TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sáu đột phá lớn về lý luận của cải cách kinh tế ở Trung Quốc

Ngày đăng: 05 | 06 | 2008

Hai mươi năm qua, mỗi tiến triển của cải cách thể chế Trung Quốc không thể không dựa vào những đột phá quan trọng của lý luận kinh tế. Có thể nói rằng, nếu không giải phóng tư tưởng, không dẹp bỏ những trở ngại về nhận thức, thì sẽ không có được những thành quả phong phú của cuộc cải cách kinh tế hôm nay.

1. Lý luận về kinh tế thị trường XHCN

- Đã đột phá vào những quan điểm có tính chất chế độ và thuộc tính giai cấp của kinh tế thị trường, xây dựng nên lý luận kinh tế thị trường vừa có thể phục vụ cho CNTB lại vừa có thể phục vụ cho CNXH.

- Đã đột phá vào lý luận truyền thống cho rằng chế độ công hữu của CNXH không thể kết hợp với kinh tế thị trường; xây dựng nên lý luận chế độ công hữu có thể kết hợp được với kinh tế thị trường.

- Đã đột phá vào quan niệm cho rằng chế độ công hữu của CNXH phải thuần nhất, xây dựng nên lý luận coi công hữu là chủ thể, nhiều loại sở hữu cùng phát triển.

- Đã đột phá vào lý luận coi phân phối theo lao động là phương thức duy nhất; xây dựng nên lý luận coi phân phối theo lao động là chủ thể, nhiều loại phương thức phân phối đồng thời cùng tồn tại.

2. Lý luận về giai đoạn đầu của CNXH và lý luận mang đặc sắc Trung Quốc

- Đã đột phá vào quan niệm cho rằng CNXH chỉ có tính chung, tính phổ biến, xây dựng nên lý luận các nước XHCN đều có tính đặc thù, có thể đi con đường đặc sắc của mình.

- Đã đột phá vào quan niệm cho rằng CNXH chỉ có học tập Liên Xô, chỉ có thể sao chép, chuyển dịch theo, xây dựng nên lý luận CNXH phải học tập, tiếp thu mọi thành quả văn minh của loài người để sử dụng cho mình.

- Đã đột phá vào quan niệm "quá độ nghèo", "quá độ nhanh", xây dựng nên lý luận CNXH của Trung Quốc vẫn nằm trong giai đoạn đầu của CNXH, cải cách và phát triển phải xuất phát từ tình hình của giai đoạn đầu.

3. Lý luận về chế độ sở hữu và hình thức thực hiện của chế độ sở hữu.

- Đã phá bỏ quan niệm truyền thống sợ "tư nhân", sợ "tư bản chủ nghĩa", hạn chế sự phát triển của kinh tế phi công hữu, xây dựng nên lý luận có thể mạnh dạn lợi dụng mọi hình thức sở hữu phù hợp với điều "3 có lợi", mọi phương thức kinh doanh và hình thức tổ chức phản ánh quy luật của nền sản xuất xã hội hoá.

- Đã phá bỏ quan niệm coi kinh tế quốc hữu là hình thức cao cấp của chế độ công hữu, kinh tế tập thể là hình thức thấp nhất của chế độ công hữu, hình thức thấp nhất phải quá độ sang hình thức cao cấp; xây dựng nên lý luận cho rằng kinh tế quốc hữu và kinh tế tập thể không phân biệt cao hay thấp, phải cùng phát triển trong cạnh tranh bình đẳng.

- Đã phá bỏ quan niệm cho rằng kinh tế quốc hữu càng lớn càng công hữu càng tốt, là đặc trưng của nền kinh tế XHCN; xây dựng nên lý luận cho rằng vai trò chủ đạo của kinh tế quốc hữu chủ yếu biểu hiện ở sức khống chế và sức ảnh hưởng, tiến hành điều chỉnh đối với bố cục và kết cấu sở hữu của kinh tế quốc hữu.

- Đã phá bỏ quan niệm cho rằng kinh tế phi công hữu là thuộc tính xã hội của kinh tế TBCN, là sự bổ sung có ích của chế độ công hữu XHCN; xây dựng nên lý luận kinh tế phi công hữu là bộ phận tổ thành quan trọng của nền kinh tế thị trường XHCN, lấy công hữu làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển là chế độ kinh tế cơ bản của CNXH.

- Đã phá bỏ quan niệm cho rằng chế độ sở hữu và hình thức thực hiện của nó không tách rời nhau, đồng nhất hoá hình thức thực hiện chế độ công hữu; xây dựng nên lý luận chế độ sở hữu và hình thức thực hiện của nó là có sự khác nhau, cần tìm tòi hình thức thực hiện đa dạng hoá của chế độ công hữu.

4. Lý luận về chế độ cổ phần và hợp tác cổ phần

- Cuộc tranh luận về chế độ cổ phần là tư hữu hay công hữu, đã làm rõ chế độ cổ phần vừa không mang họ "công" (công hữu) cũng không mang họ "tư" (tư hữu), mà là kinh tế sở hữu hỗn hợp có thể dung hợp "công" và "tư" thành một thể. Nếu là quốc hữu và tập thể khống chế cổ phần thì sẽ mang tính chất công hữu; nếu là tư doanh và thương nhân nước ngoài khống chế cổ phần thì mang tính chất tư hữu.

- Cuộc tranh luận về chế độ cổ phần là kinh tế TBCN hay kinh tế XHCN, đã làm rõ nó vừa không phải họ "tư" (TBCN) cũng không phải họ "Xã" (XHCN), mà là một hình thức tổ chức vốn của chế độ xí nghiệp hiện đại, là hình thức thực hiện có hiệu quả phù hợp với yêu cầu kinh tế thị trường của kinh tế quốc hữu.

- Cuộc tranh luận về chế độ hợp tác cổ phần là kinh tế gì, đã làm rõ kinh tế hợp tác cổ phần vừa không phải là chế độ cổ phần, cũng không phải là chế độ hợp tác, mà là một hình thức thực hiện của kinh tế công hữu loại hình mới mang một số đặc điểm của cả chế độ cổ phần lẫn chế độ hợp tác, là sản phẩm mới mang đặc sắc Trung Quốc, là kinh tế tập thể của sự liên hợp lao động và liên hợp vốn, là một hình thức có hiệu quả của việc cải cách chế độ đối với các xí nghiệp nhỏ quốc hữu.

5. Lý luận về phân phối theo lao động và phân phối theo các yếu tố sản xuất

- Đã đột phá vào quan điểm truyền thống cho rằng phân phối theo lao động là đặc điểm của CNXH, phân phối theo vốn là đặc điểm của CNTB. Đã xác định lý luận kết hợp với nhau giữa phân phối theo lao động và phân phối theo yếu tố sản xuất, kiên trì ưu tiên hiệu quả, chú ý công bằng, có lợi cho việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực, thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững xã hội ổn định.

- Đã đột phá vào quan niệm bình quân chủ nghĩa, xây dựng nên lý luận cho phép và khuyến khích một số người, một số vùng thông qua lao động thành thực, kinh doanh hợp pháp được giàu lên trước.

- Đã đột phá vào quan niệm cho rằng phân phối theo vốn, kỹ thuật thuộc về thu nhập phi pháp, làm rõ lý luận đồng thời quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, cần cho phép và khuyến khích việc phân phối lợi ích thu được theo sự tham gia của các yếu tố sản xuất như vốn, kỹ thuật.

6. Lý luận về công nhân viên chức nghỉ việc (hạ cương) và tái việc làm

- Đột phá vào quan niệm truyền thống cho rằng thất nghiệp là đặc trưng của CNTB, việc làm đầy đủ là đặc trưng của CNXH; xây dựng nên lý luận cho rằng trong các nước XHCN theo đà đi sâu cải cách doanh nghiệp, tiến bộ kỹ thuật và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nhân viên lưu động và công nhân viên chức (CNVC) nghỉ việc là điều không thể tránh khỏi.

- Làm sáng tỏ quan điểm cho rằng nhân viên lưu động và CNVC nghỉ việc là căn bệnh xuất hiện khi cải cách doanh nghiệp; xây dựng nên lý luận cho rằng nhân viên lưu động và CNVC nghỉ việc sẽ đưa lại những khó khăn tạm thời ch một bộ phận CNVC, nhưng căn bản mà nói, điều đó có lợi cho cải cách doanh nghiệp, tiến bộ kỹ thuật, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế, phù hợp với lợi ích lâu dài của giai cấp công nhân.

Đã đột phá vào quan niệm cho rằng CNVC doanh nghiệp Nhà nước nghỉ việc, thuyên chuyển cần phải do Nhà nước bao cấp, xây dựng quan niệm mới cho rằng, Đảng và chính quyền các cấp phải thực hiện những biện pháp tích cực, dựa vào sức mạnh mọi mặt của xã hội, quan tâm và sắp xếp đời sống phải nghỉ việc, làm tốt việc đào tạo nghề, đẩy mạnh các công trình tái tạo việc làm, đồng thời quảng đại CNVC cũng phải thay đổi quan niệm về việc làm, cố gắng thích ứng với yêu cầu của cải cách và phát triển.

Những đột phá lý luận nêu trên, được tập trung phản ánh trong Đại hội XV ĐCS Trung Quốc, là sự tổng kết lý luận của thực tiễn cải cách 20 năm qua, là sự phát triển lý luận của Đại hội XIV và Hội nghị trung ương 3 khoá XIV, hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc "3 điều có lợi" của lý luận Đặng Tiểu Bình, đã cung cấp cơ sở lý luận để giải quyết những vấn đề khó khăn trong giai đoạn công kiên của cải cách ở Trung Quốc.

Xem tin gốc tại:

http://www.vietnamchina.gov.vn/cvweb/vcc/info/Article.jsp?a_no=112154&col_no=554

NỘI DUNG KHÁC

Diễn đàn Quốc gia về giao đất giao rừng

4-6-2008

Nhận thấy vai trò quan trọng của chính sách giao đất, giao rừng đối trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường rừng trong thời kỳ mới. Ngày 29 tháng 5 năm 2008 tại Khách sạn Melia, Hà Nội, Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với Tropenbos International đồng tổ chức Diễn đàn Quốc gia về giao đất giao rừng tại Việt Nam. Tham gia Diễn đàn có hơn 130 đại biểu đến từ cơ quan quản lý ngành (Văn Phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), , các Viện nghiên cứu, trường đại học, đại diện các địa phương, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như GTZ, JICA, SNV, IUCN, FFI,… cũng như các cơ quan truyền thông (Đài truyền hình Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Thông tấn xã,…)

Giá thịt lợn tươi sống và chế biến tại các siêu thị tăng mạnh

3-6-2008

Tại các chợ, giá thịt lợn lại có xu hướng giảm trong tuần này. Nếu như tuần trước, Hà Nội là thành phố có tốc đô tăng giá mạnh nhất thì tuần này Hà Nội lại là thành phố có tốc độ giảm giá mạnh nhất. Giá thịt lợn hơi trên 80 giảm 0,7%, giá thịt lợn mông sấn giảm 1,2%. Giá thịt lợn thăn vẫn vững ở mức giá 65.000 đồng/kg tại thị trường An Giang, 70.000 đồng/kg tại thị trường Tiền Giang, 75.000 đồng tại thị trường Bến Tre.

Công bố báo cáo Thị trường lúa gạo nửa đầu năm 2008 và Triển vọng sắp tới

2-6-2008

Chưa bao giờ chủ đề về Gạo trở nên nóng hổi như hiện nay, nhằm cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách cũng như cộng đồng doanh nghiệp Trung tâm Thông tin PTNNNT công bố báo cáo đặc biệt “Thị trường lúa gạo nửa đầu năm 2008 và Triển vọng sắp tới”.

Dragon Capital đánh giá cao ấn phẩm phân tích thị trường nông sản AGROINFO

31-5-2008

AGROINFO - Chiều ngày 29/5/2008, ông Nguyễn Anh Tuấn, chuyên gia phân tích cao cấp Tập đoàn đầu tư Dragon Capital có buổi gặp gỡ và trao đổi về phân tích và dự báo thị trường nông sản với đại diện Trung tâm Thông tin, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn.

Dự án “Thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam” bước vào giai đoạn khảo sát

29-5-2008

AGROINFO – Dự án “Thông tin thị trường nông nghiệp Việt Nam” (VAMIP) do Cơ sở phía Nam – Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT thực hiện đã chính thức bước vào giai đoạn điều tra từ ngày 27/05/2008. Cuộc điều tra ban đầu được tiến hành trên 9 tỉnh và dự kiến sẽ kéo dài đến giữa tháng 6 năm 2008.

Động đất ở Tứ Xuyên gây thiệt hại về kinh tế 7,085 tỷ NDT

30-5-2008

Trận động đất ngày 12/5 ở Văn Sơn đã gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế là 7,085 tỷ nhân dân tệ (NDT), thiệt hại về nông nghiệp là 1,8 tỷ trong đó có 980 nghìn mẫu đất canh tác bị thiệt hại, diện tích chịu thiên tai là 560 nghìn mẫu, diện tích tuyệt thu là 250 nghìn mẫu, diện tích lương thực là 270 nghìn mẫu

Các doanh nghiệp với nền kinh tế Trung Quốc hiện nay

28-5-2008

Ngay khi thực hiện cải cách và mở cửa kinh tế vào cuối thập kỷ 70, Trung Quốc đã chủ trương xóa bỏ chính sách “nhất đại nhị công” - càng xây dựng nhiều hơn các đơn vị kinh tế lớn và thuộc sở hữu công cộng, càng có tính chất xã hội chủ nghĩa -; đồng thời khuyến khích phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế công hữu giữ vai trò chủ đạo. Gần 18 năm qua, kết cấu sở hữu trong nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi sâu sắc; số doanh nghiệp thuộc các loại thành phần khác nhau tăng lên rất nhanh chóng và có vai trò hết sức to lớn trong việc làm nên sự phồn vinh cho đất nước. Điều đó thể hiện càng rõ rệt kể từ đầu thập kỷ 90. Đội ngũ các doanh nghiệp tăng nhanh

Hoạt động ưu tiên của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

28-5-2008

AGROINFO – Ngày 23/05/2008, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) đã có buổi làm việc với Viện Nông nghiệp và Kinh tế Tài nguyên Australia (ABARE) về các hoạt động ưu tiên của Viện. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (CARD).

Hà Nội: Giá các loại thịt tăng mạnh

27-5-2008

Việc dịch lợn tai xanh dần được kiểm soát tại các tỉnh miền Bắc đã làm cho giá thịt lợn tại thị trường Hà Nội tăng trở lại. Tuần này, giá thịt lợn hơi trên 80 kg không có sự thay đổi ở thị trường Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh, nhưng lại tăng 2,7% ở Đà Nẵng và tăng 1,4% ở Hà Nội. Khác với giá lợn hơi, giá thịt lợn mông sấn tuần này tăng trên tất cả các thị trường so với tuần trước. Hà Nội trở thành thành phố có tốc độ tăng giá mạnh nhất (tăng 2,7%), sau đó là Đà Nẵng (tăng 2,4%), Cần Thơ (tăng 2%) và cuối cùng là TP. Hồ Chí Minh (tăng 1,2%).

“Nới rộng gấp 4 lần hoặc bỏ hạn điền”

26-5-2008

Tại buổi tọa đàm về các vấn đề “tam nông” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức ngày 24-5-2008, nhiều đề xuất táo bạo được các chuyên gia và các nhà khoa học đề cập. Tuy nhiên, trong phạm vi cuộc toạ đàm, những ý kiến này được coi là quan điểm của từng cá nhân. NTNN xin lược thuật để rộng đường dư luận.

Giá gạo trên thị trường thế giới: tiếp tục cao trong ngắn hạn

23-5-2008

Dự báo giá gạo nội địa của Việt Nam sẽ vững ở mức trên 900 USD/tấn trong 2 hoặc 3 tháng tới, còn giá gạo xuất khẩu sẽ ở mức từ 850-950 USD/tấn do nhu cầu lương thực trên thế giới vẫn tiếp tục tăng.

Bài học từ việc đầu tư chưa thoả đáng vào nông nghiệp của TQ

22-5-2008

Nỗi lo không trồng đủ ngô, lúa mì hay lúa gạo để nuôi sống người dân đã thúc ép Trung Quốc hành động ngay trong năm nay, nhưng dường như Bắc Kinh làm quá ít và quá muộn để vượt qua các lực lượng hùng mạnh của tiến trình đô thị hoá.