TIN TỨC-SỰ KIỆN

Quỹ Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách vùng cao: Sáng kiến IPSARD vì sự phát triển NNNTND miền núi

Ngày đăng: 15 | 12 | 2008

Ngày 12 tháng 12 năm 2008, tại Thái Nguyên, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT phối hợp với Đại học Thái Nguyên tổ chức Hội thảo Quỹ Nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn nông dân miền núi phía Bắc. Hội thảo thu hút được sự tham gia của các đại biểu cơ quan làm công tác quản lý dân tộc: Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, các cán bộ nghiên cứu trong ngành của Đại học Thái Nguyên, Đại học Tây Bắc, Viện Dân tộc học, cùng đại diện các nhà quản lý ngành nông nghiệp ở Thái Nguyên, Điện Biên, Lai Châu. TS.Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT chủ trì Hội thảo.

Sau 20 năm Đổi Mới, về cơ bản Việt Nam đã làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển miền núi, vùng sâu vùng xa. Giai đoạn PT theo chiều rộng, nhờ mở cửa thị trường đã qua, bây giờ bước vào giai đoạn hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế, và thực hiện các cải cách thể chế, những lo ngại về tách rời giữa thành thị và nông thôn, thị dân và nông dân đang xảy ra, trong khi đó những đảo lộn trong kinh tế vĩ mô và khủng hoảng tài chính quốc tế, đang đặt ra những thách thức khó dự báo mà Việt Nam phải đối phó, đặc biệt trong 2 năm sắp tới, trong đó vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu vùng xa dự báo là vùng sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn, nguy cơ tái nghèo cao.

Trong bối cảnh các Bộ, ngành đều đang chuẩn bị kế hoạch phát triển cho giai đoạn 2011-2020, và để triển khai Nghị quyết 26 về Nông nghiệp nông thôn nông dân, trong đó có nhấn mạnh điều kiện đặc biệt khó khăn của phát triển nông nghiệp nông thôn nông dân miền núi, đây là thời điểm thích hợp để tính toán đến các bước và chính sách phát triển miền núi và dân tộc trong giai đoạn sắp tới, cần có những chính sách căn cơ hơn, thiết thực và tính đến cân đối giữa các mặt, giữa cân đối ngân sách- nhu cầu của các khu vực, giữa muôn vàn khó khăn - năng lực kém của người dân miền núi, mới hy vọng đem lại những thay đổi thực sự rõ ràng.

Góp phần vào hoạt động nghiên cứu và xây dựng chính sách phát triển miền núi, với sự hỗ trợ của Dự án ARD SPS, Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT có sáng kiến hình thành Quỹ Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách vùng cao, để thực hiện các nghiên cứu chính sách, tham mưu chính sách dựa trên căn cứ nghiên cứu khoa học, đồng thời dựa trên các ý kiến nhu cầu thực tiễn về chính sách từ địa phương. Hoạt động này của IPSARD được triển khai đã giúp hội tụ một tổ hợp các bậc lão thành có kiến thức và gắn bó nhiều năm với phát triển miền núi, nhà nghiên cứu khoa học có uy tín, và các cán bộ nghiên cứu trẻ có trình độ và say mê với hoạt động nghiên cứu và làm việc với đồng bào miền núi từ các trường đại học lớn như Đại học Nông nghiệp I, Đại học Thái Nguyên, Viện nghiên cứu Tây Nguyên, Viện Phát triển miền núi Phía Bắc.

Các đại biểu tham dự đã cùng chia sẻ thông tin về hệ thống chính sách phát triển miền núi, đánh giá thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nông dân hôm nay và mai sau. Tại Hội thảo khởi động này, các đại biểu đã cùng thảo luận và đưa ra 5 chủ đề xuất phát từ nhu cầu thực tế cần tổ chức nghiên cứu và xây dựng chính sách cho miền núi phía Bắc bao gồm:

1. Nghiên cứu về thể chế tổ chức (biện pháp can thiệp của Nhà nước): cơ chế vận hành xã thôn, cơ chế giám sát chính sách, cơ chế lồng ghép các hoạt động tại địa phương

2. Nghiên cứu phát hiện những bất hợp lý của hệ thống các chính sách đã ban hành (đào tạo, chính sách tái định cư),

3. Nghiên cứu và đề xuất bổ sung các chính sách mới đang thiếu (cơ sở hạ tầng, rừng, định giá môi trường, phát triển dịch vụ mới y tế-giáo dục- khuyến nông

4. Một số chủ đề nghiên cứu kinh tế: nghiên cứu khả năng thích nghi và phát triển thị trường (mặt hàng cao su): nghiên cứu thị trường TQ (giống thế nào, trợ cấp thế nào, làm theo cơ chế gì), Chè (thị trường, khả năng cạnh tranh), Chăn nuôi, Thủy sản

5. Một số chủ đề nghiên cứu xã hội: vai trò phụ nữ, đặc điểm dân tộc, kiến thức bản địa

Tiếp nối Hội thảo này, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT sẽ tiếp tục tổ chức một Hội thảo chính sách miền núi các tỉnh miền Trung trở vào, dự kiến tổ chức ở DakLak, trong 22 tháng 12 năm 2009 tới đây.

(AGROINFO)

NỘI DUNG KHÁC

Bản tin Thị trường và Thương mại Lúa gạo Việt Nam (tuần 08/12 - 14/12)

15-12-2008

Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ổn định, gạo 5% tấm ở mức 410 USD/tấn ; gạo 25% tấm ở mức 310 USD/tấn. Hoạt động kí kết các hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt nam trong tuần qua chững lại do cung gạo chất lượng cao của Việt Nam hạn chế và nhu cầu nhập khẩu giảm. Nhập khẩu gạo tháng 11/2008 ước đạt 250.000 tấn, kim ngạch đạt 119 triệu USD. Như vậy, tổng lượng gạo xuất khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt gần 4,3 triệu tấn với kim ngạch đạt 2,7 tỉ USD, giảm gần 4 % về lượng nhưng lại tăng hơn 88 % về giá trị so cùng kì năm 2007.

Bản tin Thị trường và Thương mại Lúa gạo Việt Nam (tuần 1/12 - 7/12)

11-12-2008

Hiện nay, giá lúa trung bình ở một số tỉnh ĐBSCL khoảng 3.000 đồng/kg. Lúa Đông Xuân thu hoạch sớm được các thương lái thu mua nhiều với giá cao, cụ thể giá lúa ướt loại IR 50404 có giá thu mua 2.400-2.700 đồng/kg, lúa khô IR 50404 là 3.400-3.500 đồng/kg.

Kinh nghiệm quốc tế đối với vấn đề tam nông và những bài học cho Việt Nam

10-12-2008

Nhằm tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về vấn đề "Nông nghiệp - Nông thôn - Nông dân", chiều ngày 09/12/2008 tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Viện CS&CL PTNNNT (IPSARD) tổ chức Hội thảo chuyên đề “Kinh nghiệm quốc tế về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn”. Hội thảo có sự trình bày của TS. Jikun Huang, Giám đốc Trung tâm tư vấn Chính sách nông nghiệp Trung Quốc, học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc; TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện CS&CL PTNNNT và các học giả khác về kinh nghiệm của Trung Quốc và một số nước trên thế giới trong việc giải quyết vấn đề tam nông.

Hội thảo chuyên đề "Kinh nghiệm quốc tế về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn"

9-12-2008

Hội thảo của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT.

Miền Bắc khởi động vụ đông xuân 2008-2009

8-12-2008

Bộ NN-PTNT vừa tổng kết SX vụ đông xuân 2007-2008 và triển khai vụ đông xuân 2008-2009 các tỉnh miền Bắc. Có thể nói vụ ĐX 2007-2008 ở miền Bắc diễn ra trong một bối cảnh khó khăn chồng chất.

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT - tầm nhìn 2020

4-12-2008

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) tổ chức hội thảo tầm nhìn 2020 nhằm cung cấp thông tin về các định hướng, mục tiêu, tầm nhìn của viện đến 2020. Hội thảo diễn ra sáng ngày 4-12-2008 tại Hà Nội ( Sofitel Plaza, 1 Thanh Niên).

Bản tin Thị trường và Thương mại Lúa gạo Việt Nam (tuần 20/11 - 26/11)

2-12-2008

Việt Nam mới ký được hợp đồng xuất khẩu 100.000 tấn gạo 5% tấm cho Malaixia với giá bán 460 USD/tấn theo phương thức giao hàng CIF và 1 hợp đồng xuất khẩu bán 60.000 tấn gạo 5% tấm sang Irắc với giá CIF 500 USD/tấn giao hàng tháng 1/2009. Đây là hai hợp đồng gạo có khối lượng và trị giá lớn nhất trong vòng 2 tháng qua.

AGROINFO công bố Báo cáo Tiêu dùng Thịt và Thực phẩm: Dự báo nhu cầu dịp tết 2009

1-12-2008

10 tháng đầu năm 2008 được đánh giá là quãng thời gian đầy khó khăn và thách thức đối với ngành chăn nuôi Việt Nam. Đợt rét đậm, rét hại đầu năm tại các tỉnh phía bắc đã khiến số lượng gia súc bị suy giảm. Bên cạnh đó, tác động của dịch bệnh và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao từ 40-60%, trong khi giá bán của sản phẩm chỉ tăng ở mức 5-20% đã đẩy ngành chăn nuôi rơi vào tình trạng không có lãi. Trước tình hình đó, nhiều người chăn nuôi đã bỏ nghề, các trang trại lớn thì thu hẹp quy mô. Nhằm ổn định nguồn cung, Chính phủ đã chủ động giảm thuế nhập khẩu thịt xuống thấp hơn mức quy định theo cam kết của WTO nhằm bổ sung sự thiếu hụt nguồn cung trong nước. Bài toán về chi phí đầu vào chưa được giải quyết, ngành chăn nuôi trong nước tiếp tục phải gồng mình chống đỡ áp lực giá giảm, do thịt ngoại giá rẻ được nhập về ồ ạt, bán với giá chỉ bằng 2/3 giá của sản phẩm thịt cùng loại trong nước. Khó khăn chồng chất khó khăn đã khiến cho chăn nuôi trong nước không phát triển.

Bản tin Thị trường và Thương mại thịt & thực phẩm (tuần 13/11-19/11)

28-11-2008

Trên thị trường giá một số mặt hàng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đang ở mức thấp, giá ngô tại thị trường Chicago (Mỹ) dao động quanh 400 Uscent/bushel, giá khô đậu tương Ấn Độ tiếp tục giảm xuống còn 269-271 USD/tấn. Bên cạnh đó là giá con giống cũng giảm khoảng 10.000-20.000 đồng/kg so với hồi tháng 6 và dịch bệnh chỉ còn xuất hiện tại một số tỉnh nên các doanh nghiệp chế biến thức ăn đang tăng đầu tư, tích cực tăng đàn chuẩn bị cho nhu cầu dịp tết tăng cao.

Việt Nam: làm gì để đứng vững nếu khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài?

27-11-2008

Bài viết này đánh giá về cuộc khủng hoảng của hệ thống tín dụng toàn cầu đang xảy ra và những tác động tạm thời lên nền kinh tế Việt Nam trong 2 năm 2008 - 2009 dựa trên giả thuyết cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ được kiềm chế trong 6 - 9 tháng tới (với xác suất 80%, 20% xác suất sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng lớn hơn). Nếu cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn, sẽ phải xét lại việc đánh giá cho nền kinh tế Việt Nam năm 2009 theo hướng phân tích ảnh hưởng có phân bổ đối với toàn bộ nền kinh tế và thị trường tài chính.