HỢP TÁC QUỐC TẾ

Khoa học công nghệ Việt Nam: Thừa tiền - thừa người - thiếu thành tựu

Ngày đăng: 03 | 06 | 2008

Ngày 2.6, Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN), Quỹ phát triển KHCN Quốc gia và các nhà KH đầu ngành bàn phương hướng đầu tư, tài trợ cho nghiên cứu khoa học (NCKH). Trước đó, Quốc hội cũng đã thảo luận dự án Luật CN cao.

 

Tuy nhiên hàng chục năm qua, giới KHVN đau đáu với câu hỏi: KHVN đang đứng ở đâu? Câu trả lời là KHVN đã tụt hậu xa so với các nước và tiếp tục có nguy cơ tụt hậu.

Nhưng có một nghịch lý là KHVN thừa tiền (?) - thừa người (?) - song lại thiếu sáng chế, phát minh, thành tựu KH.

Nghịch lý KHCN

Cách đây hơn 10 năm, VN đã coi KHCN là lĩnh vực cần đột phá. Điều này thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8 (1996) với nội dung: Nắm bắt CN cao... đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định... xây dựng tiềm lực KHCN cho một số lĩnh vực trọng điểm...

Tuy nhiên hơn 10 năm sau, KHCN của VN đã tụt hậu xa so với khu vực và thế giới. Trước đây và cho đến tận bây giờ, giới KHVN vẫn cho rằng Chính phủ đầu tư cho KHCN thấp cho nghiên cứu khoa học (NCKH). Nhưng 2 năm qua nghịch lý đã diễn ra: Các nhà KH kêu thiếu tiền, thiếu trang thiết bị thì Bộ KHCN lại phải hoàn trả tiền đầu tư năm 2007 hơn 120 tỉ và năm 2006 hơn 300 tỉ.

Đến đây, giới KH trách bộ đã không đầu tư để phát triển KHCN; trong khi bộ cho rằng không thể chi tiền cho những dự án không hiệu quả (?). Số liệu của bộ này năm 2006 cho thấy chỉ khoảng 10% nhiệm vụ được Hội đồng KHCN quốc gia phê duyệt.

Cùng với nghịch lý thừa tiền thì có một nghịch lý... ghê gớm hơn là thừa người, nhưng lại thiếu phát minh, thành tựu. Gọi là thừa người bởi theo thống kê thì VN có số lượng TS, thạc sĩ lên tới gần 4 vạn người và hơn 6.000 GS và phó GS.

Theo GS Phạm Duy Hiển thì con số này cao gấp 3 lần Thái Lan. Thế nhưng 10 năm qua, số lượng NCKH đạt chuẩn quốc tế của Thái Lan lại cao gấp 8 lần VN. Hay như Malaysia (dân số ít hơn VN 3 lần) có hơn 13.000 bài báo KH quốc tế thì VN chỉ có được hơn 4.000 bài.

Với con số này, GS Hiển đưa ra tỉ lệ trong cả một thập kỷ, mỗi GS và phó GS chưa có nổi 1 NCKH đóng góp cho KH thế giới. Đấy là còn chưa nói đến việc các NCKH của VN dù được đăng tải, song cũng thường... chìm nghỉm sau khi công bố.

Đặc biệt tại hội thảo về sở hữu trí tuệ (SHTT - tổ chức tháng 5.2008), các tổ chức KH thế giới công bố những con số đáng buồn về KHVN. Cụ thể giai đoạn 2002 - 2007, Singapore có hơn 2.500 đơn, Philippines có 116 đơn, Thái Lan có 53 đơn thì VN chỉ có 26 đơn đăng ký sáng chế quốc tế. Tất cả nghịch lý trên dẫn đến kết luận của các nhà KH là: KHVN mới đạt trình độ của Thái Lan cách đây 20 năm, nhưng phải mất 100 năm nữa mới đuổi kịp họ. Nếu so với các nước khác thì còn tụt hậu quá xa.

Đâu là rào cản?

Tại hội thảo về SHTT mới đây, các chuyên gia quốc tế nhận định, VN kém cỏi trong thương mại và ứng dụng thành tựu KH. Đây là rào cản khiến cho NCKH hoặc không phát huy tác dụng trong đời sống, hoặc không mang lại giá trị kinh tế cho đất nước và nhà KH. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân bao cấp và hành chính trong KH.

Sự bao cấp và hành chính này còn tạo nên hệ lụy là tình trạng công nhận chức danh, học hàm, học vị tràn lan không theo tiêu chuẩn quốc tế. Chính từ "đầu vào" kém chất lượng đã tạo nên tình trạng "thừa người - thiếu thành tựu". Đồng thời cũng tạo nên sự thiếu nghiêm túc, lảng tránh các chuẩn mực quốc tế trong KH.

Bên cạnh đó, bất cập này còn tạo nên tình trạng số đông nhà KH ỷ lại vào Nhà nước, thậm chí là gian dối, trong khi các nhà KH khác bất mãn vì bị đối xử không công bằng. Thống kê KH cho thấy không ít nhà KHVN hiện nay chưa hề có đề tài được công nhận trên các tạp chí KH quốc tế. Trong khi đó, 80% NCKH của VN là hợp tác với nước ngoài.

Đặc biệt, tình trạng hành chính hoá này còn gây lãng phí lớn tài nguyên nhân lực. Theo tính toán của Bộ KHCN thì hiện có tới 70% TS không NCKH mà làm hành chính, quản lý... Rào cản cuối cùng là VN đang thiếu cơ chế cho KH phát triển.

Cụ thể dù từ năm 1996 lãnh đạo VN đã xác định KHCN là trọng tâm, song cũng phải đến tận bây giờ, VN mới đang bắt tay vào xây dựng dự luật CN cao (vừa thảo luận tại kỳ họp QH); cũng cho đến tận đầu năm 2008, VN vẫn loay hoay tìm cách để phân bổ kinh phí đầu tư cho KH cơ bản sao cho hợp lý...

Từ hiện thực trên, giới KH cho rằng cần định hướng lại KHVN. Cụ thể, nhất thiết phải phá bỏ rào cản bao cấp và hành chính. Điều này đang được thực thi bằng việc xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của KHCN. Bên cạnh đó, các nhà KH cho rằng KH lý thuyết cần tuân theo chuẩn mực quốc tế; KH thực nghiệm cần gắn với thành tựu, đặc biệt là gắn với DN để tăng cường khả năng ứng dụng, giá trị thương mại và xã hội hoá KH.

Cuối cùng, VN cần tận dụng và phát huy nguồn nhân lực bậc cao này bằng chính sách trọng dụng nhân tài thông qua cơ chế thưởng KH. Các nhà KH cho rằng: Nếu không tuân thủ những chuẩn mực, lẫn lộn giữa KH và hành chính thì KHVN không thể có nền tảng tốt. Nếu không có nền tảng tốt thì KHVN mãi chỉ mò mẫm và khó lòng có được tinh hoa.

Đầu tư nhiều hay ít? Ngân sách đã đầu tư cho NCKH khoảng 400 triệu USD/năm, nhưng không phát huy hiệu quả. Xuất hiện tư duy "đánh quả" và thiếu chuyên nghiệp trong KHCN.

Hiện VN có tới 18 phòng thí nghiệm trọng điểm (đầu tư từ năm 2001), trị giá hơn 1.200 tỉ đồng, nhưng chưa có được thành tựu KHCN.(Bộ KHCN)

Phạm Anh - Minh Đồng

NỘI DUNG KHÁC

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển

21-5-2008

Ngày 20-5, tại Hà Nội, Bộ Phát triển Quốc tế của Anh (DFID) đã công bố Chương trình Hỗ trợ Quốc gia cho Việt Nam giai đoạn 2007-2011 nhằm giúp Việt Nam đạt tăng trưởng cao và giải quyết những thách thức kinh tế xã hội.

Hội thảo “Đánh giá sơ bộ kết quả Nghiên cứu thực thi Luật và Quản trị lâm nghiệp - FLEGT”

20-5-2008

Ngày 29 tháng 4 năm 2008, tại Bộ Nông nghiệp &PTNT, Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp&PTNT phối hợp với Dự án Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp do Ủy ban châu Âu tài trợ thông qua tổ chức thực hiện là Ngân hang Thế giới tổ chức Hội thảo “Đánh giá sơ bộ kết quả Nghiên cứu thực thi Luật và Quản trị lâm nghiệp”

Việt Nam và Bênanh ưu tiên hàng đầu hợp tác nông nghiệp

12-5-2008

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh Việt Nam và Bênanh cần ưu tiên hàng đầu hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những thách thức về an ninh lương thực.

25 nông dân sang Sierra Leone làm nông nghiệp

5-5-2008

GS-TS Võ Tòng Xuân - người tổ chức và điều hành chương trình đưa nông dân ĐBSCL sang Sierra Leone (Châu Phi) hướng dẫn nông dân bản địa sản xuất lúa nước - cho biết: Trong tháng 5.2008, sẽ đưa đoàn nông dân đầu tiên sang Sierra Leone làm việc trong thời gian 2 năm. Được biết, đoàn lần này có 25 nông dân, trong đó có 5 người thuần về kỹ thuật trồng lúa và 20 người vừa có kỹ thuật trồng lúa vừa có kỹ năng lái, sửa chữa máy cày, làm xây dựng các công trình thủy lợi...

Tăng cường hợp tác KH&CN Việt Nam - Đức

24-4-2008

Trong chuyến thăm và làm việc tại Đức nhằm tăng cường hợp tác hai nước trong lĩnh vực KH&CN, Bộ trưởng Hoàng Văn Phong đã có buổi tọa đàm với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF) Annette Schavan và cuộc họp với Quốc vụ khanh Bộ BMBF, GS.Meyer Krahmer.

Đức viện trợ cho Việt Nam 117 triệu euro giai đoạn 2008-2009

18-4-2008

Bộ Phát triển CHLB Đức viện trợ mới cho Việt Nam 117 triệu euro cho các năm 2008 và 2009 với trọng tâm là các dự án bảo vệ môi trường, đào tạo nghề và hỗ trợ y tế.

Thành phố Hồ Chí Minh mời các nhà khoa học vào cuộc

15-4-2008

TP Hồ Chí Minh vừa vạch ra mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện trong năm 2008 của các nhà khoa học và quản lý khoa học công nghệ (KHCN). Với mảng khoa học xã hội là nghiên cứu các vấn đề sát với cuộc sống, giải quyết bài toán quản lý xã hội. Còn lĩnh vực KHCN, vấn đề đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh là "đơn đặt hàng" quan trọng hàng đầu của TP Hồ Chí Minh.

Việt Nam và Ucraina tăng cường hợp tác về thuỷ sản

7-4-2008

AGROINFO - Ông Volkov Vladimir Vasilievich, Chủ tịch Uỷ ban Kinh tế Thuỷ sản Ucraina cho biết, Ucraina chủ trương đẩy mạnh hợp tác phát triển nuôi cá nước lạnh ở Việt Nam. Dẫn đầu đoàn đại biểu Uỷ ban Kinh tế Thuỷ sản Ucraina hội đàm với đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ngày 4/3, ông Volkov Vladimir cho biết thời gian qua, ngành thuỷ sản Ucraina đã hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong việc phát triển nuôi cá tầm và đào tạo chuyên gia thuỷ sản.

Việt Nam đăng cai hội nghị toàn cầu về đại dương, vùng bờ và hải đảo

2-4-2008

AGROINFO - Đư­ợc sự đồng ý của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Diễn đàn toàn cầu về đại d­ơng sẽ tổ chức Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 về đại d­ơng, vùng bờ và hải đảo. Ngày 21.3.2008, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản thay mặt Ban thư­ ký Hội nghị đã tổ chức họp báo giới thiệu về Hội nghị này.

“Giữ chân” tài năng Khoa học công nghệ

26-3-2008

Có một nghịch lý là chúng ta đã và đang bỏ nhiều công sức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo người tài, nhưng lại không có chiến lược tốt để sử dụng, trong dụng người tài dẫn đến lãng phí chất xám và chảy máu chất xám. Như vậy, phải chăng ta đang phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho quốc tế ? Thực tế phần lớn người tài hiện nay đang làm việc ở nước ngoài hoặc có ở trong nước cũng đang tìm cách làm cho các công ty nước ngoài đầu tư, làm ăn tại Việt Nam. Tại sao lại xảy ra tình trạng này? Câu trả lời cũng khá đơn giản là chúng ta chưa có cơ chế chính sách để sử dụng người tài, đặc biệt là các tài năng KHCN trẻ.

Hợp tác KH&CN phục vụ phát triển bền vững

20-3-2008

Ngày 18.3.2008, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn cán bộ của Nhật Bản do ông Kimikazu Iwase (Phó Vụ trưởng Vụ chính sách KH&CN, Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao và KH&CN) làm trưởng đoàn.

Một năm KH&CN trọng điểm

12-3-2008

Tại buổi “Báo cáo tình hình tổ chức triển khai thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước năm 2007, kế hoạch và nhiệm vụ hoạt động của các chương trình năm 2008” do Bộ KH&CN vừa tổ chức, phần lớn thành viên ban chủ nhiệm chương trình đều cho rằng công tác quản lý của Bộ KH&CN đã sát sao và hợp lý hơn; dầu vậy, các vấn đề về tài chính, thủ tục vẫn cần thông thoáng hơn nữa.