TIN TỨC-SỰ KIỆN

Miền Bắc, chống "giặc" hạn, cần sức toàn dân

Ngày đăng: 26 | 03 | 2008

Đã thành quy luật, cứ đến vụ đông xuân là miền Bắc lại đứng trước nguy cơ hạn hán, tình trạng này ngày càng trở nên trầm trọng hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Mặc dù đã có sự chỉ đạo nhưng nhiều địa phương đang tỏ ra lúng túng với những giải pháp "tạm thời". Để tránh bị động, cần huy động toàn dân trong việc chống hạn và áp dụng những chiến lược lâu dài...

Sau rét hại lại đến hạn hán

Chưa hết bàng hoàng bởi thiệt hại nặng nề do đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua, bà con nông dân Bắc Bộ lại đang “méo mặt” bởi nguy cơ hạn hán nghiêm trọng. Hiện, lượng nước tại các sông chính ở miền Bắc như sông Đà, sông Thao, sông Lô đang thiếu hụt khoảng 15 – 30%, có nơi như Tuyên Quang, Thác Bà thiếu tới 60% so với cùng kỳ năm trước.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương, mặc dù đầu tháng 3 nền nhiệt độ miền Bắc tăng và xuất hiện mưa nhỏ trên diện rộng nhưng chỉ cao hơn trung bình nhiều năm một chút, lưu lượng nước trên sông Đà, sông Thao, sông Lô vẫn thấp và khả năng khô hạn chắc chắn sẽ xảy ra. Riêng hồ Hoà Bình, mực nước đã giảm khoảng 5m sau khi mở xả liên tục nhiều đợt từ 15/1/2008 đến cuối tháng 2/2008 để phục vụ đổ ải lúa đông xuân. Ngoài nguy cơ thiếu hụt nguồn điện khoảng 560 triệu kWh, hàng loạt hệ thống thuỷ lợi phụ thuộc vào sông Hồng sẽ không thể hoạt động, nhiều hồ chứa cũng chỉ đạt 30 – 60% dung tích thiết kế. Diện tích đất nông nghiệp bị thiếu nước tưới sẽ vào khoảng 100.000 – 200.000ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương... Riêng các vùng có công trình thuỷ lợi cũng có khoảng 100.000ha bị thiếu nước.

Bà Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương cảnh báo, ngay từ bây giờ, các địa phương khu vực miền Bắc cần chủ động triển khai tích trữ, sử dụng nước tiết kiệm cho sản xuất và sinh hoạt. Bên cạnh đó, tại thượng nguồn các sông lớn còn đang xây dựng những công trình thuỷ điện, thuỷ lợi trọng điểm nên việc điều tiết nước cho các vùng hạ du buộc phải phụ thuộc vào địa phương và các ban ngành, các đơn vị quản lý.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát nhận định, hiện nay khó khăn nhất về nguồn nước tưới cho nông nghiệp là các tỉnh Hà Tây, Hưng Yên. Nếu chúng ta hướng dẫn cho nhân dân thực hiện đầy đủ quy trình cấy tiết kiệm nước thì có thể tiết kiệm được 15 – 20% lượng nước. Trên diện rộng của tỉnh Hà Tây, với tổng diện tích lúa 76.000ha thì có thể tiết kiệm được cả trăm tỷ đồng tiền thuỷ lợi. Bộ trưởng nhấn mạnh: “Về lâu dài phải chuyển đổi trên những diện tích thường xuyên hạn nặng. Ví dụ, có thể trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi, đưa cam quýt, bưởi ra cánh đồng. Việc chống hạn buộc chúng ta phải tính tới quy hoạch những cây, con khác”.

Với kinh nghiệm chống hạn từ 3 năm qua, đến nay, các tỉnh Bắc Bộ đã nạo vét 15,64 triệu m3/16, 4 triệu m3; sửa chữa, bảo dưỡng 3.000 máy bơm, cống lấy nước, công trình điều tiết nước để sẵn sàng lấy nước ngay khi có thể.

“Chiến dịch” chống hạn ở Mai Châu

Những năm gần đây, các hồ chứa có nguy cơ ngày càng cạn kiệt, lượng dòng chảy của các sông, suối trên địa bàn giảm mạnh, vì thế, để chủ động dành được một vụ xuân thắng lợi, huyện Mai Châu (Hoà Bình) đã và đang nỗ lực giảm thiểu khả năng này bằng nhiều phương án chống hạn triệt để.

Từ năm 2006, huyện Mai Châu đã lập kế hoạch thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương giai đoạn 2006 – 2010, theo đó, đề nghị tỉnh Hoà Bình đầu tư xây dựng 35 công trình thuỷ lợi tại 11/22 xã, thị trấn với tổng chiều dài 40,4 km, tổng vốn đầu tư 7.500 triệu đồng, có năng lực tưới cho 418,7ha đất nông nghiệp. Trong năm 2006, huyện đã triển khai xây dựng 4 công trình với tổng số vốn 1.500 triệu đồng, năm 2007 tiếp tục thực hiện 7 công trình với 1.450 triệu đồng. Dự kiến trong năm nay, huyện sẽ tiếp tục hoàn tất công tác kiên cố hoá 2 hệ thống mương Bai ít (xã Mai Hạ) và mương Bai Bán (xã Nà Mèo). Hệ thống thuỷ lợi nội đồng cũng nhanh chóng được khảo sát và tu sửa nhằm kịp thời điều tiết nước, đảm bảo phục vụ tốt cho vụ xuân 2008.

Ông Hà Huy Thục, cán bộ phụ trách thuỷ lợi (Phòng Kinh tế – UBND huyện Mai Châu) cho biết: “Chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi được huyện phát động vào tháng 4 và tháng 11 hàng năm nhằm đẩy mạnh hiệu quả của công tác thuỷ lợi đối với sản xuất nông nghiệp. Năm nay, để chiến dịch triển khai sớm và hiệu quả cao, từ cuối tháng 2/2008, UBND huyện đã ra Chỉ thị số 03/CT-UBND về việc phát động chiến dịch đào, đắp 9.300m3 đất, phát dọn 129.800m2, huy động 11.463 ngày công và gần 172 triệu đồng do nhân dân đóng góp”. Việc hàng ngàn người dân đồng loạt tham gia chống giặc hạn chứng tỏ công tác thuỷ lợi ở Mai Châu được quan tâm đúng mức và có thể chủ động kiểm soát khả năng hạn hán xảy ra trong vụ xuân 2008.

Có thể nói, kiên cố hoá kênh mương và triển khai sâu rộng chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi là hai phương án chống hạn truyền thống được Mai Châu thực hiện khá hữu hiệu để quyết tâm dành thắng lợi trong sản xuất nông nghiệp. Tính đến thời điểm này, toàn huyện Mai Châu đã gieo cấy được khoảng 820ha, cấy lại 450ha với khoảng 28 tấn giống.

Ba Vì sẵn sàng nước tưới cho sản xuất

Khi được dự báo vụ xuân 2008 có thể xảy ra hạn hán nặng, 38.000 - 40.000ha đất trồng trọt của tỉnh có nguy cơ thiếu nước tưới nghiêm trọng, tỉnh Hà Tây nói chung và huyện Ba Vì nói riêng đã tập trung thực hiện hàng loạt phương án chống hạn, giúp bà con yên tâm sản xuất.

Do đặc điểm địa hình nên Ba Vì không xảy ra hạn hán trên diện rộng mà thường tập trung ở khu vực 7 xã miền núi, nặng nhất là Ba Trại, Yên Hoà, Vân Hoà… do không có nguồn nước, hồ đập dự trữ. Toàn bộ diện tích gieo cấy 1.700ha ở những xã này phải phụ thuộc vào... ông trời. Đặc biệt, từ tháng 10/2007 đến nay, lượng mưa trung bình toàn huyện chỉ đạt 1.066mm, thấp hơn cùng kỳ nhiều năm 300-400mm, vì vậy, huyện đã khẩn trương chỉ đạo các ban ngành và bà con ra quân nạo vét, tu sửa kênh mương, đặc biệt là tranh thủ thời điểm hồ Hoà Bình xả nước để tích cực trữ nước vào kênh mương, phục vụ đổ ải và cấy lúa xuân đại trà. Ông Nguyễn Duy Chinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Tính đến tháng 1/2008, toàn huyện đã nạo vét, đào đắp các đầu mối, cửa cống và các tuyến kênh chính, kênh cấp 2 được 33.100m3, phát quang 111.680m2 kênh mương nội đồng… với tổng kinh phí lên tới 279 triệu đồng”.

Đợt rét đậm, rét hại kéo dài vừa qua đã “cướp” của bà con nông dân huyện Ba Vì 1.500ha lúa và 217ha mạ, vì thế, sau khi chỉ đạo bà con khắc phục diện tích gieo cấy bị chết, huyện dốc toàn lực để bảo vệ 6.534ha vừa cấy xong bằng các biện pháp đồng bộ như tuyên truyền bà con thường xuyên theo dõi, chăm sóc lúa; chủ động nguồn nước tưới hợp lý, ở những nơi không chủ động được nước thì chuẩn bị máy bơm, xây dựng dịch vụ thuỷ nông qua các hợp tác xã để sẵn sàng đối phó với tình trạng khô hạn, đồng thời vận động bà con chuyển đổi sang trồng cây ngắn ngày như ngô, lạc, đậu tương để tiết kiệm nước tưới. Đến nay, bà con đã gieo trồng được 711ha lạc, 832ha ngô và khoảng 115ha đậu tương. Điển hình như xã Ba Trại, nếu vụ xuân năm 2007 bà con còn cấy 300ha lúa thì nay chỉ còn khoảng 50 – 60ha do chuyển đổi sang trồng ngô, lạc, trồng cỏ nuôi bò, làm trang trại VAC.

Hiện, toàn huyện có trên 100km kênh mương đã được cứng hoá, ngoài ra còn có 2 trạm bơm Sơn Đà với 10 máy, công suất 1.000m3/giờ, trạm bơm Trung Hà với 24 máy, công suất 1.000m3/giờ. Đặc biệt, UBND tỉnh Hà Tây còn chỉ đạo xây dựng Trạm bơm dã chiến Cầu Bã (lưu vực hồ Suối Hai) nhằm phục vụ nước tưới cho khu vực 7 xã miền núi với quy mô 5 máy bơm, công suất 1.000m3/giờ.

(Theo Kinh tế Nông thôn)

NỘI DUNG KHÁC

Hai năm thực hiện Nghị định 115: Cốt yếu là thay đổi nhận thức

26-3-2008

Nghị định 115 đã được ví như”khoán 10” trong khoa học hay là “bước đột phá” trong công tác tổ chức hoạt động của các đơn vị khoa học công nghệ. Theo phát biểu của thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nghị định này, mục tiêu của nghị định là “trao cho nhà khoa học quyền tự chủ cao nhất thể hiện bằng quyền tự chủ về tổ chức, nhân sự và tài chính”. Nhưng trên thực tế, vẫn còn một số đơn vị "ngại" tự chủ, mà lý do không hẳn là họ không muốn xa bầu sữa bao cấp.

Báo cáo công tác cải cách hành chính của Bộ NN&PTNT

25-3-2008

Báo cáo công tác cải cách hành chính tháng 3, quý I/ 2008 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 4, quý II / 2008.

Tham tán Kinh tế-CH Ba Lan đánh giá cao việc phát hành hai báo cáo thường niên của Trung tâm Thông tin PTNT

25-3-2008

(AGROINFO) - Chiều ngày 21/03/2008, Ông Wojciech Gerwel, Tham tán Kinh tế - Đại sứ quán Cộng hoà Ba Lan đã tới trao đổi và làm việc với Trung tâm Thông tin PTNT - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT về hai ấn phẩm rất có giá trị “Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt nam 2007, triển vọng 2008” và “Báo cáo thường niên ngành hàng gạo Việt Nam 2007, triển vọng 2008” do Trung tâm phát triển trong năm qua.

Nhiều nhân tố khiến chỉ số CPI tháng 2 ở Trung Quốc đạt mức kỷ lục

24-3-2008

Gần đây Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc công bố số liệu thống kê mới nhất cho thấy, chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố như thiên tai giá lạnh mưa tuyết đóng băng và Tết Nguyên Đán v,v...tháng 2 năm nay Chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc, gọi tắt là CPI tăng 8,7% so với cùng kỳ, đạt mức kỷ lục kể từ năm 1996 đến nay.

Lễ ra mắt Đoàn TNCS HCM Viện CS&CL PTNNNT

24-3-2008

Nhằm đẩy mạnh công tác Đoàn và phong trào thanh niên, Chi đoàn Viện Kinh tế - nay là Chi đoàn Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn chính thức được thành lập tháng 5 năm 2005. Sau hơn 2 năm hoạt động, Chi đoàn đã từng bước kiện toàn về mặt tổ chức, lực lượng và có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực. Trong bối cảnh mới, trước sự lớn mạnh nhanh chóng của Chi đoàn, Ban thường vụ Đoàn TNCQ Bộ NN & PTNT quyết định thành lập Đoàn TNCS HCM Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

Hội thảo dự báo "Thị trường, chất lượng và cơ cấu ngành hàng cà phê 2008"

26-3-2008

Sản xuất cà phê ở Việt nam là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều nông dân, đặc biệt là vùng núi và nông thôn, dân tộc ít người. Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, Bộ NN&PTNT phối hợp với Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNNNT tổ chức hội thào dự báo "Thị trường,chất lượng và cơ cấu ngành hàng cà phê 2008"

Phát triển kinh tế của Nhật Bản – con đường đi lên từ một nước đang phát triển

21-3-2008

Nhật Bản là một nước đi sau nhưng đã thành công trong việc bắt kịp với phương Tây từ những năm đầu thế kỷ 20 để trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và cố gắng về cơ bản thành một nước công nghiệp trước năm 2020 thì những kinh nghiệm mà Nhật Bản đã trải qua sẽ rất hữu ích cho Việt Nam. Tuy nhiên, nếu sao chép y hệt những chính sách mà Nhật Bản đã áp dụng trước đây sẽ không thích hợp với Việt Nam vì hoàn cảnh hiện nay đã thay đổi. Việt Nam nên học tập và áp dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo những kinh nghiệm quốc tế. Tôi hy vọng rằng các độc giả sẽ đồng ý với tôi quan điểm này. (Lời tựa cho bản tiếng Việt, Kenechi Ohno)

Nhóm chuyên gia Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ làm việc với Trung tâm Thông tin, Viện CS&CL PTNNNT

21-3-2008

AGROINFO – Sáng 20/03/2008, nhóm chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do ông Larry A.Sivers (Giám đốc Chương trình hợp tác quốc tế) và ông Bob Hale đã có buổi làm việc với Trung tâm Thông tin PTNNNT - Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT trong khuôn khổ chương trình “Các nền kinh tế đang nổi”.

Khuyến nông - khuyến ngư theo hướng sản xuất hàng hóa và thị trường

20-3-2008

Theo Quyết định 37/2008/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT, một trong những yêu cầu đối với các chương trình khuyến nông-khuyến ngư là phải có mục tiêu rõ ràng, đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất và phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, miền, trình độ của người dân. Trao đổi với TS. Tống Khiêm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư Quốc gia xung quanh vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn.

Trung Quốc không thể trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn

20-3-2008

Trong suốt 10 trở lại đây năm nay tính quan trọng của vấn đề lương thực lại được đề cập đến. Do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, giá lương thực không chỉ liên quan đến giá cả các ngành khác mà trên một phương diện nào đó nó còn ảnh hưởng tới toàn cục nền kinh tế .

Trung Quốc không thể trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn

20-3-2008

Trong suốt 10 trở lại đây năm nay tính quan trọng của vấn đề lương thực lại được đề cập đến. Do tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp, giá lương thực không chỉ liên quan đến giá cả các ngành khác mà trên một phương diện nào đó nó còn ảnh hưởng tới toàn cục nền kinh tế .

Trung Quốc tăng số Nông dân làm Đại biểu Quốc hội

20-3-2008

Trung Quốc ngày càng coi trọng bảo vệ quyền lợi chính trị của nông dân. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 11 đang diễn ra ở Bắc Kinh, số đại biểu Quốc hội là lao động nông dân đã tăng lên rõ rệt.