa đổi, bổ sung quy định về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cây cao su tại các tỉnh Tây Bắc

23-12-2008

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát kiểm tra tình hình phát triển cây cao su ở tỉnh Điện Biên

Khi người nghèo được tiếp cận vốn vay ưu đãi

30-12-2008

Báo cáo mới nhất của UBND tỉnh, năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 30,54% (giảm 3,16% so với năm 2007). Số hộ thoát nghèo thời gian qua tập trung tại các xã, bản vùng cao, vùng xa. Có được kết quả đó, một mặt nhờ bà con được tiếp cận vốn vay đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội tỉnh.

Điện Biên: làm giàu từ trồng cà phê

2-1-2009

Chị Nguyễn Thị Ngọc, quê ở Ninh Bình, năm 1996 lên làm ăn tại khối 4, thị trấn Mường Ảng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Gia đình chị nhận 3 ha đất của Công ty Cây công nghiệp trồng cà phê. Mạnh dạn đầu tư vốn 100 triệu đồng mua cây giống, phân bón, xây dựng hệ thống tưới nước, công đào hố trồng 3 ha cà phê. Trong thời gian cây cà phê còn thấp chưa cho thu hoạch, chị Ngọc trồng đậu tương, lạc xen canh để cải tạo đất tăng thu nhập, lấy ngắn nuôi dài.