TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sản xuất lúa vụ ba ở ĐBSCL: Giải pháp tăng lượng gạo xuất khẩu

Ngày đăng: 17 | 06 | 2008

Trong bối cảnh giá lương thực tăng cao do nguồn cung ngày càng hạn chế, việc khuyến khích nông dân Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lúa vụ ba là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo TS. Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), nông dân không thể "xé rào" xuống giống tuỳ ý mà phải tuân thủ đúng lịch thời vụ để né rầy nâu và áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng".

Hoàn toàn có thể sản xuất lúa vụ ba

ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ngoài 2 vụ lúa chính là đông xuân và hè thu, bà con còn làm thêm lúa vụ ba (xuân hè hoặc thu đông). Mấy năm trước, do dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá hoành hành, các ngành chức năng khuyến cáo nông dân không sản xuất lúa vụ ba. Tuy nhiên, trong tình hình đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng, chỉ canh tác 2 vụ lúa (1,5 - 1, 6 triệu hecta/vụ), mà không làm 3 vụ lúa /năm thì khó đạt diện tích gieo trồng 3, 8 triệu hecta lúa/năm như kế hoạch đề ra.

Có một thực tế là, dù chỉ là “làm thêm” nhưng năng suất lúa vụ xuân hè thường đạt xấp xỉ vụ hè thu, vụ thu đông có thể cao hơn. Vấn đề cần quan tâm là xác định nơi nào có điều kiện thuận lợi về nước và đất cho vụ xuân hè, nơi nào lý tưởng cho vụ thu đông. Nếu điều kiện làm lúa vụ ba được cải thiện, chúng ta có thể tăng diện tích gieo trồng lên 4 - 4, 5 triệu hecta/năm.

Trong vòng mấy thập kỷ qua, ĐBSCL đã chứng kiến bước tiến thần kỳ cả về năng suất, chất lượng trong sản xuất lúa gạo. Diện tích canh tác ngày càng tăng nhờ điều kiện tưới tiêu được cải thiện; các giống lúa cổ truyền, năng suất thấp được thay bằng những giống ngắn ngày, cao sản. Đây chính là tiền đề để nông dân tiến hành sản xuất lúa vụ ba.

Khảo sát của Viện Lúa ĐBSCL ở Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, những nơi có truyền thống làm 3 vụ lúa và 2 năm 7 vụ cho thấy, phần lớn diện tích đều cho năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon. Như vậy, kinh nghiệm tăng vụ lúa ở ĐBSCL đã được áp dụng và tích lũy, bổ sung qua nhiều năm.

Cần áp dụng triệt để kỹ thuật được khuyến cáo

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), vụ đông xuân 2008, ĐBSCL lại trúng mùa lớn, sản lượng lúa đạt trên 10 triệu tấn, tăng hơn vụ đông xuân năm 2007 gần nửa triệu tấn. Nếu làm cả lúa vụ ba, dự kiến tổng sản lượng lúa năm 2008 sẽ đạt trên 21 triệu tấn, tăng gần 1 triệu tấn. Ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật đã có những đóng góp rất ấn tượng trong việc giúp nông dân dập dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn -lùn xoắn lá; làm cho chu kỳ dịch xuất hiện chậm, cường độ giảm và kết thúc sớm hơn.

Không thể phủ nhận là, sản xuất lúa liên tục có thể làm giảm độ màu mỡ của đất; đặc biệt ở những nơi làm bờ bao ngăn cách nước lũ để tăng vụ lúa. Nhiều nông dân cho biết, sau khi có bờ bao ngăn lũ, tuy chủ động thực hiện được 3 vụ lúa, nhưng sau nhiều vụ, năng suất giảm dần, muốn đạt năng suất như trước phải tăng lượng phân urê. Vì vậy, để sản xuất lúa vụ ba hiệu quả, cần chọn địa điểm phù hợp, thuận tiện, những nơi không làm được lúa vụ ba có thể luân canh các cây trồng khác.

Với tất cả những cứ liệu khoa học trên, việc sản xuất 3 vụ lúa ở ĐBSCL là có thể và cần thiết để tăng sản lượng lúa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và tăng lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, để giữ độ phì nhiêu của đất, hạn chế dịch bệnh, cần quy hoạch cụ thể cho từng tiểu vùng sinh thái, đồng thời nghiên cứu xác định giống và kỹ thuật thích hợp; xác định hiệu quả kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. Đơn cử như tại An Giang, lúa vụ ba hàng năm đã góp thêm 350.000 - 400.000 tấn lúa, đưa tỉnh này dẫn đầu cả nước về sản lượng lương thực. Phong trào sản xuất lúa vụ ba ở An Giang bắt đầu từ năm 1990 tại huyện cù lao Chợ Mới với hơn 1.000ha. Do giá lúa trên thị trường ngày càng tăng khiến nông dân liên tục gieo trồng lúa vụ ba; trong đó các huyện Thoại Sơn, Phú Tân và Chợ Mới từ năm 2005 đã đưa toàn bộ diện tích sản xuất lúa hiện có vào sản xuất vụ ba. Theo tính toán của bà con nông dân, hiệu quả của vụ ba không thua kém các vụ chính trong năm, năng suất đạt 4,7 - 4, 9 tấn/ha. Nếu gặp thời tiết thuận lợi, lúa vụ ba có chi phí thấp hơn 500.000 đồng - 1 triệu đồng /ha so với vụ đông xuân và 200.000 - 400.000 đồng /ha so với vụ hè thu.

Về giống và biện pháp kỹ thuật canh tác, ngoài tiêu chuẩn giống lúa đạt năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, cần đặc biệt quan tâm giải pháp rút ngắn thời gian vụ lúa chiếm ruộng bằng giống ngắn ngày như OMCS1490, OMCS 2000... Kỹ thuật canh tác không khác biệt 2 vụ lúa chính là đông xuân và hè thu. Tuy nhiên, bà con cần thay đổi nhận thức như không phun xịt thuốc trừ sâu trước 40 ngày sau sạ; phòng trừ sâu bệnh cho lúa cần quan tâm ngay từ khâu xử lý hạt giống. Nếu áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo khuyến cáo, chắc chắn sản xuất lúa vụ ba ở ĐBSCL sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

(GS.TS Nguyễn Văn Luật)

Theo Kinh tế Nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Động đất gây thiệt hại cho ngành thủy sản tỉnh Tứ Xuyên 90 triệu USD

18-6-2008

Các quan chức ngành Thuỷ sản Trung Quốc cho biết, trận động đất có sức tàn phá mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua vừa diễn ra tại Trung Quốc đã gây thiệt hại cho ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Tứ Xuyên ước tính hơn 90 triệu USD

Giá thịt lợn tại thị trường miền Nam tiếp tục giảm

16-6-2008

Trái với diễn biến của các tỉnh miền Nam khi mà giá thịt lợn đang giảm do nguồn cung thịt lớn và sức mua giảm, tại Đà Nẵng và Hà Nội, tuần này, giá thịt lợn lại có xu hướng tăng trở lại sau 1 tuần có dấu hiệu giảm. Đà Nẵng là thành phố có tốc độ tăng giá mạnh nhất (1,97% đối với thịt lợn hơi, 1,56% đối với thịt lợn mông sấn).

Nông dân mới thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

16-6-2008

"Vào lúc mùa màng bận rộn thì là nông dân, vào lúc nông nhàn thì là công nhân; làm ngành du lịch hoặc mở cửa hàng trở thành ông chủ." Những năm gần đây, Huyện tự trị các dân tộc của Long Thắng Quảng Tây đã xuất hiện một loạt nông dân mới, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Tiêu chuẩn hoá sản xuất xây dựng "Quê hương rau củ qủa "của Trung Quốc

12-6-2008

Từ khi cải cách mở cửa đến nay, ngành sản xuất rau củ quả của Trung Quốc đã được phát triển nhanh chóng, sản lượng năm ngoái vượt qua 580 triệu tấn, lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới. Nhắc đến rau, củ quả của Trung Quốc thì không thể không nhắc tới thành phố Thọ Quang, Sơn Đông, được tôn vinh là Quê hương rau củ quả của Trung Quốc.

Nhà nước phải làm gì cho nông dân?

12-6-2008

Để trợ giúp nông dân hòa nhập vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần thiết phải có sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước.

Giá gạo trên thị trường kỳ hạn Chicago giảm sau khi có tin Việt Nam được mùa

11-6-2008

Tại thị trường Chicago, giá gạo ngày 28-29/5/2008 giảm xuống mức 18.45 USD/cwt và 18.85 USD/cwt (tương đương 407 USD/tấn và 416 USD/tấn); mức thấp nhất từ đầu tháng 5 đến nay. Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân giá gạo sụt giảm vì có nguồn tin sản lượng thu hoạch vụ đông xuân tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được mùa.

Giá thịt tăng cao: tình trạng chung của nhiều quốc gia châu Á

10-6-2008

Tại thị trường trong nước, giá thịt bò tiếp tục tăng mạnh so với tuần trước. TP Hồ Chí Minh là thành phố có mức độ thay đổi giá thấp nhất (0,9%). Hà Nội có tốc độ tăng giá cao nhất (4,2%). So với tháng trước, giá thịt bò đùi tuần này tăng 5,1% tại Cần Thơ, 4,9% ở Hà Nội, 4,2% ở Đà Nẵng và 2,6% ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, so với mức giá trung bình của 5 tháng đầu năm, giá thịt bò đùi tuần này đã tăng từ 13-16% trên tất cả các thị trường.

Cả xã hội cùng lo cho nhà nông

10-6-2008

Dự thảo đề án "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn" đã cơ bản hoàn thành để chuẩn bị trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 7 sẽ diễn ra trong tháng bảy. Là một trong những tác giả của đề án quan trọng này, TS Đặng Kim Sơn - viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện thẳng thắn xung quanh vấn đề "tam nông".

Cả xã hội cùng lo cho nhà nông

9-6-2008

Dự thảo đề án "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn" đã cơ bản hoàn thành để chuẩn bị trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 7 sẽ diễn ra trong tháng bảy. Là một trong những tác giả của đề án quan trọng này, TS Đặng Kim Sơn - viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện thẳng thắn xung quanh vấn đề "tam nông".

Bảo vệ đất sản xuất lúa tốt nhất

9-6-2008

Trong đề án “Phát triển lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2015 và 2020” đang được xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) kiến nghị bảo vệ nghiêm ngặt, lâu dài đất sản xuất lúa tốt nhất, tuyệt đối không chuyển đổi mục đích sử dụng.

Giá gạo thế giới đã bắt đầu ổn định

6-6-2008

Ông Apiradi, Tổng Giám đốc Cơ quan Ngoại thương Thái Lan cho biết, những dấu hiệu từ đầu tháng 5 cho thấy giá gạo thế giới đã bắt đầu ổn định, không như bốn tháng đầu năm 2008. Ông cho biết, nếu kế hoạch tái xuất khẩu của Nhật Bản trở thành hiện thực, giá gạo toàn cầu sẽ giảm mạnh.

Giá thịt lợn tươi sống và chế biến tại các siêu thị tăng mạnh

5-6-2008

Tại các chợ, giá thịt lợn lại có xu hướng giảm trong tuần này. Nếu như tuần trước, Hà Nội là thành phố có tốc đô tăng giá mạnh nhất thì tuần này Hà Nội lại là thành phố có tốc độ giảm giá mạnh nhất. Giá thịt lợn hơi trên 80 giảm 0,7%, giá thịt lợn mông sấn giảm 1,2%. Giá thịt lợn thăn vẫn vững ở mức giá 65.000 đồng/kg tại thị trường An Giang, 70.000 đồng/kg tại thị trường Tiền Giang, 75.000 đồng tại thị trường Bến Tre.