HỢP TÁC QUỐC TẾ

Hội thảo khoa học quốc tế về kinh tế và thương mại thủy sản bền vững

Ngày đăng: 28 | 07 | 2008

Từ 22 đến 24/7, Hội thảo quốc tế về "kinh tế và thương mại thủy sản bền vững" do Tổ chức Kinh tế và Thương mại thủy sản thế giới (IIFET) phối hợp với trường Đại học Nha Trang đồng tổ chức đã diễn ra tại Nha Trang (Khánh Hòa). Gần 300 nhà khoa học đầu ngành về thủy hải sản thuộc các Viện nghiên cứu, các trường đại học của gần 50 nước trên thế giới, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các chuyên gia thủy sản đầu ngành ở nước ta đã tham dự.

Hội thảo được tổ chức 2 năm 1 lần và đây là lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. IIFET là tổ chức chuyên môn về lĩnh vực thủy sản qui tụ nhiều nhà quản lý, nghiên cứu giỏi ở nhiều quốc gia với sự tham gia của nhiều tổ chức quốc tế về lĩnh vực quản lý, đánh bắt, nuôi trồng, thương mại dịch vụ thủy sản. IIFET hoạt động với mục tiêu nâng cao nhận thức và hiểu biết cho mọi người về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản mang tính bền vững.

Với chủ đề "Quản lý và phát triển: nuôi trồng, đánh bắt, thương mại thủy sản vì một tương lai bền vững", Hội thảo đã chia ra từng lĩnh vực chuyên đề thảo luận như: Công tác quản lý và phát triển thủy sản ở Việt nam; Lợi thế của thủy sản mang lại trên các lĩnh vực kinh tế, môi trường và sức khỏe cộng đồng; Xu hướng phát triển của ngành thủy sản các nước; Quản lý và kinh doanh thủy sản theo hướng bền vững; Các biện pháp vĩ mô để phát triển thủy sản bền vững ở cả lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng; Ngành thủy sản và sự toàn cầu hóa; Tác động của việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đến khí hậu toàn cầu và những vấn đề cần quan tâm v.v...

Nhân dịp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đã trao "Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục" tặng 2 giáo sư Ola Flaaten và Knut Heen của trường Đại học Khoa học Thủy sản thuộc Đại học Thromso (Na Uy)./.

Theo Thông tấn xã Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Ngân hàng Thế giới duyệt 320 triệu USD tín dụng không lãi để Việt Nam cải cách và phát triển cơ sở hạ tầng

22-7-2008

Ban Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt hai khoản tín dụng từ Hiệp hội phát triển Quốc tế cho Việt Nam: Khoản tín dụng xóa đói giảm nghèo lần thứ 7 (PRSC 7) trị giá 150 triệu USD, và cho Dự án Phát triển Giao thông Đồng bằng phía bắc trị giá 170 triệu USD.

Lúa lai “made in Vietnam” được bán với giá 10 tỷ đồng

16-7-2008

Với hợp đồng chuyển nhượng bản quyền giống lúa TH3 -3 trị giá 10 tỷ đồng vừa được ký kết đầu tháng 6 này, lần đầu tiên trong lịch ngành nông nghiệp Việt Nam, một giống lúa hai dòng 100% "made in VN" được chuyển nhượng với giá trị cao như vậy.

Tổ chức Oxfam hỗ trợ nghiên cứu nuôi ong lấy mật ở Sa Pa

9-7-2008

Được sự hỗ trợ của Tổ chức Oxfam (Anh), Chi cục Lâm nghiệp Lào Cai phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong Việt Nam khảo sát nghiên cứu việc nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Sa Pả (huyện Sa Pa). Kết quả bước đầu cho thấy huyện Sa Pa là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề này và trong tương lai sẽ mở ra hướng đi giúp người dân nơi đây cải thiện đời sống.

Ứng dụng công nghệ tưới phù hợp với vùng thiếu nước

4-7-2008

Các nhà khoa học Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã nghiên cứu thành công các giải pháp công nghệ tưới hiện đại tiết kiệm nước cho các vùng khan hiếm nước, đạt hiệu quả cao khi ứng dụng vào thực tiễn.

FAO kêu gọi gây dựng quỹ để chống lại hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp

30-6-2008

Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã kêu gọi các nước tình nguyện đóng góp gây dựng quỹ 1 triệu USD để ủng hộ một dự án được xây dựng nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển không cho phép các tàu khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo và không kiểm soát (IUU) cập cảng.

Khoa học công nghệ Việt Nam: Thừa tiền - thừa người - thiếu thành tựu

3-6-2008

Ngày 2.6, Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN), Quỹ phát triển KHCN Quốc gia và các nhà KH đầu ngành bàn phương hướng đầu tư, tài trợ cho nghiên cứu khoa học (NCKH). Trước đó, Quốc hội cũng đã thảo luận dự án Luật CN cao.

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển

21-5-2008

Ngày 20-5, tại Hà Nội, Bộ Phát triển Quốc tế của Anh (DFID) đã công bố Chương trình Hỗ trợ Quốc gia cho Việt Nam giai đoạn 2007-2011 nhằm giúp Việt Nam đạt tăng trưởng cao và giải quyết những thách thức kinh tế xã hội.

Hội thảo “Đánh giá sơ bộ kết quả Nghiên cứu thực thi Luật và Quản trị lâm nghiệp - FLEGT”

20-5-2008

Ngày 29 tháng 4 năm 2008, tại Bộ Nông nghiệp &PTNT, Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp&PTNT phối hợp với Dự án Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp do Ủy ban châu Âu tài trợ thông qua tổ chức thực hiện là Ngân hang Thế giới tổ chức Hội thảo “Đánh giá sơ bộ kết quả Nghiên cứu thực thi Luật và Quản trị lâm nghiệp”

Việt Nam và Bênanh ưu tiên hàng đầu hợp tác nông nghiệp

12-5-2008

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh Việt Nam và Bênanh cần ưu tiên hàng đầu hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những thách thức về an ninh lương thực.

25 nông dân sang Sierra Leone làm nông nghiệp

5-5-2008

GS-TS Võ Tòng Xuân - người tổ chức và điều hành chương trình đưa nông dân ĐBSCL sang Sierra Leone (Châu Phi) hướng dẫn nông dân bản địa sản xuất lúa nước - cho biết: Trong tháng 5.2008, sẽ đưa đoàn nông dân đầu tiên sang Sierra Leone làm việc trong thời gian 2 năm. Được biết, đoàn lần này có 25 nông dân, trong đó có 5 người thuần về kỹ thuật trồng lúa và 20 người vừa có kỹ thuật trồng lúa vừa có kỹ năng lái, sửa chữa máy cày, làm xây dựng các công trình thủy lợi...

Tăng cường hợp tác KH&CN Việt Nam - Đức

24-4-2008

Trong chuyến thăm và làm việc tại Đức nhằm tăng cường hợp tác hai nước trong lĩnh vực KH&CN, Bộ trưởng Hoàng Văn Phong đã có buổi tọa đàm với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF) Annette Schavan và cuộc họp với Quốc vụ khanh Bộ BMBF, GS.Meyer Krahmer.

Đức viện trợ cho Việt Nam 117 triệu euro giai đoạn 2008-2009

18-4-2008

Bộ Phát triển CHLB Đức viện trợ mới cho Việt Nam 117 triệu euro cho các năm 2008 và 2009 với trọng tâm là các dự án bảo vệ môi trường, đào tạo nghề và hỗ trợ y tế.