HỢP TÁC QUỐC TẾ

“Giữ chân” tài năng Khoa học công nghệ

Ngày đăng: 26 | 03 | 2008

Có một nghịch lý là chúng ta đã và đang bỏ nhiều công sức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo người tài, nhưng lại không có chiến lược tốt để sử dụng, trong dụng người tài dẫn đến lãng phí chất xám và chảy máu chất xám. Như vậy, phải chăng ta đang phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho quốc tế ? Thực tế phần lớn người tài hiện nay đang làm việc ở nước ngoài hoặc có ở trong nước cũng đang tìm cách làm cho các công ty nước ngoài đầu tư, làm ăn tại Việt Nam. Tại sao lại xảy ra tình trạng này? Câu trả lời cũng khá đơn giản là chúng ta chưa có cơ chế chính sách để sử dụng người tài, đặc biệt là các tài năng KHCN trẻ.

Do không có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, thu nhập của nhà khoa học không đủ sống nếu đi theo con đường khoa học chân chính; do truyền thống học để làm quan để hưởng thụ chứ không phải để dấn thân trong khoa học, và cũng do quan niệm của xã hội coi trọng quan chức hơn nhà khoa học, nên khá nhiều người tài có bằng cấp đã bỏ chuyên môn chạy theo con đường quan lộ để có cuộc sống thực dụng (theo số liệu của HĐ GSNN có 70% có bằng TS ở VN là thuộc số này).

Mặc dù hiện nay đã có một số chính sách khuyến khích người tài như ưu tiên những người tốt nghiệp loại giỏi vào biên chế, tuyển chọn và cấp học bổng đi đào tạo ĐH và sau ĐH ở nước ngoài; thông qua chương trình KHCB hỗ trợ vé máy bay đi dự Hội nghị quốc tế, vv.. Nhưng những chính sách này là quá ít ỏi và không cơ bản. Vì vậy, dù được ưu tiên vào biên chế nhiều người tài vẫn không mặn mà, thậm chí nhiều người vào rồi lại xin ra, nhiều người được cấp học bổng đi đào tạo nhưng không muốn về nước; mặc dù được hỗ trợ vé nhưng có được mấy người có khả năng và công trình để được mời báo cáo ở Hội nghị quốc tế. Hơn nữa, dù có được tài trợ vé nhưng còn các khoản phí hội nghị, tiền ăn, ở trong thời gian dự hội nghị còn nhiều hơn tiền vé máy bay thì lấy đâu ra vv..

“Nhân tài” trong KHCN

Để có chính sách sử dụng tốt người tài, trong đó có tài năng trẻ trong KHCN, cũng cần hiểu thế nào là nhà khoa học trẻ tài năng? Trước hết, đó là những người có tư chất nổi trội trong qua cả trình học tập và đào tạo và được ghi nhận qua kết quả học tập và qua các cuộc thi trong và ngoài nước. Nhà khoa học trẻ tài năng là những người có ý tưởng mới và có khả năng sáng tạo ra cái mới; là những người có khả năng gắn kết những tri thức thu nhận được vào thực tiễn, làm tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm; nhà khoa học trẻ tài năng thường là những người không hài lòng với những gì đã có, đã đạt được. Họ là những người tạo ra các sản phẩm trí tuệ trên cơ sở các sáng chế phát minh hoặc các công bố khoa học có đẳng cấp.

Người tài thường có một số tư chất cá tính như: khẳng khái, có lòng tự trọng, không cam chịu luồn cúi, không nịnh bợ, sẵn sàng tìm chỗ khác nếu môi trường làm việc không lành mạnh. Còn nhà khoa học tài năng thường coi khinh vật chất, không màng chức vị, ngoài những nhu cầu tối thiểu để sống và làm việc, họ không có nhiều nhu cầu hưởng thụ, mong muốn làm việc và cống hiến, mong muốn được tôn trọng. Người tài thường dễ nhạy cảm và cũng dễ nản lòng với cơ chế và bộ máy trì trệ, lạc hậu.

Người tài thường không nhiều, nhà khoa học tài năng càng hiếm hơn. Việc trọng dụng, khuyến khích và khai thác tiềm năng của nhà khoa học trẻ có thể cho phép nhanh chóng tạo nên một mặt bằng mới cho KHCN của đất nước.

Chính sách nào giữ chân và thu hút người tài

Trước hết cần tạo môi trường cạnh tranh giữa  các chủ thể là người sử dụng lao động: trong việc thu hút và giữ chân người tài. Ở phạm vi rộng thì các chủ thể này là khu vực nhà nước, tư nhân, thậm chí ở quy mô quốc gia hay quốc tế. Ở phạm vị hẹp hơn là giữa các cơ quan như viện nghiên cứu, trường học, bệnh viện hoặc một công ty, doanh nghiệp mà ở đó luôn có nhu cầu sử dụng người tài thật sự thì đều phải chấp nhận sự cạnh tranh để thu hút và giữ chân người tài. Môi trường cạnh tranh lành mạnh thường nhằm đáp ứng ba vấn đề cốt lõi sau đây: i) trước hết, đó tạo điều kiện cho người tài có đủ tư cách và nhân cách để làm việc (không phải xếp hàng “hậu hạ, nịnh bợ”) mới được làm việc; ii) thứ đến, là tạo môi trường tốt để người tài nghiên cứu và sáng tạo (môi trường ở đây được hiểu là môi trường cứng (như máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc) và môi trường mềm (tôn trọng, hợp tác, minh bạch và dân chủ); iii) và cuối cùng là tạo cho người tài có đủ thu nhập để yên tâm sống và làm việc. Đương nhiên, các nhu cầu trên đây không giống nhau ở mỗi người, và tùy mỗi người mỗi hoàn cảnh cụ thể mà có thể coi trọng hơn vấn đề này hoặc vấn đề kia trong ba yếu tố trên đây. Đương nhiên, để có được người tài, ngoài việc đáp ứng các yếu tố trên đây, người lao động và người sử dụng lao động cần gặp nhau để đưa ra những yêu cầu của mỗi bên trước khi có được thỏa thuận cuối cùng.

Từ phía nhà nước, để các nhà khoa học phát huy tài năng trí tuệ của mình, nhà nước cần có một chính sách đồng bộ để phá bỏ rào cản cho các nhà khoa học trẻ có điều kiện cống hiến, trong đó có những chính sách ưu tiên và nâng đỡ các nhà khoa học trẻ có tài như có thể tạo một nguồn kinh phí để khuyến khích người tài trên cơ sở thành lập một chương trình KHCN cho các nhà khoa học trẻ đăng ký nhiệm vụ KHCN. Đối tượng sẽ là các nhà khoa học dưới 40 tuổi, có bằng TS làm chủ trì đề tài (thủ lĩnh nhóm nghiên cứu).

Bên cạnh đó, cần thay đổi các chế định hiện thời tạo điều kiện cho nhà khoa học trẻ có tài, có thành tích được thăng tiến trong nghề nghiệp như nâng ngạch công chức, phong GS, PGS mà không bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn thâm niên.

Nói tóm lại, việc nhìn nhận thực trạng bất cập hiện nay, sự cần thiết phải thay đổi để hội nhập thành công và phát triển bền vững, việc xây dựng chính sách cụ thể để thu hút và sử dụng người tài, trong đó có các nhà khoa học trẻ như trên thực ra không khó. Thực tế trên thế giới và khối doanh nghiệp trong nước vẫn đã và đang làm. Vấn đề còn lại là người quyết định và cả hệ thống quyết tâm làm để biến chủ trương chính sách thành hành động.

 

(Nguyễn Ngọc Châu - Tia Sáng)

NỘI DUNG KHÁC

Hợp tác KH&CN phục vụ phát triển bền vững

20-3-2008

Ngày 18.3.2008, Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn cán bộ của Nhật Bản do ông Kimikazu Iwase (Phó Vụ trưởng Vụ chính sách KH&CN, Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao và KH&CN) làm trưởng đoàn.

Một năm KH&CN trọng điểm

12-3-2008

Tại buổi “Báo cáo tình hình tổ chức triển khai thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước năm 2007, kế hoạch và nhiệm vụ hoạt động của các chương trình năm 2008” do Bộ KH&CN vừa tổ chức, phần lớn thành viên ban chủ nhiệm chương trình đều cho rằng công tác quản lý của Bộ KH&CN đã sát sao và hợp lý hơn; dầu vậy, các vấn đề về tài chính, thủ tục vẫn cần thông thoáng hơn nữa.

Xây dựng chỉ tiêu tối thiểu về số công bố quốc tế

5-3-2008

Rất nhiều ý kiến trên diễn đàn của Tia Sáng đòi hỏi công trình nghiên cứu, đặc biệt là công trình của các nghiên cứu sinh trong nước phải được đăng trên các tạp chí quốc tế. Đó là điều vô lý với Một quốc gia chưa có trường đại học nào nằm trong Top 500 của thế giới, đầu tư cho nghiên cứu thấp như Việt Nam.

Nhìn lại hoạt động khoa học ở Việt Nam qua các ấn phẩm khoa học quốc tế

28-1-2008

Thành tích của đội tuyển Việt Nam trong kỳ thi Olympic toán học quốc tế (IMO) lần thứ 48 vừa qua, cũng như các lần tham dự IMO khác là rất đáng tự hào. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào những thành công đó mà lạc quan cho rằng, nền khoa học của nước ta đang phát triển tốt. Trong thực tế, trình độ khoa học nước ta, kể cả ngành toán học, còn kém xa so với trình độ quốc tế và kém hơn cả một số nước trong khu vực. Trong tương lai, chúng ta cần phải đầu tư cho những ngành khoa học ứng dụng để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

KHCN cần chủ động gắn với cuộc sống sôi động của đất nước

22-1-2008

Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển- người được các doanh nhân kính trọng, yêu mến không chỉ vì có những đóng góp vào sự đổi mới thể chế, môi trường kinh tế mà còn vì sự thẳng thắn, sâu sắc, khiêm tốn và cởi mở của bà. Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với bà về chất lượng tăng trưởng kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với KH&CN trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Xây dựng chiến lược quản lý sâu bệnh hại lúa

14-1-2008

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bùi Bá Bổng đã kêu gọi các nhà khoa học quốc tế giúp Việt Nam nghiên cứu xây dựng một chiến lược quản lý côn trùng và bệnh virút hại lúa không lệ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật và có tính bền vững.

Những đột phá khoa học năm 2007

4-1-2008

Những khám phá liên quan đến gen người, các tính chất vật liệu mới và cả những cảnh báo về quá trình ấm lên ngày càng nhanh của Trái đất đã được tạp chí Science bình chọn là những sự kiện khoa học đột phá của năm 2007.

Tình hình thực hiện nghị định 115 tại các địa phương

24-12-2007

Để khoa học và công nghệ (KH&CN) đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, ngày 5.9.2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2005/NĐ-CP (Nghị định 115) quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH &CN công lập. Nội dung chủ đạo của Nghị định là giao quyền tự chủ cao về tổ chức, biên chế, tài chính cho các tổ chức KH &CN (kể cả sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp), đổi mới phương thức cấp kinh phí của Nhà nước cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (theo nhiệm vụ, không bao cấp theo số lượng biên chế) và nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn kết tốt nghiên cứu với đào tạo và sản xuất.

Hội thảo giới thiệu sách về xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN

13-12-2007

AGROINFO - Ngày 11/12/2007, Trung tâm Thông tin Phát triển (VDIC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Hà Nội đã tổ chức hội thảo và giới thiệu cuốn sách "Xây dựng một cộng đồng kinh tế ASEAN: từng viên gạch một". Buổi hội thảo được tổ chức với sự giúp đỡ của Bộ phận hỗ trợ Chính sách Kinh tế Nội vùng thuộc Chương trình Hợp tác Phát triển ASEAN-Australia.

Thông báo của Phòng Khoa học - Viện CS & CL PTNNNT

7-12-2007

Kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu đề tài, dự án thuộc vốn ngân sách Nhà nước năm 2007

Niu Di-lân hỗ trợ Việt Nam 1,5 triệu USD để phòng chống cúm gia cầm

6-12-2007

(AGROINFO 6/12/2007) - Đài RFA ngày 3/12 cho biết Niu Di-lân đã cam kết hỗ trợ cho Việt Nam 1,5 triệu USD để phòng chống dịch cúm gia cầm. Theo thỏa thuận vừa được ký kết giữa Cơ quan Viện trợ và Phát triển quốc tế của Niu Di-lân và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, phần lớn số tiền này sẽ được dùng để xây dựng hệ thống theo dõi và giám sát dịch cúm gia cầm ở vùng nông thôn.

Ngân hàng thế giới đánh giá cao dự án Đa dạng hoá nông nghiệp

20-11-2007

Ngân hàng thế giới (WB) và Cơ quan phát triển Pháp (AFD) đã đánh giá cao dự án Đa dạng hoá nông nghiệp, mã số Cr.3099-VN, một trong những dự án nước ngoài lớn nhất do Bộ NN và PTNT quản lý.