TIN TỨC-SỰ KIỆN

Động đất ở Tứ Xuyên gây thiệt hại về kinh tế 7,085 tỷ NDT

Ngày đăng: 30 | 05 | 2008

Trận động đất ngày 12/5 ở Văn Sơn đã gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế là 7,085 tỷ nhân dân tệ (NDT), thiệt hại về nông nghiệp là 1,8 tỷ trong đó có 980 nghìn mẫu đất canh tác bị thiệt hại, diện tích chịu thiên tai là 560 nghìn mẫu, diện tích tuyệt thu là 250 nghìn mẫu, diện tích lương thực là 270 nghìn mẫu

Ngành nông nghiệp của Tứ Xuyên rất phát triển nơi đây còn được mạnh danh “Vương quốc thiên phủ”. Sản lượng lúa hang năm đứng đầu cả nước tiếp đến là các sản phẩm như lúa mỳ, bông, tơ, cải dầu, chè…chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Trung Quốc.

Theo thống kê và dự toán của sở Nông nghiệp Tứ Xuyên, trận động đất ngày 12/5 ở Văn Sơn đã gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế là 7,085 tỷ nhân dân tệ (NDT), thiệt hại về nông nghiệp là 1,8 tỷ trong đó có 980 nghìn mẫu đất canh tác bị thiệt hại, diện tích chịu thiên tai là 560 nghìn mẫu, diện tích tuyệt thu là 250 nghìn mẫu, diện tích lương thực là 270 nghìn mẫu, các nông sản canh tác kinh tế khác chiếm 710 vạn mẫu (như cải dầu 140 vạn mẫu). Trong vùng thiên tai có khoảng 40 nghìn mẫu ruộng lúa nước không thể gieo cấy đúng vụ do thiếu nước.

Chú thích : 1 nhân dân tệ = 2,400 VNĐ

1 mẫu = 666 m2

NỘI DUNG KHÁC

Các doanh nghiệp với nền kinh tế Trung Quốc hiện nay

28-5-2008

Ngay khi thực hiện cải cách và mở cửa kinh tế vào cuối thập kỷ 70, Trung Quốc đã chủ trương xóa bỏ chính sách “nhất đại nhị công” - càng xây dựng nhiều hơn các đơn vị kinh tế lớn và thuộc sở hữu công cộng, càng có tính chất xã hội chủ nghĩa -; đồng thời khuyến khích phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế công hữu giữ vai trò chủ đạo. Gần 18 năm qua, kết cấu sở hữu trong nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi sâu sắc; số doanh nghiệp thuộc các loại thành phần khác nhau tăng lên rất nhanh chóng và có vai trò hết sức to lớn trong việc làm nên sự phồn vinh cho đất nước. Điều đó thể hiện càng rõ rệt kể từ đầu thập kỷ 90. Đội ngũ các doanh nghiệp tăng nhanh

Hoạt động ưu tiên của Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

28-5-2008

AGROINFO – Ngày 23/05/2008, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD) đã có buổi làm việc với Viện Nông nghiệp và Kinh tế Tài nguyên Australia (ABARE) về các hoạt động ưu tiên của Viện. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (CARD).

Hà Nội: Giá các loại thịt tăng mạnh

27-5-2008

Việc dịch lợn tai xanh dần được kiểm soát tại các tỉnh miền Bắc đã làm cho giá thịt lợn tại thị trường Hà Nội tăng trở lại. Tuần này, giá thịt lợn hơi trên 80 kg không có sự thay đổi ở thị trường Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh, nhưng lại tăng 2,7% ở Đà Nẵng và tăng 1,4% ở Hà Nội. Khác với giá lợn hơi, giá thịt lợn mông sấn tuần này tăng trên tất cả các thị trường so với tuần trước. Hà Nội trở thành thành phố có tốc độ tăng giá mạnh nhất (tăng 2,7%), sau đó là Đà Nẵng (tăng 2,4%), Cần Thơ (tăng 2%) và cuối cùng là TP. Hồ Chí Minh (tăng 1,2%).

“Nới rộng gấp 4 lần hoặc bỏ hạn điền”

26-5-2008

Tại buổi tọa đàm về các vấn đề “tam nông” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức ngày 24-5-2008, nhiều đề xuất táo bạo được các chuyên gia và các nhà khoa học đề cập. Tuy nhiên, trong phạm vi cuộc toạ đàm, những ý kiến này được coi là quan điểm của từng cá nhân. NTNN xin lược thuật để rộng đường dư luận.

Giá gạo trên thị trường thế giới: tiếp tục cao trong ngắn hạn

23-5-2008

Dự báo giá gạo nội địa của Việt Nam sẽ vững ở mức trên 900 USD/tấn trong 2 hoặc 3 tháng tới, còn giá gạo xuất khẩu sẽ ở mức từ 850-950 USD/tấn do nhu cầu lương thực trên thế giới vẫn tiếp tục tăng.

Bài học từ việc đầu tư chưa thoả đáng vào nông nghiệp của TQ

22-5-2008

Nỗi lo không trồng đủ ngô, lúa mì hay lúa gạo để nuôi sống người dân đã thúc ép Trung Quốc hành động ngay trong năm nay, nhưng dường như Bắc Kinh làm quá ít và quá muộn để vượt qua các lực lượng hùng mạnh của tiến trình đô thị hoá.

Xây dựng tiêu chí nông thôn mới ở Việt Nam

22-5-2008

AGROINF - Nhằm xây dựng bộ tiêu chí nông thôn mới và nông nghiệp hiện đại nhằm phục vụ công tác xác định chiến lược PTNNNT trong điều kiện đất nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sáng ngày 16/05/2008 Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) phối hợp với Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổ chức buổi tọa đàm "Xây dựng tiêu chí nông thôn mới" & "Xây dựng tiêu chí nông nghiệp hiện đại".

Quy định mới về tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

20-5-2008

Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Hội thảo "Tổng kết và triển vọng hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và CIRAD"

29-5-2008

Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng CIRAD phối hợp tổ chức nhân dịp ông Gérard Matheron - Tổng giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu và phát triển nông nghiệp (CIRAD) sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Thị trường gạo sẽ đảo chiều

20-5-2008

Khi Hoa Kỳ và Nhật Bản hành động để thay đổi cam kết song phương trong WTO, 1,5 triệu tấn gạo không sử dụng trong kho dự trữ của Nhật Bản sẽ ngay lập tức làm giảm “cơn khát” gạo trên thị trường vào cuối tháng 6/2008 này.

Chính sách cho nông dân - Từ văn bản đến thực tiễn

20-5-2008

Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn. Trong đó, coi nông dân là trung tâm của những hoạch định chính sách lâu dài. Vì thế, đã ra đời hàng loạt chính sách về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi... Tuy nhiên, thực tế thì những chính sách ưu việt này còn mắc nghẽn ở đâu đó, chưa đến hoặc đến chưa đấy đủ tới người dân. Có khi đến thì đã trở nên lạc hậu. Qua thực tiễn sinh động, loạt bài viết lần này, chúng tôi muốn tìm hiểu về vấn đề nêu trên. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và của đông đảo bạn đọc...

Phát triển KHCN: Chúng tôi cần thay đổi cơ chế

20-5-2008

Ở nước ngoài, hệ thống quản lý bản quyền có khả năng mang lại thu nhập cho cơ quan nghiên cứu khoa học, cho tác giả, từ đó thúc đẩy họ tiếp tục sáng tạo. Hệ thống doanh nghiệp tư nhân của họ sẽ sử dụng những kết quả đăng trên các bài báo, các patent đó để biến thành sản phẩm có ích cho xã hội. Chúng ta chưa làm được điều đó. PGS. TS Lê Huy Hàm, Viện Di truyền Nông nghiệp chia sẻ về những nguyên nhân khiến KHCN Việt Nam chưa phát triển.