TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trung Quốc cố gắng ngăn chặn kinh tế từ quá nhanh chuyển sang quá nóng

Ngày đăng: 29 | 01 | 2008

Năm 2007, GDP của Trung Quốc đã đột phá 24 nghìn tỷ đồng nhân dân tệ, tăng 11,4 % so với năm 2006, đây là năm tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1995 đến nay. Năm 2007, vốn đầu tư vào tài sản cố định tăng 24,8%, các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển khá nhanh.

Tổng Cục thống kê Nhà nước Trung Quốc ngày 24 cho biết, kinh tế Trung Quốc năm 2007 tăng 11,4% so với cùng kỳ. Đây là tốc độ kinh tế Trung Quốc tăng trưởng đạt hoặc vượt quá 10% trong 5 năm liền, Tổng Cục trưởng Tổng cục thống kê Nhà nước Trung Quốc Tạ Phục Chiêm mới đây cho biết, kinh tế quốc dân năm 2007 duy trì đà phát triển vững chắc và nhanh chóng. Song ông đồng thời cũng thẳng thắn cho biết, trong quá trình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hiện nay vẫn tồn tại rủi ro từ quá nhanh chuyển sang quá nóng, trong thời gian tới sẽ áp dụng biện pháp hơn nữa, phấn đấu thực hiện kinh tế quốc dân phát triển vừa tốt vừa nhanh.

Trong buổi họp báo do Văn phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức vào ngày 24, ông Tạ Phục Chiêm nói, tình hình tổng thể cuả năm 2007 đã có xu thế tốt đẹp.

"Kinh tế quốc dân đã duy trì đà phát triển vững chắc và nhanh chóng, xuất hiện xu thế vận hành tốt đẹp là tăng trương khá nhanh, ưu hóa kết cấu, nâng cao hiệu quả, cải thiện dân sinh."

Theo hạch toán bước đầu, năm 2007, GDP của Trung Quốc đã đột phá 24 nghìn tỷ đồng nhân dân tệ, tăng 11,4 % so với năm 2006, đây là năm tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1995 đến nay. Năm 2007, vốn đầu tư vào tài sản cố định tăng 24,8%, các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều phát triển khá nhanh. Trong đó sản xuất lương thực Trung Quốc lần đầu tiên thưc̣ hiện sản lượng tăng liên tục trong 4 năm liền kể từ năm 1985 đến nay.

Đầu tư luôn là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng trong gần 2 năm qua. Ông Tạ Phục Chiêm nói, mức phụ thuộc vào nước ngoài của Trung Quốc năm 2007 vẫn khá lớn, cho nên tăng trưởng bền vững và nhanh chóng vòng mới càng phải dựa vào nhu cầu tiêu thụ quy mô lớn, trong khi đó vai trò kích cầu vẫn chưa đủ.

Nguyên nhân dẫn đến kích cầu trong nước chưa đủ mạnh là do vật giá tăng với mức khá cao, giá thực phẩm năm 2007 tăng 12,3 %.

Xuất siêu thương mại với kim ngạch khá cao là một nguyên nhân quan trọng khác kích thích kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao. Năm 2007, xuất siêu thương mại Trung Quốc đạt hơn 260 tỷ đô-la Mỹ, tăng 84,7 tỷ đô-la Mỹ so với năm 2006. Những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng biện pháp, nhằm làm dịu tình trạng mất cân bằng về thu chi quốc tế. Ví dụ như Chính phủ Trung Quốc đã điều chỉnh hoàn thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm, khuyến khích doanh nghiệp và cá nhân ra nước ngoài đầu tư. Đồng thời yêu cầu không ngừng mở rộng quy mô nhập khẩu.

Xét về việc tăng trưởng kinh tế vẫn tồn tại một số mâu thuẫn và vấn đề như: Những rủi ro từ quá nhanh chuyển sang quá nóng, vật giá tăng nhanh v.v, Chính phủ Trung Quốc đã kịp thời đưa ra hàng loạt biện pháp điều chỉnh vĩ mô. Những biện pháp này bao gồm tăng thuế đối với một số sản phẩm xuất khẩu, hủy bỏ việc hoàn thuế xuất khẩu cho một số sản phẩm, thực thi chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm mang tính tài nguyên và trang thiết bị quan trọng; tăng tỷ lệ vốn tự có của các cơ quan tiền tệ. Đứng trước vấn đề chỉ số giá cả tiêu dùng tăng quá nhanh, Trung Quốc đã áp dụng rất nhiều biện pháp đảm bảo việc sản xuất và cung ứng thực phẩm trong đó có thịt lợn, ổn định giá sản phẩm hữu quan.

Đối với hướng phát triển kinh tế Trung Quốc năm 2008, ông Tạ Phục Chiêm bày tỏ lạc quan, ông dự đoán kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ duy trì đà phát triển ổn định và nhanh chóng, nhưng cũng không loại bỏ khả năng tốc độ tăng trưởng chậm lại hoặc giảm xuống phần nào. Nhà kinh tế học Trung Quốc Trương Thự Quang cũng cho rằng, trong tình hình kinh tế thế giới sa sút, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng có thể có phần giảm xuống, nhưng vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng 10%. Ông nói:

"Kinh tế Trung Quốc vẫn có thể đạt mức tăng trưởng 10% trong năm nay, nhưng trong tình hình kinh tế thế giới sa sút hiện nay, thì kinh tế Trung Quốc cũng sẽ có phần giảm xuống, thị trường cổ phiếu Trung Quốc cũng chịu sự tác động của thị trường cổ phiếu thế giới".

Năm 2008, vật gía Trung Quốc vẫn đứng trước áp lực khá lớn. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã coi kiềm chế sự leo thang của vật gía là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong kiểm soát vĩ mô năm nay .

NỘI DUNG KHÁC

Toạ đàm "Nông nghiệp Việt Nam 2008: Mục tiêu và triển vọng"

28-1-2008

(AGROINFO) Năm 2007 đã đi qua với biết bao khó khăn về thời tiết, dịch bệnh và những đợt tăng giá của vật tư nông nghiệp nhưng rất đáng mừng là kết quả sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản đều khả quan, thậm chí có lĩnh vực vượt năm 2006.

Thủ tướng đốc thúc chương trình xóa đói giảm nghèo

28-1-2008

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành , địa phương tăng cường chỉ đạo, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách, giải pháp giảm nghèo.

TS. Phạm Đỗ Chí - Phó TGĐ VinaCapital, cố vấn cao cấp của AGROINFO nhận định về thị trường chứng khoán

25-1-2008

VN-Index xuống dưới ngưỡng 800 điểm đã "xóa sạch" những thành quả mà thị trường chứng khoán đạt được hơn một năm qua. Nguyên nhân vì sao thị trường sụt giảm? Dưới đây là bài viết của ông Phạm Đỗ Chí, Phó Tổng giám đốc điều hành VinaCapital, cố vấn cao cấp của AGROINFO được đăng tải trên Tuoi Tre Online.

Báo cáo Phát triển con người 2007/2008 "Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu"

25-1-2008

Ngày 28/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) dã công bố Báo cáo Phát triển con người 2007/2008 với tiêu đề: " Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu: Tình đoàn kết nhân loại trong một thế giới còn chia cách". Việt Nam là một nước dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu vì có bờ biển dài. Theo đó lũ lụt, bão sẽ nhiều hơn cùng những tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống của người dân.

Hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực - Giải pháp để hội nhập thành công

25-1-2008

Việt Nam được đánh giá là nước có nền kinh tế phát triển năng động của châu á với tốc độ phát triển cao, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước sau 20 năm đổi mới. Đóng góp vào thành tựu chung đó của đất nước không thể không nhắc tới vai trò cực kỳ quan trọng của yếu tố con người. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, cơ cấu nguồn nhân lực ở nước ta còn bất hợp lý, trình độ và chất lượng của nguồn nhân lực còn ở mức thấp, công nhân lành nghề còn thiếu, đội ngũ cán bộ trình độ cao còn chưa bắt kịp khu vực. Đây là một khó khăn khi Việt Nam muốn hội nhập thành công vào sân chơi quốc tế. Để giải quyết vấn đề này, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ trong nước, bắt kịp trình độ khu vực và thế giới, cần có các giải pháp hiệu quả, trong đó cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao.

Thu hút FDI năm 2008: Nông nghiệp có đột phá?

25-1-2008

Mặc dù năm 2007, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam đạt mức kỷ lục cả về lượng và chất với những “siêu” dự án có tổng mức đầu tư hàng tỷ USD được cấp phép. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có một phần rất ít dành cho nông nghiệp. Việc thiếu một chiến lược thu hút FDI dài hạn, hạ tầng yếu kém, kỹ năng lao động thấp, mức độ rủi ro cao... tiếp tục là những trở ngại lớn, ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với nông nghiệp Việt Nam.

Kế hoạch Cải cách hành chính của Bộ giai đoạn 2008 - 2010 (22/01/2008)

25-1-2008

Quyết định số 53/QĐ-BNN-VP ngày 08/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính của Bộ giai đoạn 2008 - 2010.

Công nghệ sinh học Việt Nam đang ở đâu?-Bài 1: Công nghệ sinh học ngày càng chiếm ưu thế trong nông nghiệp thế giới

23-1-2008

Lâu nay, chúng ta đã tiêu tốn rất nhiều giấy mực, hội nghị, hội thảo, mô hình... để tìm ra giải pháp cho việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn. ít ai biết rằng, ứng dụng công nghệ sinh học đang được xem là điều tất yếu để đạt tới nền nông nghiệp sạch, an toàn, đủ năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, do thiếu một “nhạc trưởng” xứng tầm, việc ứng dụng công nghệ vào thực tế sản xuất vẫn là điều xa vời với bà con nông dân và cụm từ “công nghệ sinh học” càng trở nên mông lung...

Thủ tướng nghe "nói thẳng, nói thật"

23-1-2008

Chất lượng của đầu tư công là một chỉ báo then chốt cho sự thành công của Chính phủ trong cải cách. Những người hay nhóm có thế lực chính trị thường lợi dụng các dự án đầu tư công để trục lợi cá nhân và trở nên giàu có một cách bất chính. Với tư cách là chủ đầu tư, Nhà nước không thể cho phép các chương trình đầu tư của mình đi chệch khỏi mục tiêu tối đa hóa lợi ích của quốc gia. Khi đầu tư công trở thành đối tượng của các hành vi trục lợi thì một mặt mục tiêu của dự án đầu tư không được thực hiện, đồng thời gánh nặng chi phí sẽ được đặt lên vai của người dân và nền kinh tế.

Bế mạc Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khoá X

23-1-2008

Sau 9 ngày làm việc khẩn trương, chiều 22.1, Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã hoàn thành chương trình đề ra.

Viết thông điệp Yahoo 360 kiểu mới với Fodey

22-1-2008

Không ít người khi dạo qua các trang web cá nhân đã giật mình tưởng blogger đó là chủ sở hữu một tờ nhật báo riêng, hoặc thay cho một bài viết khô khan, nội dung thông điệp lại được truyền tải nhờ một chú mèo dễ thương...

Viện nghiên cứu tư nhân vẫn bị kì thị!

22-1-2008

Viện Điện - Điện tử - Tin học (EEI) là một trong số ít những viện nghiên cứu tư nhân đã vượt qua được khó khăn để trụ vững và ngày càng phát triển trong bối cảnh công tác xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) là vấn đề khá mới mẻ và thị trường công nghệ ở Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai.