TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giáo sư Charles Peter Timmer đến Việt Nam (14 - 19/2/2009)

Ngày đăng: 13 | 02 | 2009

Nhận lời mời của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) từ ngày 14 - 19/2/2009 Giáo sư C.Peter Timmer sẽ đến Việt Nam.

Hiện Giáo sư C.Peter Timmer là chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Hội nhập Toàn cầu - Cơ quan nghiên cứu và Tư vấn Chính sách nổi tiếng của Hoa Kỳ (2003 - 2007). Các hoạt động nghiên cứu của Timmer tập trung vào 3 lĩnh vực chính: Bản chất của “tăng trưởng vì người nghèo” và ứng dụng của chiến lược này ở Inđônêxia và các quốc gia khác ở Châu Á; Tác động của chiến lược này đến người nghèo (cả nhà sản xuất và người tiêu dùng); cùng việc chuyển đổi cơ cấu trong bối cảnh lịch sử với vai trò là khuôn khổ để hiểu biết khía cạnh kinh tế chính trị của chính sách nông nghiệp

IPSARD xin trân trọng giới thiệu các sự kiện có sự tham gia của GS. Timmer tại Việt Nam:

- Ngày 16 tháng 2 năm 2009 trình bày trong hội thảo khoa học “Chuyển đổi cơ cấu và vai trò của nông nghiệp trong quá trình phát triển kinht tế”

Thời gian: 1h30

Địa điểm: Nhà khách Bộ Quốc Phòng - 33 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội

- Ngày 17 tháng 2 năm2009 tham gia buổi Giới thiệu Hội thảo triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam 2009

và đối thoại về “Kinh nghiệm Phát triển thị trường nông sản: Bài học Châu Á”

Thời gian: 14h00

Địa điểm: Toà soạn báo Sài Gòn Tiếp thị, 25 Ngô Thời Nhiệm, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh

Giáo sư C.Peter Timmer đã giảng dạy trên 40 năm tại các trường đại học danh tiếng nhất của Hoa Kỳ:

- Đại học Harvard (1967 - 1972), (1977 - 1998)

- Đại học Stanford (1968 - 1975), (2007 - 2008)

- Đại học Cornell (1975 - 1977)

- Đại học California (1998 - 2003)

(AGROINFO)

NỘI DUNG KHÁC

Tọa đàm: Vai trò nông nghiệp trong thế giới chuyển động và Định hình chính sách

13-2-2009

Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế.

Công Bố báo cáo Thường niên Ngành hàng Cao su Việt Nam năm 2008 và Triển vọng 2009

12-2-2009

Thưa quý độc giả, lần đầu tiên Báo cáo Thường niên Ngành hàng Cao su Việt Nam năm 2008 và Triển vọng 2009 được thực hiện và công bố bởi Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT. Đây cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam một báo cáo thường niên về ngành cao su đưa ra những phân tích một cách toàn diện và cập nhật nhất các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường cao su năm 2008 và triển vọng về các xu hướng của thị trường năm 2009.

Kích cầu nông nghiệp

11-2-2009

Ngày 10-2, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc hội thảo với Bộ Công thương và các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến nông lâm thủy sản để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản, kích cầu nông nghiệp, đặc biệt là đưa ra những dự báo về thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm 2009.

Giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững: Đầu tư hợp lý, hiệu quả

9-2-2009

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã có nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành nông nghiệp đã bộc lộ một số hạn chế như tăng trưởng kém bền vững, bị động, lạc hậu... Mặc dù ngành đã đề ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển, kêu gọi các nguồn lực đầu tư, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhưng hiệu quả không như mong muốn. Vì vậy, nếu không sớm tăng cường đầu tư hợp lý thì nông nghiệp, nông thôn nước ta sẽ vẫn mãi đi sau các nước trong khu vực.

Vận hành toàn cầu hóa

9-2-2009

Trong tác phẩm này Joseph E. Stiglitz, tác giả đoạt giải Nobel năm 2001 đã khảo sát những thay đổi đã và đang diễn ra tại các quốc gia trong toàn cầu hóa trong vài năm gần đây, đề xuất các giải pháp và hướng về tương lai.

Làm thế nào để "kéo" FDI vào nông nghiệp?

5-2-2009

Trong nỗ lực phát triển nông nghiệp, nông thôn, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đánh giá là giải pháp tích cực, lâu dài. Thế nhưng lượng vốn FDI vào lĩnh vực này vẫn ở mức khiêm tốn. Vậy làm thế nào để “kéo” FDI vào nông nghiệp?

Hai đột phá lớn trong tam nông

4-2-2009

“Hai đột phá lớn trong Nghị quyết 26 của Đảng là thay đổi cách đánh giá, suy nghĩ và cách làm đối với vấn đề nông nghiệp-nông thôn-nông dân”, Tiến sỹ Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn nhận định khi trả lời báo Tiền Phong.

Nông nghiệp Nga bên bờ vực khủng hoảng

3-2-2009

Sản suất nông nghiệp không đáp ứng đủ 50% tiêu dùng trong nước. Kỹ thuật lạc hậu, máy móc thiếu thốn, đất nông nghiệp bị bỏ hoảng. Nước Nga đang chứng kiến một diện mạo mới của cái đói.

Hội nghị cán bộ công chức và người lao động 2008

21-1-2009

Sáng ngày 21/01/2009 Viện Chính sách & Chiến lược PTNNNT tổ chức hội nghị cán bộ công chức và người lao động 2008. Hội nghị là dịp tổng kết những thành tựu đạt được trong năm qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm tới - xuân Kỷ Sửu 2009.

Một số hình ảnh về Chiêm Hoá, Tuyên Quang

20-1-2009

Chiêm Hoá là huyện miền núi, cách trung tâm Thị xã Tuyên Quang khoảng 67 km về phía bắc, có tổng diện tích đất tự nhiên là 145.960 ha với trên 13,8 vạn dân, phân bổ trên 29 xã, thị trấn và 396 thôn bản, tổ nhân dân trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%.

Kiến trúc nông thôn: Đâu rồi vai trò của quy hoạch ?

20-1-2009

Bức tranh nông thôn Việt Nam sẽ ra sao trong tương lai, không gian truyền thống của nông thôn Việt Nam sẽ đi về đâu khi các vùng nông thôn hiện nay, những ngôi nhà mái ngói, những sân gạch, tường hoa, cổng ngõ... theo lối kiến trúc truyền thống đang dần vắng đi, thay vào đó là những ngôi nhà đủ kiểu được xây dựng một cách tự phát ?

Số phận của nông nghiệp có phải là "đáng chết"?

19-1-2009

Năm 2008, nếu nông nghiệp mất mùa, thì dẫu chúng ta có thực hiện nhóm 8 giải pháp của Chính phủ tốt đến bao nhiêu, chỉ số giá cả cũng không thể giảm như thế được. Nông dân đã cứu đất nước 1 lần nữa, nhưng bản thân nông dân thì "bị thương nặng".