TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trung Quốc tăng số Nông dân làm Đại biểu Quốc hội

Ngày đăng: 20 | 03 | 2008

Trung Quốc ngày càng coi trọng bảo vệ quyền lợi chính trị của nông dân. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 11 đang diễn ra ở Bắc Kinh, số đại biểu Quốc hội là lao động nông dân đã tăng lên rõ rệt.

 Ở Trung Quốc, nông dân chiếm tuyệt đại đa số trong số 1,3 tỷ dân. Do các nguyên nhân lịch sử, giữa thành thị và nông thôn có khoảng cách khá rõ rệt. Những năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường trợ cấp cho nông nghiệp, dốc sức cải thiện điều kiện sản xuất và đời sống của vùng nông thôn. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng ngày càng coi trọng bảo vệ quyền lợi chính trị của nông dân. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 11 đang diễn ra ở Bắc Kinh, số đại biểu Quốc hội là lao động nông dân đã tăng lên rõ rệt.

Ông Vương Lan Thành quê ở vùng nông thôn Tế Ninh tỉnh Sơn Đông đến Bắc Kinh làm công nhân xây dựng đã nhiều năm. Trước kia ông ít khi để tâm đến kỳ họp thường niên của Quốc hội, bởi vì ông cho rằng kỳ họp của Quốc hội đối với ông là xa vời vợi. Thế nhưng, tình hình năm nay đã có sự thay đổi rất lớn. Ông Thành cho biết:

"Hiện nay lao động nông dân chúng tôi đã có đại biểu Quốc hội, đại diện cho tiếng nói của chúng tôi, có thể giúp chúng tôi giải quyết một số vấn đề thực tế, chẳng hạn như vấn đề dây dưa tiền lương, vấn đề học hành của con cái, bảo hiểm xã hội v.v, đều là những điều mà chúng tôi vô cùng phấn khởi".

Sự vui mừng của ông Vương Lan Thành là do có ba lao động nông lần lầu đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc được bầu làm đại biểu Quốc hội. Ông Khang Hậu Minh là một trong số 3 đại biểu đó. Ông Minh cũng là một công nhân xây dựng như ông Vương Lan Thành. Ông cho biết, là đại biểu Quốc hội, ông đã phản ánh những vấn đề mà lao động nông dân đang đối mặt tại Kỳ họp Quốc hội lần này. Ông nói:

"Tôi là một công nhân xây dựng, là lao động nông dân làm việc ở tuyến đầu. Đối với công nhân xây dựng như chúng tôi mà nói, thường phải làm việc ở trên cao, bởi vậy chúng tôi rất mong Nhà nước coi trọng hơn nữa các mặt như bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm y tế, phòng chống các bệnh nghề nghiệp v.v cho chúng tôi".

Ông Vương Lan Thành rất tán thành với kiến nghị này của ông Khang Hậu Minh, và cho rằng đã nói lên những điều tâm huyết của công nhân xây dựng là lao động nông dân. Ông nói, đã có người nói hộ cho chúng tôi, bởi vậy chúng tôi không lo lắng gì nữa khi vào thành phố tìm việc làm.

Ngoài đại biểu Quốc hội là lao động nông dân ra, số đại biểu là nông dân ở cơ sở của Quốc hội khóa này đã tăng trên 70% so với khoá trước. Trong đó còn có một số nông dân thuộc tầng lớp mới, họ xuất thân từ nông dân, có văn hóa, có kỹ thuật và biết kinh doanh. Ông Du Học Văn, đại biểu nông dân đến từ tỉnh Triết Giang là một trong số đó. Trước khi đến Bắc Kinh, ông Du Học Văn-lãnh đạo của một doanh nghiệp chè cỡ lớn đã mời nhiều nhân sĩ chuyên nghiệp giúp ông triển khai công tác điều tra nghiên cứu, ông đã tới thăm các vùng nông thôn, tìm hiểu ý kiến của bà con nông dân. Qua điều tra nghiên cứu, ông Du Học Văn đã nêu ra 4 đề án tại Kỳ họp Quốc hội lần này, trong đó có một đề án về lập pháp đầu tư nông nghiệp. Ông nói:

"Luật Đầu tư nông nghiệp là một đề án thực sự bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nông thôn, bảo đảm quyền lợi cho nông dân. Thông qua Luật Đầu tư nông nghiệp, tôi tin rằng sẽ khiến cho sự phát triển của nông nghiệp và đất nước càng thêm cân đối".

Tại kỳ họp Quốc hội lần này, khả năng thi hành chức trách của các đại biểu nông dân đang dần dần được tăng cường, những kiến nghị và đề án do họ nêu ra ngày càng có tầm vĩ mô và đa nguyên hóa.

Ông Vương Xuân Quang, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu xã hội thuộc Viện Khoa học-Xã hội Trung Quốc cho rằng: các đại biểu đến từ nông thôn sẽ phản ánh một cách trực tiếp lợi ích của nông dân, phát huy ưu thế này của họ sẽ có lợi cho việc giải quyết vấn đề "tam nông". Ông nói:

"Có nhiều đại biểu nông dân tham gia vào cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước, họ sẽ nêu ra càng nhiều đề án. Mong thông qua việc tăng thêm số đại biểu nông dân sẽ thúc đẩy sự ủng hộ của Nhà nước về mặt chính sách và cơ chế cho sự phát triển của nông thôn, hỗ trợ tăng thu nhập cho nông dân".

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo "Các ngành hàng nông sản và động thái lãnh thổ xung quanh các đô thị cấp hai ở các nước phía Nam "

27-3-2008

Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án "Động thái nông nghiệp ở các vùng ảnh hưởng đô thị Đông Nam Á: cạnh tranh về nguồn lợi và xuất hiện các thị trường nông sản mới quanh các đô thị cấp 2" do Ủy ban châu Âu tài trợ từ 2002 đến 2007.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực dân doanh sau một năm gia nhập WTO

19-3-2008

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một chủ trương lớn của Đảng. Sau một năm gia nhập WTO, bên cạnh những thuận lợi chưa từng có, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũ ng đang đứng trước những thách thức to lớn. Để tiếp tục phát triển, cần nhận rõ các ưu thế lẫn các lực cản.

Đề án phát triển khuyến lâm giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến 2020

19-3-2008

Quyết định số 832/QĐ-BNN-KHCN ngày 17 tháng 3 năm 2008 về việc Phê duyệt đề án phát triển khuyến lâm giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến 2020.

Hội thảo "Các ngành hàng nông sản và động thái lãnh thổ xung quanh các đô thị cấp hai ở các nước phía Nam "

28-3-2008

Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án "Động thái nông nghiệp ở các vùng ảnh hưởng đô thị Đông Nam Á: cạnh tranh về nguồn lợi và xuất hiện các thị trường nông sản mới quanh các đô thị cấp 2" do Ủy ban châu Âu tài trợ từ 2002 đến 2007.

Nhà nước tăng hỗ trợ ngư dân, người nghèo

19-3-2008

Ngày 18/3, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.

Xuất nhập khẩu: Đón đầu cơ hội thế giới thiếu lương thực

19-3-2008

"Cho dù đồng đô la xuống giá bất lợi cho xuất khẩu nhưng tình hình chung của thị trường thế giới lại đang có lợi cho xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam", PSG.TS Phạm Tất Thắng - Nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công thương cho biết.

Hội thảo "Kinh nghiệm cấp tỉnh trong xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị"

20-3-2008

Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ Khu vực Tư nhân Việt Nam (VPSSP) do Liên minh Châu Âu tài trợ và được thực hiện bởi Cục phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hội thảo "Nâng cao khả năng tham gia của các nhà sản xuất nhỏ vào thị trường nông sản Việt Nam"

18-3-2008

Hội thảo do Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp (CAP) phối hợp với Chương trình tái cấu trúc thị trường (Regoverning Markets) tổ chức.

Trung Quốc năm nay sẽ đẩy mạnh cải cách cơ chế tài chính tiền tệ nông thôn

17-3-2008

Công tác thí điểm đẩy mạnh điều chỉnh và nới lỏng chính sách cho phép các cơ quan tài chính tiền tệ và ngân hàng thâm nhập vào thị trường vùng nông thôn, tăng cường mức độ hỗ trợ "Nông dân, nông nghiệp và nông thôn" của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Trung Quốc, thúc đẩy Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc cải cách, tiếp tục sâu sắc cải cách Hợp tác xã tín dụng nông thôn, hoàn thiện cơ chế kinh doanh và mô hình phát triển của bảo hiểm nông nghiệp mang tính chính sách v.v.

Hộ thảo "Xã hội hóa có nghĩa là gì và không có nghĩa là gì"

21-3-2008

Việc dùng một khái niệm theo nghĩa khác hẳn nghĩa thông thường là một hiện tượng không xa lạ và có từ cổ xưa. Đấy có thể là sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ, cũng có thể do những lý do khác.

Logic của việc xây dựng chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay

17-3-2008

Tuy rằng nước ta trong nhiều năm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, GDP tăng trưởng 7-8%/năm, GDP trong nông nghiệp tăng trưởng 3-4%/năm, và tỉ trọng này chỉ còn 20% trong GDP của nền kinh tế, nhưng chất lượng tăng trưởng kém, thiếu bền vững. Nghịch lý là 70% dân số và 60% lực lượng lao động nước ta sống và làm việc trong nông nghiệp, nhưng chỉ được hưởng lợi trong khuôn khổ 20% GDP.

Để mặc nông dân xoay sở

16-3-2008

Năm 2007 vừa qua, có thời điểm giá gạo Việt Nam chỉ thấp hơn Thái Lan năm đô la Mỹ/tấn. Nhiều ý kiến cho rằng khoảng cách giữa Việt Nam với “cường quốc” về xuất khẩu gạo đã bị thu hẹp và gạo Việt Nam đã tạo dựng được thương hiệu. Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học An Giang, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu nông thủy sản Việt Nam thuộc Saigon Times Club, lại không nhận định như vậy.