TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thị trường gạo sẽ đảo chiều

Ngày đăng: 20 | 05 | 2008

Khi Hoa Kỳ và Nhật Bản hành động để thay đổi cam kết song phương trong WTO, 1,5 triệu tấn gạo không sử dụng trong kho dự trữ của Nhật Bản sẽ ngay lập tức làm giảm “cơn khát” gạo trên thị trường vào cuối tháng 6/2008 này.

Phân tích của Tom Slayton-Cựu biên tập Tạp chí Rice Trader và C.P.Timmer- Giáo sư Đại học Stanford-Hoa Kỳ. Giáo sư C.P.Timmer đang tư vấn cho Trung tâm Thông tin (AGROINFO) BÁO CÁO ĐẶC BIỆT về thị trường lúa gạo sẽ ra mắt cuối tháng 5/2008.

Đón đọc Báo cáo đặc biệt: Thị trường gạo nửa đầu năm 2008 và triển vọng sắp tới, Trung tâm Thông tin, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

Về mặt cung, năm 2007, sản lượng gạo thế giới đạt mức cao, và dự báo năm 2008 tiếp tục đạt kỷ lục cao hơn nữa. Về mặt cầu, Người tiêu dùng gạo thế giới không có biểu hiện đột ngột tăng lượng gạo tiêu dùng cho lương thực. Thương mại gạo thế giới không suy giảm, lượng gạo xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2008 cao hơn 20% so với cùng kỳ năm 2007. Dự trữ gạo thế giới (không tính của Trung Quốc), đạt ổn định trong 5 năm gần đây. Các yếu tố này không cho thấy sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực, cũng như việc giá gạo thế giới có thể bùng nổ.

Việc Ấn Độ đột ngột đưa ra chính sách cấm xuất khẩu gạo, đã nhanh chóng ảnh hưởng đến các nước xuất khẩu khác và cùng đi đến quyết định tương tự. Trong bối cảnh đó, do tâm lý hoảng loạn và nhu cầu tích trữ gạo, các nước nhập khẩu gạo lại có xu hướng tìm mua gạo để đảm bảo nguồn cung ở mức giá nào. Ngoài ra, trong giai đoạn này, nhiều Chính phủ của các nước nhập khẩu lúa gạo đều đang phải giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội trước bầu cử, và vấn đề lạm phát giá lương thực là khó có thể chấp nhận.

Kết quả là, trong những tháng gần đây, giá gạo thế giới tăng lên mức quá cao trong khi lẽ ra các yếu tố cơ bản cung-cầu của thị trường chỉ có thể tác động làm giá tăng với mức độ thấp. Gạo trở thành hàng nông sản có sức mạnh chính trị, ngay cả ở các nước có nền kinh tế phát triển khá ở Châu Á. Trên thực tế, giá gạo tăng cao gấp 3 lần kể từ đầu năm 2008.

Trong thời gian gần đây, đầu cơ gạo trên thị trường gạo kỳ hạn Chicago và Bangkok tăng mạnh. Sản xuất ethanol đang mở rộng trên thế giới, các nhà đầu tư tài chính đang đầu cơ một số loại ngũ cốc, những người được đánh giá là có rất ít hiểu biết về các mặt hàng lương thực này, làm đẩy giá các mặt hàng đầu cơ tăng và gián tiếp làm tăng giá gạo.

Gạo trong kho dự trữ cần những điều kiện bảo quản khắt khe và lâu ngày sẽ kém chất lượng, mất giá. Ngoài ra, khi nguồn cung gạo mới từ các nước sản xuất lúa gạo (Brazil, Uruguay, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam tung ra thị trường cuối năm 2008, giá gạo thế giới sẽ ngay lập tức giảm mạnh, có thể còn một nửa so với mức 1100 USD/tấn hiện nay.

Để biết thêm thông tin xin liên hệ với:

Phạm Hoàng Ngân - Chuyên gia lúa gạo của Trung tâm Thông tin

Email: phamhoangngan@agro.gov.vn

Hoàng Ngân - Agroinfo (biên dịch)

NỘI DUNG KHÁC

Chính sách cho nông dân - Từ văn bản đến thực tiễn

20-5-2008

Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn. Trong đó, coi nông dân là trung tâm của những hoạch định chính sách lâu dài. Vì thế, đã ra đời hàng loạt chính sách về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi... Tuy nhiên, thực tế thì những chính sách ưu việt này còn mắc nghẽn ở đâu đó, chưa đến hoặc đến chưa đấy đủ tới người dân. Có khi đến thì đã trở nên lạc hậu. Qua thực tiễn sinh động, loạt bài viết lần này, chúng tôi muốn tìm hiểu về vấn đề nêu trên. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia và của đông đảo bạn đọc...

Phát triển KHCN: Chúng tôi cần thay đổi cơ chế

20-5-2008

Ở nước ngoài, hệ thống quản lý bản quyền có khả năng mang lại thu nhập cho cơ quan nghiên cứu khoa học, cho tác giả, từ đó thúc đẩy họ tiếp tục sáng tạo. Hệ thống doanh nghiệp tư nhân của họ sẽ sử dụng những kết quả đăng trên các bài báo, các patent đó để biến thành sản phẩm có ích cho xã hội. Chúng ta chưa làm được điều đó. PGS. TS Lê Huy Hàm, Viện Di truyền Nông nghiệp chia sẻ về những nguyên nhân khiến KHCN Việt Nam chưa phát triển.

Truy tìm cội nguồn của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu

19-5-2008

Năm 2007, giá trị sản lượng của ba loại cây trồng như ngô, đậu và lúa mì của Mỹ đã đạt 92,6 tỷ đô la Mỹ. Mỹ cũng là nước xuất khẩu 3 loại lương thực trên đây lớn nhất, nhưng một nửa giá trị sản lượng nắm trong tay các thương gia mua nông sản phẩm trả chậm. Sau khi dòng vốn đầu cơ liên tiếp đẩy giá cả nông sản phẩm như đậu nành tới mức kỷ lục, giá thành nhập khẩu của các nước đang phát triển đã tăng gấp bội, người tiêu dùng cuối cùng phải trả tiền, người dân nghèo khó có thu nhập ít ỏi rất có thể rơi vào hoàn cảnh đói nghèo.

Viện CS&CL PTNNNT tổ chức giao lưu văn nghệ “Tháng 5 nhớ Bác”

19-5-2008

AGROINFO – Trong không khí cả nước sôi nổi tổ chức chào mừng 118 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2008), sáng ngày 18/5/2008 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Viện CS&CL PTNNNT đã tổ chức buổi giao lưu văn nghệ “Tháng 5 nhớ Bác”. Đây cũng là dịp các cơ quan trong Viện giao lưu và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

Hội thảo "Hoạt động Khoa học Công nghệ và Đổi mới trong Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Một số vấn đề của địa bàn Trung du miền Núi phía Bắc"

22-5-2008

Hội thảo do Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN - Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tổ chức.

Diễn đàn khuyến nông "Công tác dồn điền đổi thửa phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn"

20-5-2008

Nhằm tuyên truyền, quảng bá cũng như trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong công tác dồn điền đổi thửa Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia, Báo Nông Nghiệp Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh tổ chức Diễn đàn khuyến nông "Công tác dồn điền đổi thửa phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn"

Hội thảo công bố Báo cáo "Giám sát toàn cầu"

19-5-2008

Báo cáo Giám sát Toàn cầu 2008 đưa ra đánh giá toàn diện về tiến trình thực hiện Các mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) cũng như các chính sách hành động có liên quan. Báo cáo cũng nêu lên thách thức từ việc thay đổi khí hậu và sự bền vững của môi trường, cũng như đánh giá ảnh hưởng của thách thức này đối với quá trình phát triển.

Xây dựng chính sách lúa gạo: Cần cộng đồng doanh nghiệp góp sức

16-5-2008

Trung tâm Thông tin Phát triển NNNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT xin gửi tới Ban Giám đốc Công ty lời chào trân trọng nhất.

Báo cáo thường niên ngành hàng gạo 2007 và triển vọng 2008

16-5-2008

Lần đầu tiên ở Việt Nam, báo cáo Toàn cảnh thị trường và ngành hàng gạo được Trung tâm Thông tin - Viện Chính sách & Chiến lược PTNNNT - Bộ Nông nghiệp & PTNNNT thực hiện và công bố.

Kinh nghiệm xây dựng cơ quan tham mưu chính sách

15-5-2008

Chiều nay (15/5/2008), Giáo sư Ari Kokko, giám đốc nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản, Đại học Kinh tế Stockholm đã có buổi làm việc với Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT về phương thức xây dựng một cơ quan “tham mưu”. Tham gia buổi làm việc có ông Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT cùng đại diện của các Bộ môn, Trung tâm trực thuộc Viện.

Tọa đàm "Xây dựng tiêu chí nông thôn mới" & "Xây dựng tiêu chí nông nghiệp hiện đại"

16-5-2008

Nhằm xây dựng bộ tiêu chí nông thôn mới và nông nghiệp hiện đại nhằm phục vụ công tác xác định chiến lược PTNNNT trong điều kiện đất nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn phối hợp với Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn (Bộ NNPTNT tổ chức buổi tọa đàm "Xây dựng tiêu chí nông thôn mới" & "Xây dựng tiêu chí nông nghiệp hiện đại"

Tháng 4 CPI Trung Quốc tăng 8,5%, nông thôn tăng 9,3% so với cùng kỳ

14-5-2008

Trong tháng 4, chỉ số giá tiêu dùng của nhân dân Trung Quốc (CPI ) tăng 8,5% so với cùng kỳ, trong đó thành phố tăng 8,1%, nông thôn tăng 9,3%; giá cả thực phẩm tăng 22,1%, phi thực phẩm tăng 1,8%, hàng tiêu dùng tăng 10,6%, các loại hình dịch vụ tăng 1,7%. Trong vòng một tháng trở lại đây, tổng chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,1% so với tháng 3; giá thực phẩm giảm 0,1%, trong đó giá thực phẩm tươi sống và trứng lần lượt giảm 9,2% và 0.5%