TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xuất nhập khẩu: Đón đầu cơ hội thế giới thiếu lương thực

Ngày đăng: 19 | 03 | 2008

"Cho dù đồng đô la xuống giá bất lợi cho xuất khẩu nhưng tình hình chung của thị trường thế giới lại đang có lợi cho xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam", PSG.TS Phạm Tất Thắng - Nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công thương cho biết.

Thận trọng với việc đô la tụt dốc

Mô tả ảnh.
PGS. TS Phạm Tất Thắng
Theo ông Thắng, đây là đợt giảm giá lớn nhất, nghiêm trọng nhất của đồng đô la từ trước đến nay. Đô la xuống như vậy sẽ đẩy nhiều nước vào tình trạng bất lợi cho xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, chẳng hạn do nền kinh tế Mỹ bị sụt giảm và tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới không được như mong đợi.

Theo dự đoán giá đô la Mỹ trong thời gian tới sẽ biến thiên như thế nào?

- Đồng đô la sụt giảm không hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của chúng ta. Mỹ cũng cho rằng cần xử lý kịp thời vấn đề này ngay trong thời gian tới. Vì vậy có lẽ giá đồng đô la chỉ sụt giảm trong một thời gian ngắn nữa và sẽ được cải thiện. Điều này cũng cần thiết cho tình hình xuất khẩu của chúng ta.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, dưới thời Tổng thống B.Clinton, Mỹ đã chủ động làm giảm giá đồng đô la, sau đó thực hiện phương châm nhận tiền gửi bằng đô la với lãi xuất thấp. Cả thế giới khi đó đã dồn đô la có giá trị thấp vào ngân hàng của Mỹ để gửi.

Việt Nam thời đó cũng gửi 2 tỷ. Khi đã thu được những đồng đô la rẻ trên toàn thế giới rồi thì Mỹ chủ động nâng giá đồng đô la lên và họ trở thành một nguồn cung tiền cho toàn thế giới.

Có ý kiến cho rằng, khi giá đồng đô la giảm mạnh, các nhà xuất khẩu mua hàng trong nước bằng VN đồng với giá cao, nhưng xuất khẩu bán được USD lại giá thấp sẽ rất bất lợi cho họ, đặc biệt là các hợp đồng đã ký từ trước. Ông nghĩ sao?

Vụ trưởng Vụ XNK Bộ Công Thương Phạm Thế Dũng: Chỉ trong chưa đầy một tháng, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) giảm từ 29% (hai tháng đầu năm) xuống còn 23% (ước trong tháng 3). “Nếu trừ dầu thô, KNXK thực chất chỉ tăng khoảng 15%”.
- Thông thường người ta sẽ thoả thuận thiệt hại do nguyên liệu đầu vào. Mỗi bên chịu 1 nửa để giảm thiểu rủi ro. Nhưng các doanh nghiệp của chúng ta chưa chú ý đến chuyện này.

Nhiều doanh nghiệp đang kêu rằng, tất cả đều lên, trừ giá bán ra. Trong trường hợp đó, chúng ta cần đề nghị thương thảo lại. Nếu nhà nhập khẩu nước ngoài muốn có quan hệ làm ăn lâu dài thì họ sẽ thiện chí. Điều này đòi hỏi sự khôn khéo trong cách hành xử. Vì mục đích làm bạn hàng lâu dài của nhau, các doanh nghiệp trên thế giới đều thông hiểu điều này. Biết chia sẻ cùng đối tác là một trong những nguyên tắc của kinh doanh quốc tế hiện nay.

Các Bộ quản lý chỉ đóng vai trò tạo nên môi trường để cho các doanh nghiệp hợp tác với nhau. Bộ Công thương và các cơ quan quản lý khác đã cảnh báo rất nhiều về việc tăng giá từ giữa năm 2007 rồi. Quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải biết sử dụng dịch vụ thông tin một cách có hệ thống và nhạy cảm hơn.

Đón đầu cơ hội thị trường thiếu lương thực

Mô tả ảnh.

Thưa ông, trong bối cảnh hiện nay, thị trường thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu cung về lương thực. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này thế nào?

- Đúng là cho dù đồng đô la xuống giá bất lợi cho xuất khẩu nhưng tình hình chung của thị trường thế giới thì lại đang có lợi cho xuất khẩu mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam. Có thể thấy, ở phía Nam vào cuối năm 2007, đầu năm 2008 được mùa lớn. Còn phía Bắc, cuối năm 2007 gặp phải một đợt rét đậm rét hại bất lợi. Nhưng theo kinh nghiệm truyền thống, sau đợt rét đậm kéo dài như vậy, dịch bệnh, sâu bọ, chuột… phá hoại mùa màng bị tiêu diệt gần hết. Chính điều này đã tạo cơ hội cho vụ mùa sau bội thu.

Trong khi thị trường thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu cung về lương thực, thực phẩm, nhiều chuyên gia nhận định rằng giá nông sản trên thế giới năm 2008 sẽ tăng cao. Như vậy, đây là cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu nông sản, thực phẩm của mình với giá tốt hơn, tạo giá trị gia tăng lớn.

TIN LIÊN QUAN
Nhưng thưa ông, tại hội nghị giao ban xuất khẩu thường kỳ diễn ra hôm qua (14/3) ở TP.HCM các doanh nghiệp đều kêu "lỗ đang chồng lên lỗ". Như vậy, chúng ta biến cái bất lợi thành có lợi như thế nào?

- Vấn đề ở đây là phải điều hành vĩ mô sao cho tốt và có lợi nhất cho quốc gia, trên cơ sở phân chia hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và đặc biệt là của người nông dân. Khi đó chúng ta sẽ biến cái bất lợi trở thành có lợi cho nền kinh tế. Như vậy sẽ có đóng góp nhiều trong việc tăng trưởng kinh tế và chống lạm phát, nâng cao đời sống người dân.

Trong cơ chế thị trường, không có cái gì chỉ là bất lợi và không cũng có cái gì chỉ là thuận lợi. Vấn đề của nó là anh phải biết hành xử sao cho phù hợp giữa năng lực của anh với tình hình chung để hạn chế thấp nhất cái bất lợi hoặc thậm chí là biến cái bất lợi thành cái có lợi cho mình.

Vậy, hiện nay Bộ Công thương đã có những biện pháp nào để đón đầu cơ hội này?

- Bộ Công thương đang có những chỉ đạo rất cụ thể. Chẳng hạn, chống lạm phát chủ yếu bằng đẩy mạnh xuất khẩu, chứ không phải bằng việc giảm nhập khẩu. Có thể nhập khẩu sẽ không giảm về số lượng nhưng sẽ điều chỉnh cơ cấu của nó, không để nhập ô tô hay những hàng xa xỉ phẩm, hoặc hàng cho tiêu dùng quá nhiều, mà tập trung nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất.

Thứ hai, Bộ Công thương đã triệu tập tất cả tham tán của các vùng và giao nhiệm vụ cho từng tham tán phải giúp đỡ cho các doanh nghiệp và khai thông thị trường mình phụ trách để đưa hàng hoá một cách tốt nhất vào thị trường đó.

Thứ ba, gia tăng thêm một số dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ logistic để giảm chi phí xuất khẩu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ cũng chủ trương tập trung phát triển nguyên phụ liệu cho sản xuất, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm trong nước.

(Nguồn: Vietnamnet)

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo "Kinh nghiệm cấp tỉnh trong xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị"

20-3-2008

Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ Khu vực Tư nhân Việt Nam (VPSSP) do Liên minh Châu Âu tài trợ và được thực hiện bởi Cục phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hội thảo "Nâng cao khả năng tham gia của các nhà sản xuất nhỏ vào thị trường nông sản Việt Nam"

18-3-2008

Hội thảo do Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp (CAP) phối hợp với Chương trình tái cấu trúc thị trường (Regoverning Markets) tổ chức.

Trung Quốc năm nay sẽ đẩy mạnh cải cách cơ chế tài chính tiền tệ nông thôn

17-3-2008

Công tác thí điểm đẩy mạnh điều chỉnh và nới lỏng chính sách cho phép các cơ quan tài chính tiền tệ và ngân hàng thâm nhập vào thị trường vùng nông thôn, tăng cường mức độ hỗ trợ "Nông dân, nông nghiệp và nông thôn" của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Trung Quốc, thúc đẩy Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc cải cách, tiếp tục sâu sắc cải cách Hợp tác xã tín dụng nông thôn, hoàn thiện cơ chế kinh doanh và mô hình phát triển của bảo hiểm nông nghiệp mang tính chính sách v.v.

Hộ thảo "Xã hội hóa có nghĩa là gì và không có nghĩa là gì"

21-3-2008

Việc dùng một khái niệm theo nghĩa khác hẳn nghĩa thông thường là một hiện tượng không xa lạ và có từ cổ xưa. Đấy có thể là sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ, cũng có thể do những lý do khác.

Logic của việc xây dựng chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay

17-3-2008

Tuy rằng nước ta trong nhiều năm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, GDP tăng trưởng 7-8%/năm, GDP trong nông nghiệp tăng trưởng 3-4%/năm, và tỉ trọng này chỉ còn 20% trong GDP của nền kinh tế, nhưng chất lượng tăng trưởng kém, thiếu bền vững. Nghịch lý là 70% dân số và 60% lực lượng lao động nước ta sống và làm việc trong nông nghiệp, nhưng chỉ được hưởng lợi trong khuôn khổ 20% GDP.

Để mặc nông dân xoay sở

16-3-2008

Năm 2007 vừa qua, có thời điểm giá gạo Việt Nam chỉ thấp hơn Thái Lan năm đô la Mỹ/tấn. Nhiều ý kiến cho rằng khoảng cách giữa Việt Nam với “cường quốc” về xuất khẩu gạo đã bị thu hẹp và gạo Việt Nam đã tạo dựng được thương hiệu. Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học An Giang, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Xây dựng thương hiệu nông thủy sản Việt Nam thuộc Saigon Times Club, lại không nhận định như vậy.

Phê bình các bộ, địa phương chậm triển khai Nghị định 115

15-3-2008

Ngày 13/3, tại TP.HCM, đại diện Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN) đã phê bình nhiều đơn vị chưa triển khai Nghị định 115 như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Đắc Nông, Phú Thọ...

DN kêu lên Chính phủ khó khăn về tỷ giá, lãi suất

14-3-2008

Đồng USD tiếp tục mất giá, khan hiếm tiền đồng khiến việc vay vốn khó khăn, lãi suất cao... đang đẩy DN xuất khẩu vào hoàn cảnh khó khăn bị dồn nén từ nhiều phía. Nhiều DN lo ngại, nếu tình trạng này kéo dài, mục tiêu xuất khẩu năm 2007 có khả năng bị ảnh hưởng.

Khoa học - công nghệ: Chậm triển khai “khoán 10”

14-3-2008

Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP về chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (tháng 9/2005), nhiều người đã coi đây là cú hích để kết quả nghiên cứu nhanh chóng được đưa vào áp dụng.

8 yêu cầu Luật Đất đai 2003 cần sửa đổi

14-3-2008

Sau 5 năm thực hiện Luật Đất đai (LĐĐ) 2003, bên cạnh những tác dụng tích cực giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được tiến triển, LĐĐ 2003 cũng đã bộc lộ những khiếm khuyết cần phải sửa đổi.

Các vấn đề xã hội trong quá trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế ở Việt Nam (Tập 1)

13-3-2008

Sau 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế. Hiện nay, Việt Nam được coi là một trong những nước đang phát triển thành công nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam không thể phát triển bên vững nếu không giải quyết được các vấn đề xã hội nảy sinh bằng các chiến lược và chính sách kinh tế - xã hội phù hợp.

Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh phát triển nông nghiệp trong Kỳ họp thứ nhất

13-3-2008

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khoá 11 Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhấn mạnh, cần đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp thúc đẩy phát triển nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân.