TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đồng tiền hạt giống

Ngày đăng: 30 | 06 | 2008

Vẫn biết hai phần trăm ngân sách dành cho KHCN là một cố gắng lớn của Chính Phủ, song ngần ấy chưa đủ minh chứng cho mối quan tâm đặc biệt của Nhà nước đến một động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Không phải tiền ít, mà tiền đi về đâu và để lại dấu ấn gì? Xã hội thiếu quan tâm đến câu hỏi này có thể là ngọn nguồn của những yếu kém hiện nay.

Trước hết, tiền đầu tư cho KHCN là tiền hạt giống (seed money), nó tạo ra những sản phẩm đặc biệt - hạt giống. Sau một thời gian, những hạt giống đó phải sinh sôi nảy nở thành một nền KHCN bắt kịp mặt tiền trên thế giới. Và ngay giờ đây, cũng phải tạo ra một môi trường lành mạnh sao cho những hạt giống ấy đâm hoa kết trái trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước. Sứ mạng của tiền đầu tư cho KHCN là ở đó. Quản lý khoa học theo kiểu ăn đong, nhiệm kỳ, lần này anh “trúng thầu”, lần sau đến lượt tôi, không tính kế lâu dài, chẳng khác nào nhà nông mang thóc giống ra ăn.

Vậy dấu ấn nói lên thành tích sử dụng đồng tiền trong hoạt động KHCN trước hết phải là đội ngũ nghiên cứu ngày càng đông đảo và chuyên nghiệp. Theo kinh nghiệm của những nước đi trước, đội ngũ này phải được tập hợp thành những trung tâm hoặc nhóm nghiên cứu biết cách bám đuổi để có vị trí trên mặt tiền thế giới. Những nước đi sau thường cắm những tinh hoa này vào các trường đại học để tạo ra các thế hệ mới. Bằng cách đó mới có nền đại học và khoa học đích thực.

Thế nhưng, một nhà khoa học nổi tiếng thế giới, sau nhiều năm sinh sống và làm việc ở Hà Nội, vẫn không hiểu nổi tại sao một dân tộc oanh liệt một thời lại để khoa học và đại học Việt Nam chịu cảnh “làng nhàng” (mediocrity) như hiện nay mà không theo đuổi tính chuyên nghiệp. (Thật ra, một số người có trách nhiệm chấp nhận làng nhàng trong hoạt động, nhưng rất thích hoành tráng trong tư duy - PDH).

Phải tìm cách thoát ra khỏi tình trạng làng nhàng hiện nay mới mong hội nhập được với thế giới. Cho nên, việc Quỹ Nghiên Cứu Cơ Bản vừa ra đời, khẳng định công bố quốc tế như tiêu chí cơ bản, là một thắng lợi lớn của khoa học Việt Nam đã cố gắng vượt qua không ít trở ngại nhằm giã từ tình trạng làng nhàng hiện nay.

Nhưng trước mắt là con đường dài đầy thách thức nếu Quỹ quyết tâm theo đuổi những mục tiêu sử dụng đồng tiền như hạt giống. Khoản đầu tư hai vạn USD cho một đề tài không cần biết ứng dụng vào đâu (theo định nghĩa của khái niệm nghiên cứu cơ bản) là không nhỏ trong điều kiện hiện nay. Đây không phải là thành tích chiêu hiền đãi sĩ của người nắm tiền, một cách tính điểm cho người nhận, mà là khoản vay để mua thóc giống.

Thật ra, nghiên cứu cơ bản chỉ là một bộ phận nhỏ trong cộng đồng khoa học ở nước ta cũng như trên thế giới. Cho nên thành tích còn đang ở phía trước của Quỹ cũng chưa chắc đã mấy ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiến lên một nền khoa học đích thực, nếu chúng ta chỉ dừng lại ở đây.

Trong số 3.584 đầu tạp chí bao gồm 23 ngành khoa học công nghệ do nhà xuất bản Elsevier ấn hành hiện nay, chỉ có 778 thuộc về các ngành toán (103), vật lý (178), hoá học (170), và khoa học sự sống (327). Quá ít so với số đầu tạp chí còn lại, trong đó y học chiếm 832, công nghệ 247, công nghệ hoá chất 135, nông nghiệp 189, máy tính 131 v.v..., vốn được chúng ta xem là nghiên cứu ứng dụng.

SCOPUS lại vừa mới thống kê những công trình và tác giả được nhiều người trích dẫn nhất trong giai đoạn 2004-2007, qua đó có thể thấy hình ảnh về những ngành nghiên cứu “hot” nhất hiện nay trên thế giới. Bài báo được trích dẫn nhiều nhất trong bốn năm qua thuộc về ngành máy tính (3742 lần trích dẫn), khoa học sự sống (3742), vật lý (2900), y học (2723), miễn dịch học (1308), hoá học (1305), công nghệ (1162), khoa học trái đất (1039), nông nghiệp (682), nha khoa (441), y tế (433) v.v... Nhìn chung, nghiên cứu ứng dụng vẫn chiếm đa số về số người tham gia, kinh phí lẫn tính thời sự.

Thật ra, rất khó phân định ranh giới giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Trên thế giới cũng vậy, khi mà các ngành khoa học luôn có xu hướng đan chen nhau tạo thành những khoa học liên ngành và đa ngành. Đây có thể sẽ trở thành thách thức lớn trong điều hành Quỹ chỉ dành riêng cho “nghiên cứu cơ bản”.

Ở các nước, nhà khoa học nào cũng muốn, và phải, công bố công trình trên các tạp chí khoa học quốc tế, bất luận cơ bản hay ứng dụng. Việt Nam không thể là ngoại lệ. Vậy nên sớm tính đến chuyện mở rộng cách quản lý này ra mọi loại hình nghiên cứu khoa học khác.

Phạm Duy Hiển

(Theo Tia sáng)

NỘI DUNG KHÁC

Chiến lược phát triển nông thôn bền vững

30-6-2008

Mục tiêu và cũng là động lực phát triển nông thôn bền vững là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xét trên cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó, nông dân phải là nhân vật trung tâm, người được hưởng lợi trước tiên từ những thành quả của quá trình phát triển.

“Thiên thời, địa lợi” cho nông sản thực phẩm chế biến

24-6-2008

Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài 5 tháng đầu năm 2008 cho thấy, nông lâm nghiệp tiếp tục là lĩnh vực chưa được khơi thông. Trong khi đó, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lại đang tỏ ra có sức hút lớn.

Giải quyết vấn đề "tam nông": Phải bắt đầu từ ruộng đất!

23-6-2008

Buổi hội thảo xoay quanh chủ đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân (còn gọi là tam nông) khu vực Nam bộ tổ chức ngày 9/6, đã "bật" lên nhiều vấn đề có tính đột phá...

Nguồn cung thịt tại các tỉnh miền Nam tăng, sức mua giảm, đẩy giá thịt tiếp tục đi xuống

23-6-2008

Tại TP. Hồ Chí Minh, kể từ đầu tháng 6, chợ Hóc Môn và Bình Điền trở thành 2 chợ đầu mối tập trung các tiểu thương từ các chợ trong nội thành di chuyển ra. Nguồn cung thịt lợn về các chợ đầu mối này ngày càng tăng. Tuần trước, lượng thịt lợn về chợ Hóc Môn trung bình 178 tấn/ngày (tăng 4,1% so với tuần ngày 7/6), chợ Bình Điền trung bình 147 tấn/ngày (tăng 2,8% so với tuần ngày 7/6).

Giá lương thực thế giới tăng khiến hiện tượng xuất khẩu lương thực tiểu ngạch của Trung Quốc tăng đột biến

20-6-2008

Trong thời gian gần đây gạo và bột mỳ trở thành các sản phẩm xuất khẩu tiểu ngạch mới. Hiện nay đất nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Thái Lan cũng đã trở thành đối tượng để Trung Quốc xuất khẩu gạo theo đường tiểu ngạch. Theo nhân viên của Cục Hải quan Quảng Châu cho biết: Năm nay, do giá gạo thế giới tăng, giá gạo trong và ngoài nước chênh lệnh lớn, thậm chí có lúc giá gạo quốc tế cao hơn trong nước tới 4 lần. Sự hấp dẫn do giá cả chênh lệch giữa trong và ngoài nước là nguyên nhân gây nên các vụ án về xuất khẩu lương thực tiểu ngạch. Hải quan các vụ án xuất khẩu tiểu ngạch ở địa phương như Thẩm Quyến, Côn Minh, Nam Ninh, Hàng Châu…ghi lai trong đó đều có xuất khẩu lương thực, như hải quan cửa khẩu Văn Miên Đô, Xà Khẩu liên tục điều tra ra 16 vụ án xuất khẩu lương thực trốn thuế.

Miền Bắc được mùa trong sản xuất vụ đông xuân năm 2008

20-6-2008

Theo số liệu từ Cục trồng trọt (Bộ NNPTNT), tính đến ngày 12/6/2008, với tổng diện tích gieo trồng toàn miền Bắc đạt 1,12 triệu ha; tổng sản lượng ước tính vụ đông xuân của toàn miền Bắc đạt 6,2-6,4 triệu tấn (sản lượng vụ đông xuân năm 2007 chỉ đạt 6,1 triệu tấn). Năng suất bình quân vụ đông xuân 2008 tại các địa phương miền Bắc đạt 5,6-5,9 tấn/ha. Năng suất lúa tại một số tỉnh như Thái Bình, Nam Định đạt từ 6,9-7 tấn/ha.

Tích tụ đất đai và trực canh

19-6-2008

Đề án phát triển toàn diện “Nông nghiệp – nông dân – nông thôn” đang được các cơ quan gấp rút hoàn chỉnh để trình Ban chấp hành trung ương vào cuối tháng 6 này. Báo SGTT phỏng vấn tiến sĩ Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp về những vấn đề liên quan

Lãng quên nông nghiệp - một trở lực của công nghiệp hóa

18-6-2008

TS.Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT, cho rằng, giữa NN và CN có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Theo đó, nếu được đầu tư đúng mức thì cả hai cùng tăng trưởng, nhưng nếu tập trung quá nhiều cho CN mà lãng quên NN, thì hậu quả sẽ khó lường, hơn thế nó còn cản trở, kìm hãm “bánh xe” CN tiến về phía trước, đồng thời làm nảy sinh nhiều bất ổn về mặt xã hội.

Sản xuất lúa vụ ba ở ĐBSCL: Giải pháp tăng lượng gạo xuất khẩu

17-6-2008

Trong bối cảnh giá lương thực tăng cao do nguồn cung ngày càng hạn chế, việc khuyến khích nông dân Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lúa vụ ba là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo TS. Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), nông dân không thể "xé rào" xuống giống tuỳ ý mà phải tuân thủ đúng lịch thời vụ để né rầy nâu và áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng".

Động đất gây thiệt hại cho ngành thủy sản tỉnh Tứ Xuyên 90 triệu USD

18-6-2008

Các quan chức ngành Thuỷ sản Trung Quốc cho biết, trận động đất có sức tàn phá mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua vừa diễn ra tại Trung Quốc đã gây thiệt hại cho ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Tứ Xuyên ước tính hơn 90 triệu USD

Giá thịt lợn tại thị trường miền Nam tiếp tục giảm

16-6-2008

Trái với diễn biến của các tỉnh miền Nam khi mà giá thịt lợn đang giảm do nguồn cung thịt lớn và sức mua giảm, tại Đà Nẵng và Hà Nội, tuần này, giá thịt lợn lại có xu hướng tăng trở lại sau 1 tuần có dấu hiệu giảm. Đà Nẵng là thành phố có tốc độ tăng giá mạnh nhất (1,97% đối với thịt lợn hơi, 1,56% đối với thịt lợn mông sấn).

Nông dân mới thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

16-6-2008

"Vào lúc mùa màng bận rộn thì là nông dân, vào lúc nông nhàn thì là công nhân; làm ngành du lịch hoặc mở cửa hàng trở thành ông chủ." Những năm gần đây, Huyện tự trị các dân tộc của Long Thắng Quảng Tây đã xuất hiện một loạt nông dân mới, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.