TIN TỨC-SỰ KIỆN

Một văn bản, 90% số doanh nghiệp bị "xoá sổ"?

Ngày đăng: 31 | 03 | 2008

Cả trăm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y trên cả nước đang đối mặt với nguy cơ bị "xoá sổ" vào cuối năm 2008 vì chưa có chứng chỉ GMP theo quy định của Cục Thú y đồng nghĩa với việc hàng ngàn lao động mất việc trong bối cảnh giá cả tăng vọt hiện nay...

Hàng ngàn lao động mất việc

GMP là hệ thống các nguyên tắc, yêu cầu nhằm đảm bảo các hãng sản xuất thuốc, các nhà sản xuất chế biến thực phẩm luôn sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng, chất lượng ổn định.

GMP hình thành từ những năm 1960. Ở các nước phát triển đều có tiêu chuẩn GMP riêng cho mình. Các khu vực ASEAN từ năm 1996 có ban hành bộ tiêu chuẩn chung GMP - ASEAN cho sản xuất dược phẩm và y tế. Ở Việt Nam, triển khai GMP, Bộ Y tế làm từ năm 1996, Bộ NNPTNT từ năm 2004.

Ngày 21.1.2008, Cục Thú y có CV số 87/TY-QLT, thông báo về thực hiện lộ trình GMP. Theo đó, hạn cuối cùng để các DN thực hiện tiêu chuẩn GMP đối với dây chuyền sản xuất các loại thuốc tiêm hoặc thuốc uống dạng dung dịch là cuối năm 2008.

Các dây chuyền sản xuất các loại thuốc bột cho uống hoặc trộn thức ăn bắt buộc phải đạt GMP vào cuối năm 2010. Dây chuyền sản xuất thuốc bột pha tiêm và các dạng thuốc khác có hạn cuối cùng vào năm 2012.

Theo Hiệp hội Sản xuất - kinh doanh TTY Việt Nam (HH. TTY), cả nước hiện có 177 DN kinh doanh sản xuất thuốc thú y (TTY) (vì sáp nhập cả thú y thuỷ sản). Trong đó, chỉ khoảng 7 DN có chứng chỉ GMP, chủ yếu là các DN lớn hoặc liên doanh. Ước tính, hết năm 2008 sẽ có vài DN được cấp GMP.

Như vậy, nếu căn cứ "chốt hạ" của Cục Thú y thì dự báo cuối năm nay sẽ có tới 90% số DN vừa và nhỏ chưa lo nổi GMP sẽ buộc phải đóng cửa; đồng nghĩa với hàng ngàn lao động mất việc. Cả trăm DN TTY "choáng váng" vì điều này.

DN phản ứng Cục Thú y - vì sao?

Thực ra khi triển khai GMP năm 2004, Cục Thú y đã "khoá sổ" lộ trình vào năm 2006. Vì vậy với CV 87, cho phép đến hết 2008, cục đã gia hạn thêm 2 năm để có GMP cho mỗi dây chuyền sản xuất thuốc thú y của DN. Việc gia hạn này có báo cho DN từ trước. Sự cứng rắn trong "chốt hạn" lần này của cục nhằm mục tiêu " ít mà tinh còn hơn nhiều mà bát nháo", bởi GMP là con đường duy nhất mà TTY Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng ngoại.

HH.TTY cũng thừa nhận một phần nào sự "bát nháo" của thị trường TTY thời gian qua do ảnh hưởng nền chăn nuôi nhỏ lẻ. Các DN đều "giơ hai tay" ủng hộ tinh thần của Cục Thú y vì một thị trường TTY chuẩn hoá thời hội nhập. Chấp nhận cuộc thanh lọc thực sự khi tuân thủ GMP.

Nhưng tại sao cả hai phía "đồng hướng" mà không "đồng lòng"? Tại sao được ban "ân huệ" thêm 2 năm mà cả trăm DN từ Bắc, Trung, Nam lại vẫn kêu cứu suốt từ tháng 1.2008 tới nay?

Tập thể DN TTY phía nam so sánh: Triển khai GMP, Bộ Y tế bắt đầu từ năm 1996. 8 năm sau (năm 2004), Bộ NNPTNT mới làm. 12 năm triển khai GMP, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu ; huấn luyện kiến thức; đào tạo cán bộ kiểm tra tiêu chuẩn GMP; tiếp nhận các thiết kế xây dựng mở rộng cải tạo của các cơ sở về GMP; tổ chức kiểm tra để cấp chứng chỉ GMP.

Theo QĐ 08/2004 của Bộ NNPTNT và hướng dẫn 431/TY-QLT thì Cục Thú y phải chuẩn bị các bước cần thiết "y trang" Bộ Y tế. Dù lợi thế đi sau nhưng đến nay, theo HH.TTY, Cục Thú y vẫn chưa có ban chỉ đạo GMP; chưa chủ động cung cấp tài liệu hướng dẫn các DN; chưa trực tiếp kiểm tra, cấp GMP cho DN nào. 7 DN có được GMP là nhờ tổ chức khác chứng nhận, còn bản thân cục không hề nhúng tay vào!

Nông nghiệp muốn "đua" với y tế?

Triển khai GMP, 12 năm kể từ 1996, nỗ lực hết sức, đến 2008, ngành y tế mới có được số DN đạt GMP là 76/180 (tỉ lệ 42%). Còn nông nghiệp, mới làm 5 năm từ 2004 đến nay, số DN TTY đạt GMP chỉ đếm trên đầu ngón tay, 7/177 (tỉ lệ 4%).

Vì vậy, với cách làm GMP bất cập nêu trên, nên dù được gia hạn nhưng không ít DN bức xúc đặt vấn đề: Chẳng lẽ Cục Thú y muốn vượt qua Bộ Y tế về tỉ lệ DN đạt GMP bằng cách "bức tử" nhanh gọn các DN vừa và nhỏ?

Không chỉ hàng ngàn lao động có nguy cơ mất việc, HH.TTY cảnh báo, thị trường TTY cả nước tất yếu sẽ thâu tóm trong tay vài "đại gia", tác động không nhỏ tới nền sản xuất chăn nuôi cả nước, mà người phải "gồng mình" không ai khác là người chăn nuôi - vốn đã và đang điêu đứng vì đủ loại dịch bệnh từ cúm gia cầm đến heo tai xanh, LMLM...

(Nguồn: Lao động)

NỘI DUNG KHÁC

Triển vọng thị trường, chất lượng và cơ cấu ngành hàng cà phê 2008

31-3-2008

Ngày 26-3, tại Hà Nội, hội thảo triển vọng thị trường, chất lượng và cơ cấu ngành hàng cà phê 2008 do Viện chính sách và Chiến lược PTNNNT, Bộ NN&PTNT phối hợp với Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp tổ chức.

Công bố báo cáo "Cập nhật kinh tế Đông Á Thái Bình Dương"

1-4-2008

Do Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức

Đánh giá tác động WTO tới Việt Nam

2-4-2008

Do dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP) tổ chức.

Xây dựng Khu vực kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây thu hút sự quan tâm của mọi người

28-3-2008

Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khoá 11 vừa bế mạc, những vấn đề như Trung Quốc hết sức coi trọng như phát triển khu vực duyên hải của Quảng Tây, xác định rõ Khu vực kinh tế Vịnh Bắc Bộ là khu vực trọng điểm trong Chiến lược phát triển miền tây cũng như mở cửa và hợp tác với ASEAN v v...đã thu hút sự quan tâm của các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước

Các quy chế điều hành xuất khẩu của Trung Quôc

26-3-2008

B. Hàng cấm xuất khẩu Các hàng kê theo danh mục hàng cấm nhập khẩu. Các bản thảo, tài liệu, phim ảnh, băng đĩa có liên quan đến bí mật quốc gia. Cổ vật có giá trị. Động vật quý, hoang dã, thực vật (bao gồm cả các tiêu bản) cùng các giống cây, tài liệu có liên quan.

IPSARD tiếp đoàn công tác của Văn phòng Chính phủ Lào

26-3-2008

AGROINFO - Chiều ngày 24 tháng 3 năm 2008, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) đã có buổi làm việc với đoàn công tác do Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Lào dẫn đầu.

Đưa các nhà sản xuất nhỏ vào thị trường nông sản Việt Nam

28-3-2008

AGROINFO – Một đặc điểm của hệ thống nông nghiệp Việt Nam là sản xuất quy mô nhỏ. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà sản xuất nhỏ phải đối mặt với nhiều thách thức khi họ tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu. Nhằm gắn kết các nhà sản xuất nhỏ vào thị trường nông sản Việt Nam, Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp (CAP) phối hợp với chương trình tái cấu trúc thị trường (Regoverning Markets) tổ chức chuỗi hội thảo “Nâng cao khả năng tham gia của các nhà sản xuất nhỏ vào thị trường nông sản Việt Nam” trong 3 ngày 19 – 21 tháng 3 năm 2008.

Miền Bắc, chống "giặc" hạn, cần sức toàn dân

26-3-2008

Đã thành quy luật, cứ đến vụ đông xuân là miền Bắc lại đứng trước nguy cơ hạn hán, tình trạng này ngày càng trở nên trầm trọng hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Mặc dù đã có sự chỉ đạo nhưng nhiều địa phương đang tỏ ra lúng túng với những giải pháp "tạm thời". Để tránh bị động, cần huy động toàn dân trong việc chống hạn và áp dụng những chiến lược lâu dài...

Hai năm thực hiện Nghị định 115: Cốt yếu là thay đổi nhận thức

26-3-2008

Nghị định 115 đã được ví như”khoán 10” trong khoa học hay là “bước đột phá” trong công tác tổ chức hoạt động của các đơn vị khoa học công nghệ. Theo phát biểu của thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nghị định này, mục tiêu của nghị định là “trao cho nhà khoa học quyền tự chủ cao nhất thể hiện bằng quyền tự chủ về tổ chức, nhân sự và tài chính”. Nhưng trên thực tế, vẫn còn một số đơn vị "ngại" tự chủ, mà lý do không hẳn là họ không muốn xa bầu sữa bao cấp.

Báo cáo công tác cải cách hành chính của Bộ NN&PTNT

25-3-2008

Báo cáo công tác cải cách hành chính tháng 3, quý I/ 2008 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 4, quý II / 2008.

Tham tán Kinh tế-CH Ba Lan đánh giá cao việc phát hành hai báo cáo thường niên của Trung tâm Thông tin PTNT

25-3-2008

(AGROINFO) - Chiều ngày 21/03/2008, Ông Wojciech Gerwel, Tham tán Kinh tế - Đại sứ quán Cộng hoà Ba Lan đã tới trao đổi và làm việc với Trung tâm Thông tin PTNT - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT về hai ấn phẩm rất có giá trị “Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt nam 2007, triển vọng 2008” và “Báo cáo thường niên ngành hàng gạo Việt Nam 2007, triển vọng 2008” do Trung tâm phát triển trong năm qua.

Nhiều nhân tố khiến chỉ số CPI tháng 2 ở Trung Quốc đạt mức kỷ lục

24-3-2008

Gần đây Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc công bố số liệu thống kê mới nhất cho thấy, chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố như thiên tai giá lạnh mưa tuyết đóng băng và Tết Nguyên Đán v,v...tháng 2 năm nay Chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc, gọi tắt là CPI tăng 8,7% so với cùng kỳ, đạt mức kỷ lục kể từ năm 1996 đến nay.