TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kích cầu nông nghiệp

Ngày đăng: 11 | 02 | 2009

Ngày 10-2, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc hội thảo với Bộ Công thương và các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến nông lâm thủy sản để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản, kích cầu nông nghiệp, đặc biệt là đưa ra những dự báo về thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm 2009.

Lúa gạo: không lo thị trường

Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam - mặc dù hoạt động xuất khẩu nói chung đang gặp khó khăn nhưng từ bức tranh xuất khẩu lúa gạo lại đang mở ra những tín hiệu khá tươi sáng. Trong tháng 1-2009, cả nước đã xuất được 310.000 tấn gạo. Trong lịch sử xuất khẩu gạo 20 năm qua, đây là tháng xuất khẩu kỷ lục. Trong 10 ngày đầu của tháng 2-2009, đã xuất thêm được 74.000 tấn. Giá gạo bình quân trong tháng 2-2009 có thể đạt tới 410 USD, cao hơn tháng 1-2009. Trong tháng 2-2009, các doanh nghiệp sẽ nỗ lực giao khoảng 550.000 - 600.000 tấn. Như vậy, cả 2 tháng đầu năm có thể đạt 900.000 tấn (trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 300.000 tấn).

Những khởi sắc về thị trường xuất khẩu cũng đang mang lại niềm vui cho người nông dân khi hạt lúa làm ra có lãi. Hiện nay, giá lúa thu mua tại đồng là 3.600 - 3.800 đồng/kg, còn lúa khô khoảng 4.500 đồng/kg, lúa thơm là 8.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành cao nhất là 2.000 đồng/kg như ở Long An thì nông dân vẫn có lãi.

Ông Phong nói: “Lúa của bà con thu hoạch đến đâu được thu mua hết đến đó”. Thậm chí, hiện ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang đang thu hoạch lúa đông xuân nhưng do giá lên nên dân còn có tâm lý giữ lúa lại, chưa muốn bán.

Mặc dù hiện mới là tháng 2-2009 nhưng các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu được 3,1 triệu tấn gạo và theo kế hoạch sẽ giao 100% trong 6 tháng đầu năm. Ngoài ra, sắp tới sẽ ký thêm 3 - 4 hợp đồng nữa và sản lượng gạo xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm có thể đạt tới 3,5 triệu tấn.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, lúa gạo ở ĐBSCL năm nay chắc chắn sẽ được mùa lớn, sản lượng chắc chắn đạt 5 triệu tấn, cộng với sản lượng lúa còn tồn đọng năm ngoái, bởi vậy cần điều hành xuất khẩu theo hướng rộng mở, mua bao nhiêu thì nên xuất khẩu bấy nhiêu, để tránh tồn đọng. Còn về thị trường Iraq, nên tiếp tục duy trì vì đây là thị trường chúng ta đã dày công gây dựng.

Thận trọng mở kho ngoại quan và mua nông lâm sản dự trữ

Trong các mặt hàng nông lâm thủy sản, mặc dù kim ngạch xuất khẩu cũng như sản lượng xuất khẩu có giảm so với cùng kỳ hoặc cuối năm 2008, song Bộ NN-PTNT khẳng định, nhìn chung đều có triển vọng trong những tháng tới. Chỉ riêng mặt hàng cao su là có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do giá dầu trên thế giới dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2009 (vì giá cao su phụ thuộc khá nhiều vào giá dầu).

Ông Đinh Vạn Tiến, Trưởng ban Quản lý xuất nhập khẩu thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam - cho rằng, hiện nay mặc dù giá xuất khẩu cao su đang tăng lên: từ 1.400 lên 1.500 USD/tấn nhưng trong những tháng sắp tới có thể giảm xuống mức 1.000 - 1.100 USD/tấn. “Trong trường hợp giá cao su giảm xuống dưới 1.000 USD/tấn thì chúng tôi đề nghị tính tới phương án mua khoảng 100.000 - 200.000 tấn cao su để dự trữ, để ổn định đời sống người lao động và không xảy ra tình trạng chặt hạ cao su, vì để trồng được một rừng cao su và cho đến lúc được cạo mủ phải mất 7 - 8 năm” - ông Tiến nói. Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng chung quan điểm như vậy khi cho rằng phải sau tháng 10-2009 giá cao su mới tăng nhẹ trở lại nên việc mua dự trữ cao su cho dân là cần thiết. Và để có thể mua dự trữ cao su thì cần phải có một khoản tiền khoảng 1.500 - 2.000 tỷ đồng với lãi suất vay ưu đãi.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát lại cho rằng, cần phải cân nhắc thật kỹ việc mua cao su cũng như các nông lâm sản khác để dự trữ vì “chúng ta đã từng phải rút ra bài học”. Bộ trưởng Cao Đức Phát nói: “Nếu mua dự trữ cao su để chờ giá lên thì phải chắc chắn dự báo được là giá cao su sẽ lên, ngược lại thì sẽ lại chịu hậu quả nặng nề”. Bên cạnh đó, bộ sẽ cân nhắc lại việc quy hoạch diện tích cũng như sản lượng cao su sao cho thích ứng với tình hình tiêu thụ trong năm 2009.

Cũng liên quan đến giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lúa gạo, nhiều doanh nghiệp cho rằng, Nhà nước cần tạo điều kiện và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp mở các kho ngoại quan tại nước ngoài thay vì thực hiện xúc tiến thương mại theo cách truyền thống. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên cho rằng, về cơ bản là ủng hộ chủ trương xây dựng các kho ngoại quan nhưng Nhà nước không đứng ra thành lập mà doanh nghiệp phải tự lo, Nhà nước chỉ hỗ trợ về thủ tục. Thêm nữa, khi mở các kho ngoại quan, doanh nghiệp cần phải thận trọng, nghiên cứu kỹ khi thị trường xuất khẩu liên tục có biến động như hiện nay, chỉ nên xây dựng ở những thị trường xuất khẩu ổn định để tránh rủi ro có thể xảy ra.

Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng Online

NỘI DUNG KHÁC

Giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững: Đầu tư hợp lý, hiệu quả

9-2-2009

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nước ta đã có nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành nông nghiệp đã bộc lộ một số hạn chế như tăng trưởng kém bền vững, bị động, lạc hậu... Mặc dù ngành đã đề ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển, kêu gọi các nguồn lực đầu tư, trong đó có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhưng hiệu quả không như mong muốn. Vì vậy, nếu không sớm tăng cường đầu tư hợp lý thì nông nghiệp, nông thôn nước ta sẽ vẫn mãi đi sau các nước trong khu vực.

Vận hành toàn cầu hóa

9-2-2009

Trong tác phẩm này Joseph E. Stiglitz, tác giả đoạt giải Nobel năm 2001 đã khảo sát những thay đổi đã và đang diễn ra tại các quốc gia trong toàn cầu hóa trong vài năm gần đây, đề xuất các giải pháp và hướng về tương lai.

Làm thế nào để "kéo" FDI vào nông nghiệp?

5-2-2009

Trong nỗ lực phát triển nông nghiệp, nông thôn, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đánh giá là giải pháp tích cực, lâu dài. Thế nhưng lượng vốn FDI vào lĩnh vực này vẫn ở mức khiêm tốn. Vậy làm thế nào để “kéo” FDI vào nông nghiệp?

Hai đột phá lớn trong tam nông

4-2-2009

“Hai đột phá lớn trong Nghị quyết 26 của Đảng là thay đổi cách đánh giá, suy nghĩ và cách làm đối với vấn đề nông nghiệp-nông thôn-nông dân”, Tiến sỹ Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn nhận định khi trả lời báo Tiền Phong.

Nông nghiệp Nga bên bờ vực khủng hoảng

3-2-2009

Sản suất nông nghiệp không đáp ứng đủ 50% tiêu dùng trong nước. Kỹ thuật lạc hậu, máy móc thiếu thốn, đất nông nghiệp bị bỏ hoảng. Nước Nga đang chứng kiến một diện mạo mới của cái đói.

Hội nghị cán bộ công chức và người lao động 2008

21-1-2009

Sáng ngày 21/01/2009 Viện Chính sách & Chiến lược PTNNNT tổ chức hội nghị cán bộ công chức và người lao động 2008. Hội nghị là dịp tổng kết những thành tựu đạt được trong năm qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm tới - xuân Kỷ Sửu 2009.

Một số hình ảnh về Chiêm Hoá, Tuyên Quang

20-1-2009

Chiêm Hoá là huyện miền núi, cách trung tâm Thị xã Tuyên Quang khoảng 67 km về phía bắc, có tổng diện tích đất tự nhiên là 145.960 ha với trên 13,8 vạn dân, phân bổ trên 29 xã, thị trấn và 396 thôn bản, tổ nhân dân trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%.

Kiến trúc nông thôn: Đâu rồi vai trò của quy hoạch ?

20-1-2009

Bức tranh nông thôn Việt Nam sẽ ra sao trong tương lai, không gian truyền thống của nông thôn Việt Nam sẽ đi về đâu khi các vùng nông thôn hiện nay, những ngôi nhà mái ngói, những sân gạch, tường hoa, cổng ngõ... theo lối kiến trúc truyền thống đang dần vắng đi, thay vào đó là những ngôi nhà đủ kiểu được xây dựng một cách tự phát ?

Số phận của nông nghiệp có phải là "đáng chết"?

19-1-2009

Năm 2008, nếu nông nghiệp mất mùa, thì dẫu chúng ta có thực hiện nhóm 8 giải pháp của Chính phủ tốt đến bao nhiêu, chỉ số giá cả cũng không thể giảm như thế được. Nông dân đã cứu đất nước 1 lần nữa, nhưng bản thân nông dân thì "bị thương nặng".

Gặp gỡ cán bộ hưu trí nhân dịp tết Kỷ Sửu

16-1-2009

Giữ vững đạo lý uống nước nhớ nguồn, sáng ngày 16/01/2009, Viện Chính sách & Chiến lược Phát triển NNNT tổ chức gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp tết Kỷ Sửu.

Không để người dân phải đổ sữa

14-1-2009

Đây là khẳng định của lãnh đạo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại cuộc họp bàn giải pháp thu mua sữa tươi còn tồn đọng trong các hộ chăn nuôi

Củng cố lại “liên kết 4 nhà”

12-1-2009

Thắt chặt quan hệ tương hỗ giữa Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông là một giải pháp quan trọng giúp nông dân đồng bằng sông Cửu Long thoát nghèo, vươn lên. Đó là đề xuất của TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL