HỘI THẢO

Một số hoạt động trong hợp phần tỉnh Đăk Nông

Ngày đăng: 02 | 01 | 2009

Các hoạt động được hỗ trợ sẽ xuất phát từ nhu cầu của các nhóm nông dân nên chưa thể nêu ra chi tiết những hoạt động nông nghiệp và thị trường nào sẽ thực sự được hỗ trợ. Các phương án có thể khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của nông dân; tuy nhiên, nguyên tắc chung là các hoạt động đó phải dễ thực hiện, dễ nhân rộng và không tốn kém.

Dựa vào nghiên cứu xác định định hướng và các nghiên cứu khác đã thực hiện cũng như những ý tưởng từ quá trình thiết kế chương trình, một số hoạt động có thể được hỗ trợ (và còn những hoạt động khác có thể được xác định thêm trong giai đoạn khởi động và thực hiện) như sau:

Trong lĩnh vực nông nghiệp

• Cải thiện luân canh và xen canh;

• Các mô hình trồng cây trên đất dốc;

• Thúc đẩy bảo vệ đất và nguồn nước bằng các kỹ thuật trồng trọt cải tiến

• Đa dạng hóa các loại cây trồng, sản phẩm cho thị trường cũng như cho tiêu dùng nhằm giảm bớt các rủi ro và tăng dinh dưỡng;

• Cải tiến các giống ngô và lúa địa phương;

• Giới thiệu các loài cây trồng mới và các thực tiễn canh tác theo hướng bền vững để đảm bảo an toàn lương thực. Do vậy, các loại cây trồng hàng năm có thể sẽ phù hợp hơn cây lưu niên;

• Ứng dụng các phương pháp sản xuất cà phê, hồ tiêu và cacao bền vững và có lợi nhuận;

• Xóa bỏ cây cà phê không sinh lợi và thay bằng các loại cây khác;

• Bảo vệ và gìn giữ các giống cây bản địa.

Trong chăn nuôi

Các hộ chăn nuôi nhỏ như gia cầm và lợn và vật nuôi lớn hơn được xem là có tiềm năng.

• Nâng cao chất lượng chăn nuôi gia cầm (tiêm vắcxin phòng bệnh dịch, cải tiến cách cho ăn, khả năng lai tạo giống để tăng sản lượng).

• Cải tiến cách quản lý đàn lợn cả giống cũ của địa phương và giống mới lai tạo.

• Xem xét tiềm năng mở rộng đàn đại gia súc lớn, nhất là trâu bò thuộc các giống cải tiến của địa phương. Các hoạt động trong lĩnh vực này có thể là: cải tiến cách cho ăn, nhất là trong mùa khô. Cần phải tiến hành thêm nhiều trao đối để có thể xây dựng được một phương pháp thực hiện hướng tới người nghèo.

Sau thu hoạch, chế biến và tiếp cận thị trường

• Việc quản lý và bảo quản các nông sản sau thu hoạch thực sự là có nhiều vấn đề cần giải quyết. Đề xuất ở đây là tiến hành một nghiên cứu nhằm xác định những khó khăn và các cơ hội giải quyết, dựa vào đó có thể thiết lập một kế hoạch đào tạo và có các cơ chế khuyến khích để hỗ trợ xây dựng các thiết bị cải tiến để bảo quản sản phẩm cho cá nhân hoặc tập thể.

• Những hoạt động cải tiến quá trình chế biến và marketing các sản phẩm địa phương, trong hoặc ngoài tỉnh, cũng có thể được đề xuất để được hỗ trợ.

Cơ sở hạ tầng

• Cải thiện quản lý hệ thống tưới tiêu hiện nay theo phương pháp quản lý có sự tham gia như “Quản lý thủy lợi có sự tham gia” và “Hiệp hội những người sử dụng nước” đã được thiết lập ở một số nơi trong tỉnh Đắk Lắk qua các mô hình triển khai trong tiểu hợp phần 3.1 của Chương trình hỗ trợ ngành nước của Danida (thành lập các nhóm sử dụng nước, việc trả phí của người sử dụng, tập huấn về quản lý và bảo trì).

Đa dạng hóa nguồn thu nhập

• Hỗ trợ dân nhập cư trong các vùng cao đa dạng hóa nguồn thu nhập của họ (nhằm làm giảm đi áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên)

Giao đất giao rừng

Tâm điểm của Chương trình là giới thiệu quy trình và thủ tục giao đất giao rừng có sự tham gia cho các nhóm dân tộc. Có một số quy trình và phương pháp tiếp cận thích hợp có thể xem xét khi tiến hành hỗ trợ để cải thiện quá trình giao đất giao rừng ở Đắk Nông.

Dưới đây sẽ là một số khó khăn và thách thức đã được xác định:

• Đảm bảo quyền sở hữu đủ diện tích đất đai là điều kiện cần và đủ để có thể tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp;

• Một số người địa phương chưa nhận thức đầy đủ về quyền sở hữu đất;

• Bên cạnh tình trạng thiếu rõ ràng này còn có một thực tế là còn rất nhiều diện tích đất chưa được giao hoặc chỉ được giao cho các lâm trường quốc doanh hoặc các cơ quan nhà nước quản lý;

• Sự nhập cư của các nhóm dân tộc ít người từ phía Bắc đã khiến cho tình hình càng thêm phức tạp;

• Để tránh những sai lầm trong nhận thức về quyền sở hữu đất, cần tiến hành việc giao đất giao rừng theo một quá trình có sự tham gia thực sự của các bên, trong đó, quyền lợi và nghĩa vụ cũng như các giải pháp sở hữu đất đai như sở hữu theo xã, sở hữu theo nhóm v.v… được giải thích một cách rõ ràng.

Các hoạt động được thực hiện trong khuôn khổ hợp phần này được phân thành các nhóm sau:

• Hỗ trợ kỹ thuật cho việc phân loại và phân loại lại đất rừng

• Hỗ trợ kỹ thuật cho công tác giao đất giao rừng có sự tham gia và phân ranh giới cho các hộ gia đình cá thể và cộng đồng;

• Thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức và thông tin tuyên truyền cho nông dân đặc biệt nghèo thuộc các nhóm dân tộc ít người về những vấn đề liên quan đến sử dụng đất.

Các ý tưởng trên đều sẽ còn phải được phân tích một cách kỹ lưỡng trong giai đoạn tiền khởi động và giai đoạn khởi động và phải được kiểm chứng trước khi tiến hành hỗ trợ trên diện rộng.

(Trích: Báo cáo hợp phần tỉnh Đăk Nông)

NỘI DUNG KHÁC

Phương pháp đào tạo trong hợp phần tỉnh Đăk Nông

2-1-2009

Điều quan trọng là nông dân được đào tạo một cách cụ thể, phù hợp với điều kiện riêng của họ và trong các bối cảnh thực tế, gần gũi với tình hình của họ. Do vậy, khi tổ chức các lớp học cần lưu ý lựa chọn những nông dân hoạt động trong các điều kiện tương tự và liên quan đến chủ đề giảng dạy.

Các vấn đề đặc thù của Tỉnh Đắk Nông

2-1-2009

Tỉnh Đắk Nông thành lập năm 2004 sau khi được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk. Là một tỉnh mới thành lập, Đắk Nông có nhiều hạn chế và khó khăn. Những hạn chế này có thể thấy rõ rệt nhất ở các tổ chức cấp tỉnh mới hình thành. Trong khi đó, các tổ chức cấp thấp hơn hầu như không bị ảnh hưởng bởi quá trình tách tỉnh.

Những khám phá và đề xuất của Hợp phần trung ương dự án ARDSPS sau chuyến công tác đến thăm các tỉnh Miền núi phía bắc 17-24 tháng 7, 2008

16-3-2009

Hợp phần Trung ương dự án “Hỗ trợ chuơng trình phát triển nông nghiệp nông thôn (ARDSPS) đến thăm ba tỉnh mục tiêu khu vực Tây Bắc – Lào Cai, Lai Châu, và Điện Biên Phủ – từ 17 đến 24 tháng 7 2008.

Chính sách hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn

24-12-2008

Xây dựng hệ thống khuyến nông cơ sở và thông qua hệ thống này để góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người sản xuất là mục tiêu của chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt ngày 4/12.

Từ năm 2008-2010, suất đầu tư trồng rừng bình quân 10 triệu đồng/ha

24-12-2008

Thủ tướng chính phủ vừa quyết định sửa đổi, bổ sung quy định về Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

Khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cây cao su tại các tỉnh Tây Bắc

23-12-2008

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát kiểm tra tình hình phát triển cây cao su ở tỉnh Điện Biên

Khi người nghèo được tiếp cận vốn vay ưu đãi

30-12-2008

Báo cáo mới nhất của UBND tỉnh, năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn 30,54% (giảm 3,16% so với năm 2007). Số hộ thoát nghèo thời gian qua tập trung tại các xã, bản vùng cao, vùng xa. Có được kết quả đó, một mặt nhờ bà con được tiếp cận vốn vay đãi của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách - Xã hội tỉnh.

Điện Biên: làm giàu từ trồng cà phê

2-1-2009

Chị Nguyễn Thị Ngọc, quê ở Ninh Bình, năm 1996 lên làm ăn tại khối 4, thị trấn Mường Ảng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Gia đình chị nhận 3 ha đất của Công ty Cây công nghiệp trồng cà phê. Mạnh dạn đầu tư vốn 100 triệu đồng mua cây giống, phân bón, xây dựng hệ thống tưới nước, công đào hố trồng 3 ha cà phê. Trong thời gian cây cà phê còn thấp chưa cho thu hoạch, chị Ngọc trồng đậu tương, lạc xen canh để cải tạo đất tăng thu nhập, lấy ngắn nuôi dài.

Kế hoạch hoạt động năm 2009 và những khó khăn, tồn tại, đề xuất của Hợp phần tỉnh Đăk Lăk

24-12-2008

Ngày 29/7/2008 Ban quản lý Chương trình tỉnh đã có Tờ trình số 24/BQLCTNNNT kính gửi UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1952/QĐ-UBND ngày 05/8/2008 phê duyệt kế hoạch hoạt động và vốn năm 2009. Đại sứ quán Đan Mạch Hà Nội cũng đã có Công hàm số 104.Vie.805-200 ngày 20/8/2008 chập thuận phê duyệt kế hoạch vốn và hoạt động cho Ban quản lý Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển (hợp phần tỉnh Đăk Lăk) năm 2009, theo đó vốn cấp cho các hoạt động năm 2009 là 25.978.864.000 đồng.

Hợp phần tỉnh Đăk Lăk phối hợp với hợp phần Trung ương.

24-12-2008

Trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban quản lý Chương trình tỉnh đã tổ chức chuyến thăm và làm việc của Giáo sư, tiến sỹ Sven Sommer, Trường Đại học Syddansk, Trưởng nhóm hợp tác Việt Nam - Đan Mạch tại Đăk Lăk từ ngày 29/9 đến ngày 01/10/2008.

Công tác đào tạo, tuyên truyền của Chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Đăk Lăk.

24-12-2008

Ban Quản lý Chương trình đã chủ động tổ chực Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm bước đầu và thảo luận phương thức chia sẻ thông tin giữa các tỉnh và hợp phần Trung ương tại thành phố Buôn Ma Thuột với sự tham gia của các hợp phần 5 tỉnh và hợp phần Trung ương vào tháng 10 năm 2008.

Công tác mua sắm của Chương trình ARD SPS Hợp phần tỉnh Đăk Lăk.

24-12-2008

Căn cứ văn kiện Chương trình và hạng mục ngân sách đã được phê duyệt, căn cứ Thông tư 63/TT-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước, ngày 31/10/2008 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2904/QĐ-UBND phê duyệt giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị văn phòng, xe ô tô, xe gắn máy cho Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với tổng kinh phí là 4.169.960.800 đồng.