HỘI THẢO

Chương trình hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn (ard sps 2007- 2012)

Ngày đăng: 21 | 10 | 2008

Từ những năm 1990s Đan Mạch đã hỗ trợ ngành nông nghiệp Việt Nam. Pha tiếp theo của chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp nhằm giúp đỡ những người nghèo nhất trong cộng đồng nông thôn để họ có khả năng quản lý nông trại của mình và các hoạt động kinh doanh ở nông thôn một cách bền vững, đảm bảo về an ninh lương thực và đem lại lợi nhuận.

Đói nghèo là hiện tượng phổ biến ở vùng nông thôn: 77 % dân số Việt Nam và 90% dân nghèo là đang sống ở các vùng nông thôn; 77% thu nhập của các hộ nông dân là từ các hoạt động nông nghiệp. Do đó, phát triển nông nghiệp và nông thôn là yếu tố quan trọng của Chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện (CPRGS) của Việt Nam trước đây và Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 2006-10 (SEDP) hiện tại.

Chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp (ASPS) giai đoạn 2000-2007 đã hỗ trợ việc nâng cao năng lực các cấp xã, huyện, tỉnh cũng như hỗ trợ hai trường Đại học và nâng cao năng lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông qua việc thực hành sản xuất nông nghiệp bền vững và năng suất cao, chương trình đã góp phần cải thiện môi trường, thu nhập và sức khoẻ của người nông dân.

Chương trình hỗ trợ nông nghiệp và phát triển nông thôn mới (ARD SPS) sẽ được bắt đầu vào cuối năm 2007 cho đến hết năm 2012 với ngân sách là 230 triệu Curon Đan Mạch, tương đương với 42 triệu đôla. ARD SPS được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm thu được từ chương trình ASPS sẽ bao gồm Hợp phần Trung ương và Hợp phần cấp tỉnh.

Hợp phần Trung ương sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực nghiên cứu và xây dựng chính sách về sinh kế miền núi. Hợp phần cấp tỉnh bao gồm các tiểu hợp phần về đào tạo và khuyến nông, tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực lập kế hoạch có sự tham gia và giao đất giao rừng. Các tỉnh tham gia chương trình là Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu ở miền núi phía Bắc, Đắk Nông và Đắk Lắk ở Tây Nguyên.

Chương trình trực tiếp hướng tới người nghèo và tập trung vào một số các huyện nghèo nhất của Việt Nam, và trong đó tập trung vào các xã nghèo nhất. Chiến lược của chương trình sẽ là hướng tới người nghèo, đặc biệt dân tộc thiểu số và người nghèo là các đối tượng thiệt thòi trong xã hội.

Chương trình sẽ khuyến khích việc cải thiện các phương pháp thực hành trong nông nghiệp và các công nghệ đơn giản có thể áp dụng cho các nông dân nghèo. Các nhóm hội nông dân cùng sở thích sẽ được thành lập. Các nhóm hội này sẽ làm giúp đưa các nhu cầu của người nông dân nghèo, đặc biệt là người nghèo là dân tộc thiểu số đến được với hệ thống khuyến nông và các dịch vụ khác. Tương tự như vậy, sự tham gia của cộng đồng vào chu trình lập kế hoạch sẽ được củng cố cho có hiệu quả hơn và giảm được đói nghèo.

Hợp phần cấp tỉnh nhằm hỗ trợ và nâng cao vị thế của người phụ nữ trong nông nghiệp cũng như trong gia đình. Điều này sẽ được thực hiện thông qua việc khuyến khích phụ nữ tham gia vào các khoá tập huấn và bằng việc thiết kế các khoá học phù hợp với các nhu cầu của phụ nữ.

Việc phát triển nông nghiệp có thể gây ra những rủi ro về mặt môi trường nếu không có những biện pháp phòng tránh. Do vậy, Hợp phần Trung ương sẽ hỗ trợ việc thực hiện các chính sách về môi trường và các văn bản pháp luật trong nông nghiệp và Hợp phần tỉnh hỗ trợ giảm các hoạt động làm xói mòn đất, ô nhiễm và bạc màu đất. Sự thay đổi về khí hậu và các biện pháp để phòng tránh những ảnh hưởng xấu của nó cũng sẽ được lưu tâm tới.

Phòng chống HIV/AIDS cũng sẽ được lồng ghép trong chương trình thông qua các hoạt động tập huấn và truyền bá thông tin. Chương trình cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động liên quan đến các hộ gia đình nhiễm HIV/AIDS và hỗ trợ Bộ nông nghiệp chuẩn bị chiến lược HIV/AIDS cho ngành nông nghiệp.

Nếu bạn quan tâm tìm hiểu thêm thông tin về ngành nông nghiệp và Bộ NNvà PTNT Việt Nam hãy vào những đường link sau:

http://www.mard.gov.vn/

http://www.ipsard.gov.vn/news.default.aspx

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo “ Góp ý xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản”, Dự án Thông tin thị trường Nông nghiệp Việt Nam (VAMIP)

23-9-2008

Chiều ngày 19/9/2008, tại phòng họp số 4, Trung tâm Phụ nữ Phát triển, Thuỵ Khuê, Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Góp ý xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản”. Cuộc hội thảo này nằm trong khuôn khổ Dự án thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam (VAMIP) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao cho Cơ sở phía Nam - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT thực hiện.

19/8: Hội thảo "Cơ hội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh mới"

11-8-2008

Vào ngày 19/8/2008, tại trụ sở chính của VCCI, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức Hội thảo: “Cơ hội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh mới” nhằm đánh giá những cơ hội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nói chung cũng như cơ hội đầu tư trong một số ngành cụ thể nói riêng.

Hội thảo: “Người dân Nông thôn trong quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá”

26-6-2008

Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn đóng vai trò quan trọng về không gian, kinh tế, con người, văn hoá và chính trị.

Hội thảo "Dự án xây dựng năng lực phát triển con người Việt Nam"

14-5-2008

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) hỗ trợ cho Viện Khoa học Xã hội Việt Nam dự án nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển con người ở Việt Nam.

Họp báo giới thiệu Hội thảo “Triển vọng thị trường, chất lượng và cơ cấu ngành hàng cà phê năm 2008”

13-3-2008

Ngày 12/3, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn phối hợp với Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổ chức Họp báo giới thiệu Hội thảo “Triển vọng thị trường, chất lượng và cơ cấu ngành hàng cà phê năm 2008”. Hội thảo dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 26-27/3 năm 2008.

Hội thảo “Khởi động dự án Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2007 - 2012”

22-2-2008

AGROINFO - Để chính thức khởi động Dự án Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007 - 2012”, ngày 21/ 02/2008 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn - Ban quản lý hợp phần Trung ương đã tổ chức hội thảo “Khởi động dự án Hỗ trợ Chương trình Phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2007 - 2012” tại Hà Nội. Tham dự hội thảo có đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ ngành liên quan, các tổ chức quốc tế, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức phủ Chính phủ, các viện nghiên cứu, trường đại học, các báo đài trong nước....

Chống rét: "Phải cầm tay chỉ việc cho bà con"

21-2-2008

Ông Phan Huy Thông, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng, trong những tình huống đặc biệt như đợt rét kỷ lục này, nơi nào mà lãnh đạo đôn đốc, kiểm tra, giám sát, cầm tay chỉ việc thì cho kết quả cao. Ông nói, việc chỉ đạo nếu chỉ dừng ở cấp tỉnh, cấp huyện với việc ra vài văn bản thì không hiệu quả.

Cuộc cách mạng của J.M. Keynes

19-2-2008

Cùng với Adam Smith và Karl Marx, John Maynard Keynes được coi là một trong ba người khổng lồ trong lịch sử kinh tế học. Keynes có thể được xem như vị cứu tinh theo chủ nghĩa thực dụng của chủ nghĩa tư bản. Nhận ra lợi ích và cả những khiếm khuyết của chủ nghĩa tư bản, Keynes viện tới các chính sách kinh tế như là một phương tiện làm dịu bớt các vấn đề của chủ nghĩa tư bản.

Dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam 2008

19-2-2008

Viện Nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển thuộc Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (IDE – JETRO) vừa công bố báo cáo thường niên về Triển vọng kinh tế Đông Á 2008. Theo báo cáo này, năm 2008 Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn và giảm được tỷ lệ lạm phát.

Phải may cho nông dân chiếc áo bảo vệ

18-2-2008

Trước cảnh khốn đốn của người nghèo trong cơn giá rét, giáo sư - viện sĩ ĐÀO THẾ TUẤN (ảnh) - chủ tịch Hội Phát triển nông thôn (nguyên viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp VN) - cho rằng chúng ta phải "may vá” lại cho người nghèo những chiếc áo bảo hộ mà quá trình đô thị hóa đã làm rách.

TS Nguyễn Quang A: Nhà khoa học... đi buôn

14-2-2008

Gương mặt gồ ghề, mái tóc rậm, đôi mắt khi say chuyện là ánh lên sôi sục, nhiều năm nay, cái tên TS Nguyễn Quang A đã gắn với những bài báo "gai góc đến gây sốc nhưng không hề ác ý mà luôn tràn đầy nhiệt huyết". Ông cũng là nhà khoa học đi buôn, người từng nhận mức lương cao ngất ngưởng đến nỗi tự đề xuất với Bộ Tài chính để "được" đóng thuế thu nhập cá nhân, người từng "lỡ tàu" trong cuộc đua cung cấp dịch vụ Internet.

“Khoán” ở Hải Phòng

13-2-2008

Được làm việc với đồng chí Lê Thanh Nghị, đồng chí cho biết cái khổ, cái cực và cái tủi của một con người đại diện cho một đất nước có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp mà không làm ra thóc cứ vác rá đi xin trợ cấp lương thực, bước hai xin vay dài hạn. Không biết tình hình này còn bao nhiêu bước vay nữa...