TIN TỨC-SỰ KIỆN

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT - tầm nhìn 2020

Ngày đăng: 04 | 12 | 2008

Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) tổ chức hội thảo tầm nhìn 2020 nhằm cung cấp thông tin về các định hướng, mục tiêu, tầm nhìn của viện đến 2020. Hội thảo diễn ra sáng ngày 4-12-2008 tại Hà Nội ( Sofitel Plaza, 1 Thanh Niên).

Hội thảo đã dành được rất nhiều sự quan tâm từ lãnh đạo Bộ, các Cục Vụ trực thuộc Bộ, các cơ quan tổ chức như: Đại sứ quán Úc, Tổ chức Prosperity Initiative.

Trong buổi hội thảo Phó Viện trưởng Dương Ngọc Thí trình bày thực trạng của Viện trong thời gian vừa qua, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn - Viện trưởng IPSARD đã đưa ra mục tiêu, định hướng, tầm nhìn dài hạn cho Viện đến năm 2020, trong đó viện trưởng nhấn mạnh:

- Đến năm 2020 Viện phấn đấu trở thành cơ quan cung cấp dịch vụ phân tích và tư vấn chính sách NN - NT hàng đầu cho nhà nước và nhân dân.

- Song song với nhiệm vụ tham mưu, viện phối hợp giữa nghiên cứu với dịch vụ tư vấn và đào tạo.

Với những mục tiêu dài hạn được đặt ra:

- Được công nhận là tổ chức cung cấp sản phẩm chất lượng cao, đúng hạn và đáp ứng yêu cầu khách hàng.

- Có môi trường làm việc tốt cho cán bộ và chuyên gia giởi

- Liên kết, hợp tác tốt với các tổ chức trong và ngoài nước trong nghiên cứu, phân tích và chia sẻ thông tin.

- Đội ngũ lãnh đạo và quản lý giỏi, cán bộ có năng lực, trình độ, nhiệt huyết

- Phương pháp nghiên cứu hiện đại, đáng tin cậy, quy trình và kỹ năng quản lý hiệu quả

Bộ trưởng Cao Đức Phát rất hài lòng với những mục tiêu, định hướng phát triển của Viện đã đề ra.

Thứ trưởng Nguyễn Việt Thắng cũng bày tỏ quan điểm rất ủng hộ với đường lối của viện, mong viện sẽ triển khai những chiến lược và trở thành cơ quan tham mưu chính sách chiến lược hàng đầu để phát triển vững mạnh hơn nữa sự nghiệp nông nghiệp nông thôn.

Trung tâm TTPTNNNT - AGROINFO

NỘI DUNG KHÁC

Bản tin Thị trường và Thương mại Lúa gạo Việt Nam (tuần 20/11 - 26/11)

2-12-2008

Việt Nam mới ký được hợp đồng xuất khẩu 100.000 tấn gạo 5% tấm cho Malaixia với giá bán 460 USD/tấn theo phương thức giao hàng CIF và 1 hợp đồng xuất khẩu bán 60.000 tấn gạo 5% tấm sang Irắc với giá CIF 500 USD/tấn giao hàng tháng 1/2009. Đây là hai hợp đồng gạo có khối lượng và trị giá lớn nhất trong vòng 2 tháng qua.

AGROINFO công bố Báo cáo Tiêu dùng Thịt và Thực phẩm: Dự báo nhu cầu dịp tết 2009

1-12-2008

10 tháng đầu năm 2008 được đánh giá là quãng thời gian đầy khó khăn và thách thức đối với ngành chăn nuôi Việt Nam. Đợt rét đậm, rét hại đầu năm tại các tỉnh phía bắc đã khiến số lượng gia súc bị suy giảm. Bên cạnh đó, tác động của dịch bệnh và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao từ 40-60%, trong khi giá bán của sản phẩm chỉ tăng ở mức 5-20% đã đẩy ngành chăn nuôi rơi vào tình trạng không có lãi. Trước tình hình đó, nhiều người chăn nuôi đã bỏ nghề, các trang trại lớn thì thu hẹp quy mô. Nhằm ổn định nguồn cung, Chính phủ đã chủ động giảm thuế nhập khẩu thịt xuống thấp hơn mức quy định theo cam kết của WTO nhằm bổ sung sự thiếu hụt nguồn cung trong nước. Bài toán về chi phí đầu vào chưa được giải quyết, ngành chăn nuôi trong nước tiếp tục phải gồng mình chống đỡ áp lực giá giảm, do thịt ngoại giá rẻ được nhập về ồ ạt, bán với giá chỉ bằng 2/3 giá của sản phẩm thịt cùng loại trong nước. Khó khăn chồng chất khó khăn đã khiến cho chăn nuôi trong nước không phát triển.

Bản tin Thị trường và Thương mại thịt & thực phẩm (tuần 13/11-19/11)

28-11-2008

Trên thị trường giá một số mặt hàng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi đang ở mức thấp, giá ngô tại thị trường Chicago (Mỹ) dao động quanh 400 Uscent/bushel, giá khô đậu tương Ấn Độ tiếp tục giảm xuống còn 269-271 USD/tấn. Bên cạnh đó là giá con giống cũng giảm khoảng 10.000-20.000 đồng/kg so với hồi tháng 6 và dịch bệnh chỉ còn xuất hiện tại một số tỉnh nên các doanh nghiệp chế biến thức ăn đang tăng đầu tư, tích cực tăng đàn chuẩn bị cho nhu cầu dịp tết tăng cao.

Việt Nam: làm gì để đứng vững nếu khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo dài?

27-11-2008

Bài viết này đánh giá về cuộc khủng hoảng của hệ thống tín dụng toàn cầu đang xảy ra và những tác động tạm thời lên nền kinh tế Việt Nam trong 2 năm 2008 - 2009 dựa trên giả thuyết cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ được kiềm chế trong 6 - 9 tháng tới (với xác suất 80%, 20% xác suất sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng lớn hơn). Nếu cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn, sẽ phải xét lại việc đánh giá cho nền kinh tế Việt Nam năm 2009 theo hướng phân tích ảnh hưởng có phân bổ đối với toàn bộ nền kinh tế và thị trường tài chính.

Hội thảo "Các vấn đề Tam nông ở Trung Quốc và Việt Nam"

29-11-2008

Hội thảo của Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam

Bản tin Thị trường và Thương mại Lúa gạo Việt Nam (tuần 17/11 - 23/11)

25-11-2008

Lúa gạo Campuchia tràn sang Việt Nam tạo thêm sức ép để nông dân ĐBSCL bán tháo lúa gạo tìm cách tự cứu mình. Điều này giúp hạ giá gạo trong nước, đưa cung cầu về mức ổn định hơn. Ngoài ra, sau đợt đại hạ giá của gạo Thái Lan trên thị trường xuất khẩu gạo, giá gạo Việt Nam tiếp tục xuống dốc trong bối cảnh chung là nhu cầu gạo thế giới giảm sút và ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tín dụng của các quốc gia, trong đó có các nước nhập khẩu gạo. Như vậy, nhờ giá rẻ, gạo Việt Nam có thể thuận lợi hơn trong xuất khẩu gạo vào tháng 11 và 12/2008, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu trong những tháng cuối năm này.

AGROINFO công bố báo cáo “Thị trường gạo thế giới năm 2009 sau các cuộc đua tăng vụ”

24-11-2008

Những biến động của thị trường gạo thế giới trong những tháng đầu năm 2008 đã khiến cho các quốc gia có những thay đổi về chiến lược, đặc biệt là chính sách sản xuất lúa gạo. Xu hướng này sẽ làm thay đổi nguồn cung lúa gạo trong thời gian tới. Để cung cấp cho độc giả những thông tin toàn diện và cập nhật nhất những biến động trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam và thế giới hiện nay, cũng như dự báo nguồn cung trong những tháng sắp tới, Trung tâm Thông tin (AGROINFO) xin giới thiệu Báo cáo “Thị trường gạo thế giới năm 2009 sau các cuộc đua tăng vụ”.

Bản tin Thị trường và Thương mại thịt & thực phẩm (tuần 10/11-16/11)

21-11-2008

Ứng phó kịp thời với việc sức mua trên thị trường Hà Nội tăng vọt, các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ đã nhanh chóng đặt thêm hàng và mở rộng đối tượng cung cấp để tăng nguồn cung cho thị trường, giá cả các mặt hàng như thịt lợn, thịt gà theo đó cũng đang dần hạ nhiệt. Tuy nhiên, mưa lũ đã khiến chăn nuôi tại các huyện ngoại thành Hà Nội và nhiều tỉnh ở khu vực miền trung bị tổn thất nặng nề, cùng với diễn biến thời tiết bất thường liên tục xảy ra đang đẩy thị trường có nguy cơ rơi vào thiếu hụt nguồn cung thịt và thực phẩm trong dịp tết, đặc biệt là mặt hàng thịt gà.