TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tích tụ đất đai và trực canh

Ngày đăng: 19 | 06 | 2008

Đề án phát triển toàn diện “Nông nghiệp – nông dân – nông thôn” đang được các cơ quan gấp rút hoàn chỉnh để trình Ban chấp hành trung ương vào cuối tháng 6 này. Báo SGTT phỏng vấn tiến sĩ Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp về những vấn đề liên quan

Tại đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện tình trạng người nông dân bắt đầu tích tụ nhiều ruộng đất để sản xuất lớn. Điều này có được đề cập đến trong đề án hay không?

Đây là một trong những câu chuyện quan trọng đang thảo luận. Chủ trương chung là phải tạo điều kiện để nông dân sản xuất lớn. Nhưng có nhiều người đặt vấn đề, mối quan hệ giữa việc tích tụ ruộng đất này với việc lao động dư thừa phải ra khỏi ngành nông nghiệp như thế nào. Những người giao đất lại sẽ đi ra ngoài làm như thế nào, thu nhập ra sao, người nghèo sẽ làm sao...

Đây là những câu chuyện mà (Nhà nước) sẽ phải cân nhắc kỹ giữa người sản xuất lớn và sản xuất nhỏ. Mối tương quan đó phải đảm bảo cân bằng, không thể thiên về một phía được. Chúng ta không thể tăng trưởng sản xuất, chạy theo cơ chế thị trường, mà bỏ mặc người nông dân nghèo không có đất đai, không có nguồn sống.

Nhưng kinh nghiệm thực tế trong nước và quốc tế cho thấy, nếu không tích tụ ruộng đất lớn, thì sẽ không thể hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn được?

Đúng vậy. Nhưng bài toán đặt ra là phải cân bằng giữa vấn đề kinh tế và xã hội. Nếu nó cho phép đi đến đâu, thì chúng ta đi đến đấy.

Trong lịch sử đã có thời gian ruộng đất bị xáo trộn, bị phân chia. Nếu người nông dân lo lắng việc xáo trộn này có thể sẽ lặp lại trong tương lai, thì họ sẽ không tích tụ ruộng đất nữa...

Đề án này đề cập đến điểm quan trọng là phải làm rõ sự ổn định lâu dài của đất đai. Điều này phải được tính lại khi chúng ta điều chỉnh lại luật đất đai. Phải có sự khẳng định cho mọi người yên tâm về thời hạn sử dụng đất, về những trường hợp nào lấy đi và cách thức bồi thường cho họ khi Nhà nước yêu cầu lấy đi.

Tuy nhiên, tôi không tin rằng sẽ có xáo trộn chia lại đất đai. Đây không phải là mong muốn của nông dân, và không phải ý định của Nhà nước. Tinh thần chung là làm thế nào tạo sự ổn định về tâm lý để người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất lâu dài trên mảnh đất của mình.

Nhưng liệu có lo lắng rằng việc tích tụ ruộng đất nông nghiệp sẽ làm phát sinh một thế hệ “địa chủ” mới?

Câu chuyện có vẻ khác. “Địa chủ” nghĩa là có chế độ tá điền, tức là họ có đất nhưng không làm trực tiếp mà thuê người khác làm. Cơ cấu này không liên quan trực tiếp đến câu chuyện quy mô ruộng đất. Nhưng cũng có thực tế là hiện nay có rất nhiều người sống ở khu vực đô thị mua trang trại nhưng họ cũng không trực tiếp sản xuất. Tại đồng bằng sông Cửu Long đã có rất nhiều hộ làm đến hàng chục hecta bằng sức lao động của họ.

Đang có hai câu chuyện khác nhau là chính sách tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất; và chính sách đảm bảo chế độ trực canh, tức là ai có đất thì người đó quản lý và sản xuất toàn bộ đất đai của mình và dùng chính lao động của mình trên mảnh đất đó. Hai chính sách này khác nhau, nhưng liên quan rất chặt chẽ với nhau, phải áp dụng song song. Nhà nước không thể tính đến mình chính sách tập trung hoá đất đai, mà cũng phải tính đến chính sách trực canh để đảm bảo đất đai được sử dụng với hiệu quả cao nhất. Chỉ có mảnh đất trực canh do một gia đình quản lý và gia đình đó huy động sức lao động của mình, hay áp dụng cơ giới hoá thì hiệu quả mới là cao nhất. Còn đa số những trường hợp thuê đất thì không những gây mâu thuẫn xã hội, mà còn có hiệu quả rất thấp.

NỘI DUNG KHÁC

Lãng quên nông nghiệp - một trở lực của công nghiệp hóa

18-6-2008

TS.Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT, cho rằng, giữa NN và CN có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Theo đó, nếu được đầu tư đúng mức thì cả hai cùng tăng trưởng, nhưng nếu tập trung quá nhiều cho CN mà lãng quên NN, thì hậu quả sẽ khó lường, hơn thế nó còn cản trở, kìm hãm “bánh xe” CN tiến về phía trước, đồng thời làm nảy sinh nhiều bất ổn về mặt xã hội.

Sản xuất lúa vụ ba ở ĐBSCL: Giải pháp tăng lượng gạo xuất khẩu

17-6-2008

Trong bối cảnh giá lương thực tăng cao do nguồn cung ngày càng hạn chế, việc khuyến khích nông dân Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lúa vụ ba là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo TS. Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), nông dân không thể "xé rào" xuống giống tuỳ ý mà phải tuân thủ đúng lịch thời vụ để né rầy nâu và áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng".

Động đất gây thiệt hại cho ngành thủy sản tỉnh Tứ Xuyên 90 triệu USD

18-6-2008

Các quan chức ngành Thuỷ sản Trung Quốc cho biết, trận động đất có sức tàn phá mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua vừa diễn ra tại Trung Quốc đã gây thiệt hại cho ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Tứ Xuyên ước tính hơn 90 triệu USD

Giá thịt lợn tại thị trường miền Nam tiếp tục giảm

16-6-2008

Trái với diễn biến của các tỉnh miền Nam khi mà giá thịt lợn đang giảm do nguồn cung thịt lớn và sức mua giảm, tại Đà Nẵng và Hà Nội, tuần này, giá thịt lợn lại có xu hướng tăng trở lại sau 1 tuần có dấu hiệu giảm. Đà Nẵng là thành phố có tốc độ tăng giá mạnh nhất (1,97% đối với thịt lợn hơi, 1,56% đối với thịt lợn mông sấn).

Nông dân mới thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

16-6-2008

"Vào lúc mùa màng bận rộn thì là nông dân, vào lúc nông nhàn thì là công nhân; làm ngành du lịch hoặc mở cửa hàng trở thành ông chủ." Những năm gần đây, Huyện tự trị các dân tộc của Long Thắng Quảng Tây đã xuất hiện một loạt nông dân mới, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Tiêu chuẩn hoá sản xuất xây dựng "Quê hương rau củ qủa "của Trung Quốc

12-6-2008

Từ khi cải cách mở cửa đến nay, ngành sản xuất rau củ quả của Trung Quốc đã được phát triển nhanh chóng, sản lượng năm ngoái vượt qua 580 triệu tấn, lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới. Nhắc đến rau, củ quả của Trung Quốc thì không thể không nhắc tới thành phố Thọ Quang, Sơn Đông, được tôn vinh là Quê hương rau củ quả của Trung Quốc.

Nhà nước phải làm gì cho nông dân?

12-6-2008

Để trợ giúp nông dân hòa nhập vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần thiết phải có sự hỗ trợ rất lớn của Nhà nước.

Giá gạo trên thị trường kỳ hạn Chicago giảm sau khi có tin Việt Nam được mùa

11-6-2008

Tại thị trường Chicago, giá gạo ngày 28-29/5/2008 giảm xuống mức 18.45 USD/cwt và 18.85 USD/cwt (tương đương 407 USD/tấn và 416 USD/tấn); mức thấp nhất từ đầu tháng 5 đến nay. Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân giá gạo sụt giảm vì có nguồn tin sản lượng thu hoạch vụ đông xuân tại Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được mùa.

Giá thịt tăng cao: tình trạng chung của nhiều quốc gia châu Á

10-6-2008

Tại thị trường trong nước, giá thịt bò tiếp tục tăng mạnh so với tuần trước. TP Hồ Chí Minh là thành phố có mức độ thay đổi giá thấp nhất (0,9%). Hà Nội có tốc độ tăng giá cao nhất (4,2%). So với tháng trước, giá thịt bò đùi tuần này tăng 5,1% tại Cần Thơ, 4,9% ở Hà Nội, 4,2% ở Đà Nẵng và 2,6% ở TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, so với mức giá trung bình của 5 tháng đầu năm, giá thịt bò đùi tuần này đã tăng từ 13-16% trên tất cả các thị trường.

Cả xã hội cùng lo cho nhà nông

10-6-2008

Dự thảo đề án "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn" đã cơ bản hoàn thành để chuẩn bị trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 7 sẽ diễn ra trong tháng bảy. Là một trong những tác giả của đề án quan trọng này, TS Đặng Kim Sơn - viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện thẳng thắn xung quanh vấn đề "tam nông".

Cả xã hội cùng lo cho nhà nông

9-6-2008

Dự thảo đề án "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn" đã cơ bản hoàn thành để chuẩn bị trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 7 sẽ diễn ra trong tháng bảy. Là một trong những tác giả của đề án quan trọng này, TS Đặng Kim Sơn - viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trò chuyện thẳng thắn xung quanh vấn đề "tam nông".

Bảo vệ đất sản xuất lúa tốt nhất

9-6-2008

Trong đề án “Phát triển lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2015 và 2020” đang được xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) kiến nghị bảo vệ nghiêm ngặt, lâu dài đất sản xuất lúa tốt nhất, tuyệt đối không chuyển đổi mục đích sử dụng.