HỢP TÁC QUỐC TẾ

Lúa lai “made in Vietnam” được bán với giá 10 tỷ đồng

Ngày đăng: 16 | 07 | 2008

Với hợp đồng chuyển nhượng bản quyền giống lúa TH3 -3 trị giá 10 tỷ đồng vừa được ký kết đầu tháng 6 này, lần đầu tiên trong lịch ngành nông nghiệp Việt Nam, một giống lúa hai dòng 100% "made in VN" được chuyển nhượng với giá trị cao như vậy.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm, “cha đẻ” của giống lúa này và là người ký hợp đồng chuyển nhượng TH3-3 cho Công ty TNHH Cường Tân (Nam Định) trước đó cũng đã chuyển nhượng giống lai hai dòng TH3-4 cho Công ty Giống cây trồng Trung ương với giá 700 triệu đồng.

Theo bà Trâm, TH3-3 đã được thực tế chứng minh năng suất và chất lượng, được nông dân Việt Nam tin tưởng. Từ chỗ chỉ có khoảng 3-4ha năm 2003, đến năm 2008, diện tích giống lúa này đã tăng lên khoảng 30.000ha và đang trong tình trạng cung không đủ cầu.

Tuy năng suất không cao bằng những giống lúa lai 3 dòng nhập từ Trung Quốc nhưng TH3-3 phù hợp với túi tiền của người nông dân vì được sản xuất hoàn toàn trong nước, lại có nhiều ưu điểm như thời gian sinh trưởng ngắn, thân cây cứng và không cao nên ít bị đổ do gió bão. Giống lúa này cũng thích hợp với nhiều vùng khí hậu khác nhau, chất lượng gạo thơm ngon và kháng được nhiều loại bệnh. Lúa TH3-3 có thể đạt năng suất 7 – 8 tấn/ha, cao hơn mức trung bình 6,5 tấn của vụ đông xuân năm 2008 ở miền Bắc.

Hiện nay, có hàng chục tổ hợp giống lúa lai được sử dụng tại Việt Nam nhưng rất ít trong số chúng được sản xuất hoàn toàn trong nước, chủ yếu được nhập khẩu. Bởi vậy, việc chuyển giao thành công công nghệ sản xuất hạt lai F1 của tổ hơp lai Việt Nam TH3-3, TH 3-4 đã mở ra thêm một triển vọng mới trong việc chủ động và đảm bảo chất lượng nguồn giống lúa trong nước.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định thành công của Tiến sĩ Trâm trong việc tìm ra giống lúa lai hai dòng và chuyển nhượng với giá cao đã tạo ra sự đột phá khích lệ ngành khoa học nông nghiệp Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giống.

Ông cũng cho biết Bộ đã có kế hoạch mở rộng diện tích giống lúa lai này trong thời gian tới, trước mắt là hỗ trợ 6 triệu đồng/ha cho việc nhân nhanh giống lúa để cung ứng cho nông dân.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm nguyên là Phó viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và là nhà khoa học nữ từng đoạt Giải thưởng Kôvalepxkaia năm 2000, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005, cũng là người đã lai tạo thành công nhiều giống lúa mới của Việt Nam. 

Theo Thông tấn xã Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Tổ chức Oxfam hỗ trợ nghiên cứu nuôi ong lấy mật ở Sa Pa

9-7-2008

Được sự hỗ trợ của Tổ chức Oxfam (Anh), Chi cục Lâm nghiệp Lào Cai phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong Việt Nam khảo sát nghiên cứu việc nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Sa Pả (huyện Sa Pa). Kết quả bước đầu cho thấy huyện Sa Pa là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề này và trong tương lai sẽ mở ra hướng đi giúp người dân nơi đây cải thiện đời sống.

Ứng dụng công nghệ tưới phù hợp với vùng thiếu nước

4-7-2008

Các nhà khoa học Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã nghiên cứu thành công các giải pháp công nghệ tưới hiện đại tiết kiệm nước cho các vùng khan hiếm nước, đạt hiệu quả cao khi ứng dụng vào thực tiễn.

FAO kêu gọi gây dựng quỹ để chống lại hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp

30-6-2008

Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã kêu gọi các nước tình nguyện đóng góp gây dựng quỹ 1 triệu USD để ủng hộ một dự án được xây dựng nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển không cho phép các tàu khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo và không kiểm soát (IUU) cập cảng.

Khoa học công nghệ Việt Nam: Thừa tiền - thừa người - thiếu thành tựu

3-6-2008

Ngày 2.6, Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN), Quỹ phát triển KHCN Quốc gia và các nhà KH đầu ngành bàn phương hướng đầu tư, tài trợ cho nghiên cứu khoa học (NCKH). Trước đó, Quốc hội cũng đã thảo luận dự án Luật CN cao.

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển

21-5-2008

Ngày 20-5, tại Hà Nội, Bộ Phát triển Quốc tế của Anh (DFID) đã công bố Chương trình Hỗ trợ Quốc gia cho Việt Nam giai đoạn 2007-2011 nhằm giúp Việt Nam đạt tăng trưởng cao và giải quyết những thách thức kinh tế xã hội.

Hội thảo “Đánh giá sơ bộ kết quả Nghiên cứu thực thi Luật và Quản trị lâm nghiệp - FLEGT”

20-5-2008

Ngày 29 tháng 4 năm 2008, tại Bộ Nông nghiệp &PTNT, Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp&PTNT phối hợp với Dự án Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp do Ủy ban châu Âu tài trợ thông qua tổ chức thực hiện là Ngân hang Thế giới tổ chức Hội thảo “Đánh giá sơ bộ kết quả Nghiên cứu thực thi Luật và Quản trị lâm nghiệp”

Việt Nam và Bênanh ưu tiên hàng đầu hợp tác nông nghiệp

12-5-2008

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh Việt Nam và Bênanh cần ưu tiên hàng đầu hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những thách thức về an ninh lương thực.

25 nông dân sang Sierra Leone làm nông nghiệp

5-5-2008

GS-TS Võ Tòng Xuân - người tổ chức và điều hành chương trình đưa nông dân ĐBSCL sang Sierra Leone (Châu Phi) hướng dẫn nông dân bản địa sản xuất lúa nước - cho biết: Trong tháng 5.2008, sẽ đưa đoàn nông dân đầu tiên sang Sierra Leone làm việc trong thời gian 2 năm. Được biết, đoàn lần này có 25 nông dân, trong đó có 5 người thuần về kỹ thuật trồng lúa và 20 người vừa có kỹ thuật trồng lúa vừa có kỹ năng lái, sửa chữa máy cày, làm xây dựng các công trình thủy lợi...

Tăng cường hợp tác KH&CN Việt Nam - Đức

24-4-2008

Trong chuyến thăm và làm việc tại Đức nhằm tăng cường hợp tác hai nước trong lĩnh vực KH&CN, Bộ trưởng Hoàng Văn Phong đã có buổi tọa đàm với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF) Annette Schavan và cuộc họp với Quốc vụ khanh Bộ BMBF, GS.Meyer Krahmer.

Đức viện trợ cho Việt Nam 117 triệu euro giai đoạn 2008-2009

18-4-2008

Bộ Phát triển CHLB Đức viện trợ mới cho Việt Nam 117 triệu euro cho các năm 2008 và 2009 với trọng tâm là các dự án bảo vệ môi trường, đào tạo nghề và hỗ trợ y tế.

Thành phố Hồ Chí Minh mời các nhà khoa học vào cuộc

15-4-2008

TP Hồ Chí Minh vừa vạch ra mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện trong năm 2008 của các nhà khoa học và quản lý khoa học công nghệ (KHCN). Với mảng khoa học xã hội là nghiên cứu các vấn đề sát với cuộc sống, giải quyết bài toán quản lý xã hội. Còn lĩnh vực KHCN, vấn đề đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh là "đơn đặt hàng" quan trọng hàng đầu của TP Hồ Chí Minh.

Việt Nam và Ucraina tăng cường hợp tác về thuỷ sản

7-4-2008

AGROINFO - Ông Volkov Vladimir Vasilievich, Chủ tịch Uỷ ban Kinh tế Thuỷ sản Ucraina cho biết, Ucraina chủ trương đẩy mạnh hợp tác phát triển nuôi cá nước lạnh ở Việt Nam. Dẫn đầu đoàn đại biểu Uỷ ban Kinh tế Thuỷ sản Ucraina hội đàm với đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ngày 4/3, ông Volkov Vladimir cho biết thời gian qua, ngành thuỷ sản Ucraina đã hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong việc phát triển nuôi cá tầm và đào tạo chuyên gia thuỷ sản.