TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhà nước phải làm gì cho nông dân?

Ngày đăng: 12 | 06 | 2008

Để trợ giúp nông dân hòa nhập vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần thiết phải có sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước.

>> Nông dân thời công nghiệp hóa

>> Trăm đường thua thiệt

>> Để người nông dân bớt thua thiệt

Theo chúng tôi, Nhà nước nên ưu tiên các chính sách sau đây:- Chính sách đất đai: Những vấn đề cơ bản của phát triển nông thôn đều xuất phát từ đất đai. Do đó chính sách đất đai chính là sự đột phá cần làm.

Nếu như khoán 10 đã đưa đất đai từ sự quản lý tập trung sang tay người nông dân để họ chủ động sản xuất hiệu quả và đã tạo ra một xung lực mới cho nông nghiệp thì hiện nay cần có một chính sách đất đai làm rõ quyền sở hữu, quyền quản lý, cơ chế chuyển dịch, chuyển nhượng cho thuê để tích tụ đất đai sản xuất hàng hóa lớn.

Cũng cần làm rõ vai trò Nhà nước trong việc hỗ trợ các đối tượng yếu thế của xã hội trong chính sách thu hồi, quy hoạch đất đai để đảm bảo chức năng sản xuất, môi trường và an ninh lương thực. Ở đây, Nhà nước nên chuyển từ quản lý đất đai hành chính hiện nay sang quản lý thị trường đất đai. Cần sửa đổi Luật Đất đai, sao cho nông dân thực sự sử dụng mảnh ruộng của mình một cách lâu dài, ổn định để họ có thể vay vốn, đầu tư.

Ngoài ra, cũng nên cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp (nông dân) cho những ai làm nông nghiệp được phép tích tụ đất nông nghiệp. Như vậy, thị trường đất nông nghiệp sẽ không bị lẫn lộn với các loại đất khác, và cần đảm bảo mặt bằng giá đất để nông dân tiếp cận được. Những nông dân không muốn làm nông nghiệp, sẽ được đào tạo làm nghề khác. Có như vậy mới có thể xây dựng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp và vững mạnh.

Người dân cho rằng, với các khu vực xây dựng công trình công ích, họ có thể nhận đền bù theo giá Nhà nước. Nhưng khi thu hồi đất cho doanh nghiệp đầu tư hoặc kinh doanh theo giá thị trường, thì không thể buộc nông dân hy sinh khi chỉ nhận đền bù theo giá Nhà nước quy định.

Tại nhiều vùng, nông dân bảo nếu doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất đó, sau đó có quyền bán đi bán lại, thì họ cũng xin mua như doanh nghiệp để tổ chức sản xuất nhưng không được chấp nhận. Như vậy, với loại đất nông nghiệp mà các doanh nghiệp thuê, phải coi như đất thương mại có thể giải quyết theo hướng: 1. Giá cả đất đai phải theo giá thị trường; 2. Nông dân có quyền cử đại diện tham gia thương thảo giá đất đền bù; 3. Cho thuê đất, nông dân có quyền được hưởng phần trăm từ tiền thuê đất hàng năm.

Với đất lúa, cấp phép cho đầu tư hạ tầng phải nhất thiết theo quy hoạch. Việc quy hoạch vùng sản xuất lúa, bảo đảm diện tích an ninh lương thực là chiến lược đất đai cấp bách.

- Hạ tầng nông thôn: Chúng ta đang đứng trước khó khăn là nhu cầu hạ tầng nông thôn rất lớn, trong khi nguồn lực Nhà nước lại có hạn. Việc xây dựng hạ tầng nông thôn có thể giải quyết theo hướng: Nhà nước cần xây dựng quy hoạch hạ tầng nông thôn đến cấp xã, từ đó xác định việc nào Nhà nước làm, việc nào kêu gọi tư nhân đầu tư kinh doanh có ưu đãi của Nhà nước; Nhà nước hỗ trợ xây dựng các cơ sở hạ tầng về cung cấp nước sạch cho nông thôn, mạng lưới đường điện, thông tin… có thể ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư. Ở những vùng quá khó khăn, Nhà nước đầu tư, giao cho các doanh nghiệp công ích thực hiện.

Bước đầu nên quy hoạch các thị trấn, thị tứ, các cụm xã… để tiến hành đầu tư tạo ra những trung tâm hạ tầng tốt, một mạng lưới điểm sáng về hạ tầng trong nông thôn. Tại những điểm này, các doanh nghiệp, người dân có thể có đầy đủ hạ tầng hiện đại về đường, điện, thông tin, đi lại, dịch vụ… để sản xuất kinh doanh, tiếp cận thế giới bên ngoài. Chính những điểm sáng hạ tầng này, sẽ thúc đẩy phần còn lại, kết nối và tạo ra sự hài hòa hạ tầng nông thôn mà không lãng phí. Việc xây dựng hạ tầng nông thôn không nên bắt dân đóng góp quá nhiều, hãy cho nông dân được sự bình đẳng như cư dân đô thị trong hỗ trợ đầu tư hạ tầng của Nhà nước.

- Chính sách khoa học công nghệ (KHCN): Nói KHCN cho nông thôn thời gian vừa qua, mọi người nghĩ ngay đến KHCN nông lâm ngư nghiệp. Nông thôn đang thay đổi từng ngày, nhưng những nguồn cung ứng KHCN về các lĩnh vực khác cho nông dân còn rất ít ỏi. Khi nói đến cung ứng KHCN, chúng ta chỉ quan tâm đến nguồn KHCN từ các viện nghiên cứu là chính.

Trong khi đó, chúng ta chưa thực sự tạo ra một thị trường sản phẩm KHCN rộng lớn mà nguồn cung ứng có thể từ doanh nghiệp, hộ nông dân, trang trại và các cơ sở nghiên cứu tư nhân. Nông dân hiện nay đang thiếu thông tin trong lựa chọn sản phẩm KHCN, chất lượng sản phẩm KHCN chưa được kiểm tra quản lý chặt chẽ. Ngoài ra, chúng ta chỉ quan tâm đến các sản phẩm KHCN, mà ít khi nghiên cứu các điều kiện để chuyển giao KHCN. Phần lớn nông dân tiên tiến được hưởng lợi các chính sách chuyển giao KHCN hơn là các nông dân nghèo.

- Thông tin ở nông thôn: Có thể nói thông tin ở nông thôn đã được cải thiện rất nhiều, đó là nhờ phát thanh, truyền hình là nguồn thông tin chính cho người dân nông thôn còn thông tin từ nguồn báo chí, sách thì hầu như vắng mặt tại nông thôn. Nhà nước nên có chính sách ưu đãi phát hành, giảm giá báo chí cho các vùng nông thôn để tăng cường đưa báo chí về nông thôn.

- Đào tạo nguồn nhân lực: Việc đào tạo nguồn nhân lực cần được xác định trên cơ sở nông dân cần nghề gì hiện nay và trong 10-20 năm tới. Với đòi hỏi trước mắt, cần hỗ trợ chuẩn hóa, pháp lý hóa các cơ sở đào tạo tư nhân, Nhà nước làm tư vấn đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho đô thị, các khu công nghiệp. Gắn việc đào tạo, sau khi xem xét đủ điều kiện, với việc cấp chứng chỉ nghề nghiệp, thẻ hành nghề.

Nhà nước hỗ trợ các đối tượng nghèo tham gia những chương trình đào tạo này. Với chiến lược lâu dài, cần hỗ trợ con em ở nông thôn được đào tạo tốt từ mẫu giáo đến học nghề, đại học. Cần nhanh chóng ưu đãi mở các trường dạy nghề gắn với đào tạo trung học phổ thông như các nước đã làm, hỗ trợ các em ở nông thôn học nghề gắn với học văn hóa.

- Tăng cường năng lực cán bộ cho nông thôn: Qua nghiên cứu của chúng tôi, có một nghịch lý là tại nhiều địa phương, đến 80-90% cán bộ cơ sở cấp xã được đào tạo về chính trị, nhưng về chuyên môn quản lý nhà nước chỉ có 20-30%, thậm chí nhiều nơi là 0%.

Sự mất cân đối này, là minh chứng cho sự yếu kém của chính quyền cơ sở. Mặt khác, sự luân chuyển cán bộ giữa các cấp, từ xã lên tỉnh và Trung ương, hầu như ít xảy ra và làm cho cán bộ cấp xã không có cơ hội thăng tiến, do đó ít hấp dẫn giới trẻ. Cũng như cán bộ cơ sở, cán bộ các cấp trên, không có kinh nghiệm quản lý, cọ xát thực tiễn dễ dẫn đến lý thuyết suông. Do đó cần thay đổi cơ chế chính sách này.

- Chính sách về đầu tư là quyết định: Nhà nước cần xác định rõ từng vùng sinh thái, sản xuất, an ninh… để quy hoạch cho đầu tư từ nguồn ngân sách và kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư. Hiện nay, các thành phần kinh tế, hộ nông dân không dám đầu tư dài hạn ở nông thôn do sợ rủi ro về quy hoạch.

Quá trình đầu tư ở nông thôn hiện nay chủ yếu là một quá trình từ bên ngoài, do người bên ngoài đến quyết định hơn là chính những người nông thôn. Đôi khi sự ưu đãi cho các nhà đầu tư đến từ bên ngoài lại nhiều hơn chính các nhà đầu tư tại chỗ.

Quá trình đầu tư bị hành chính hóa, ít được điều hành theo cơ chế thị trường, vì vậy có một số nơi đã tạo ra sự chiếm đoạt nguồn lực, cơ hội công ăn việc làm của nông dân. Do vậy, để bảo vệ nông dân trong xu thế hiện nay nên hình thành cơ chế đầu tư theo cơ chế thị trường và minh bạch; giúp nông dân thực sự được tổ chức, có thông tin để đàm phán với các nhà đầu tư nếu lấy đất của họ; tạo ra cơ chế để nông dân tham gia được vào quá trình đầu tư.

LÊ HUY NGỌ (1) - VŨ TRỌNG BÌNH (2)

---------------------------------------------------------

(1) Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(2) Giám đốc Trung tâm Phát triển nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

NỘI DUNG KHÁC

Giá gạo trên thị trường kỳ hạn Chicago giảm sau khi có tin Việt Nam được mùa

11-6-2008

Tại thị trường Chicago, giá gạo ngày 28-29/5/2008 giảm xuống mức 18.45 USD/cwt và 18.85 USD/cwt (tương đương 407 USD/tấn và 416 USD/tấn); mức thấp nhất từ đầu tháng 5 đến nay. Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân giá gạo sụt giảm vì có nguồn tin sản lượng thu hoạch vụ đông xuân tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được mùa.

Giá thịt tăng cao: tình trạng chung của nhiều quốc gia châu Á

10-6-2008

Tại thị trường trong nước, giá thịt bò tiếp tục tăng mạnh so với tuần trước. TP Hồ Chí Minh là thành phố có mức độ thay đổi giá thấp nhất (0,9%). Hà Nội có tốc độ tăng giá cao nhất (4,2%). So với tháng trước, giá thịt bò đùi tuần này tăng 5,1% tại Cần Thơ, 4,9% ở Hà Nội, 4,2% ở Đà Nẵng và 2,6% ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, so với mức giá trung bình của 5 tháng đầu năm, giá thịt bò đùi tuần này đã tăng từ 13-16% trên tất cả các thị trường.

Cả xã hội cùng lo cho nhà nông

10-6-2008

Dự thảo đề án "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn" đã cơ bản hoàn thành để chuẩn bị trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 7 sẽ diễn ra trong tháng bảy. Là một trong những tác giả của đề án quan trọng này, TS Đặng Kim Sơn - viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện thẳng thắn xung quanh vấn đề "tam nông".

Cả xã hội cùng lo cho nhà nông

9-6-2008

Dự thảo đề án "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn" đã cơ bản hoàn thành để chuẩn bị trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 7 sẽ diễn ra trong tháng bảy. Là một trong những tác giả của đề án quan trọng này, TS Đặng Kim Sơn - viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện thẳng thắn xung quanh vấn đề "tam nông".

Bảo vệ đất sản xuất lúa tốt nhất

9-6-2008

Trong đề án “Phát triển lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2015 và 2020” đang được xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) kiến nghị bảo vệ nghiêm ngặt, lâu dài đất sản xuất lúa tốt nhất, tuyệt đối không chuyển đổi mục đích sử dụng.

Giá gạo thế giới đã bắt đầu ổn định

6-6-2008

Ông Apiradi, Tổng Giám đốc Cơ quan Ngoại thương Thái Lan cho biết, những dấu hiệu từ đầu tháng 5 cho thấy giá gạo thế giới đã bắt đầu ổn định, không như bốn tháng đầu năm 2008. Ông cho biết, nếu kế hoạch tái xuất khẩu của Nhật Bản trở thành hiện thực, giá gạo toàn cầu sẽ giảm mạnh.

Giá thịt lợn tươi sống và chế biến tại các siêu thị tăng mạnh

5-6-2008

Tại các chợ, giá thịt lợn lại có xu hướng giảm trong tuần này. Nếu như tuần trước, Hà Nội là thành phố có tốc đô tăng giá mạnh nhất thì tuần này Hà Nội lại là thành phố có tốc độ giảm giá mạnh nhất. Giá thịt lợn hơi trên 80 giảm 0,7%, giá thịt lợn mông sấn giảm 1,2%. Giá thịt lợn thăn vẫn vững ở mức giá 65.000 đồng/kg tại thị trường An Giang, 70.000 đồng/kg tại thị trường Tiền Giang, 75.000 đồng tại thị trường Bến Tre.

Sáu đột phá lớn về lý luận của cải cách kinh tế ở Trung Quốc

5-6-2008

Hai mươi năm qua, mỗi tiến triển của cải cách thể chế Trung Quốc không thể không dựa vào những đột phá quan trọng của lý luận kinh tế. Có thể nói rằng, nếu không giải phóng tư tưởng, không dẹp bỏ những trở ngại về nhận thức, thì sẽ không có được những thành quả phong phú của cuộc cải cách kinh tế hôm nay.

Diễn đàn Quốc gia về giao đất giao rừng

4-6-2008

Nhận thấy vai trò quan trọng của chính sách giao đất, giao rừng đối trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường rừng trong thời kỳ mới. Ngày 29 tháng 5 năm 2008 tại Khách sạn Melia, Hà Nội, Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Tropenbos International đồng tổ chức Diễn đàn Quốc gia về giao đất giao rừng tại Việt Nam. Tham gia Diễn đàn có hơn 130 đại biểu đến từ cơ quan quản lý ngành (Văn Phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), , các Viện nghiên cứu, trường đại học, đại diện các địa phương, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như GTZ, JICA, SNV, IUCN, FFI,… cũng như các cơ quan truyền thông (Đài truyền hình Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Thông tấn xã,…)

Giá thịt lợn tươi sống và chế biến tại các siêu thị tăng mạnh

3-6-2008

Tại các chợ, giá thịt lợn lại có xu hướng giảm trong tuần này. Nếu như tuần trước, Hà Nội là thành phố có tốc đô tăng giá mạnh nhất thì tuần này Hà Nội lại là thành phố có tốc độ giảm giá mạnh nhất. Giá thịt lợn hơi trên 80 giảm 0,7%, giá thịt lợn mông sấn giảm 1,2%. Giá thịt lợn thăn vẫn vững ở mức giá 65.000 đồng/kg tại thị trường An Giang, 70.000 đồng/kg tại thị trường Tiền Giang, 75.000 đồng tại thị trường Bến Tre.

Công bố báo cáo Thị trường lúa gạo nửa đầu năm 2008 và Triển vọng sắp tới

2-6-2008

Chưa bao giờ chủ đề về Gạo trở nên nóng hổi như hiện nay, nhằm cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách cũng như cộng đồng doanh nghiệp Trung tâm Thông tin PTNNNT công bố báo cáo đặc biệt “Thị trường lúa gạo nửa đầu năm 2008 và Triển vọng sắp tới”.

Dragon Capital đánh giá cao ấn phẩm phân tích thị trường nông sản AGROINFO

31-5-2008

AGROINFO - Chiều ngày 29/5/2008, ông Nguyễn Anh Tuấn, chuyên gia phân tích cao cấp Tập đoàn đầu tư Dragon Capital có buổi gặp gỡ và trao đổi về phân tích và dự báo thị trường nông sản với đại diện Trung tâm Thông tin, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn.