TIN TỨC-SỰ KIỆN

TS. Phạm Đỗ Chí - Phó TGĐ VinaCapital, cố vấn cao cấp của AGROINFO nhận định về thị trường chứng khoán

Ngày đăng: 25 | 01 | 2008

VN-Index xuống dưới ngưỡng 800 điểm đã "xóa sạch" những thành quả mà thị trường chứng khoán đạt được hơn một năm qua. Nguyên nhân vì sao thị trường sụt giảm? Dưới đây là bài viết của ông Phạm Đỗ Chí, Phó Tổng giám đốc điều hành VinaCapital, cố vấn cao cấp của AGROINFO được đăng tải trên Tuoi Tre Online.

Thị trường ảm đạm vào quí cuối của năm 2007 và đầu năm 2008 dường như mâu thuẫn với dự đoán về các khía cạnh tích cực hiện tại của nền kinh tế VN và khuynh hướng tăng trưởng "truyền thống" của thị trường vào quí cuối trong các năm gần đây.

Vẫn chưa thấy đáy, vì sao?

Có thể lý giải theo bốn tác nhân sau: dự báo suy giảm lợi nhuận trong năm 2008; sự pha loãng cổ phiếu nghiêm trọng; sự vượt cung cổ phiếu của các công ty nhà nước; chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Khảo sát kỹ lưỡng về thu nhập của các công ty niêm yết và OTC không niêm yết có thể giúp làm sáng tỏ điểm này. Rất nhiều công ty lớn ở VN đều thu về lợi nhuận tài chính (đặc biệt là trong năm 2006 và quí 1-2007) từ mua bán cổ phiếu hay cổ phần và chiếm tỉ lệ lớn trong tổng thu nhập của các công ty đó, bên cạnh lợi nhuận sản xuất truyền thống. Nhưng nguồn thu nhập này giảm từ giữa tháng 3-2007 do sự điều chỉnh của thị trường.

Các công ty tranh nhau phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ mà không có mục tiêu rõ ràng, đồng thời trả cổ tức hoặc thưởng cổ phiếu để thu hút nhà đầu tư. Từ đó, thị trường cổ phiếu bùng nổ trong năm 2006 và quí đầu năm 2007, thổi phồng định giá các công ty cũng như các báo cáo tài chính theo quí.

Các công ty đã góp phần vào quá trình này qua việc dùng nguồn vốn đang gia tăng đáng kể để đầu tư mua vào cổ phiếu của các công ty khác, hoặc trở thành đối tác chiến lược hơn là đưa vào sản xuất kinh doanh. "Quá trình mạng nhện" này dẫn đến cổ phiếu bị pha loãng, từ đó làm giảm lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Kết quả là mặc dù giá cổ phần giảm trong năm 2007, hệ số giá/lợi nhuận (P/E) bình quân đã tăng lên mức 25 so với mức 17 năm 2006.

Bên cạnh đó, nguồn cung cổ phiếu còn tăng mạnh từ các đợt phát hành cổ phần lần đầu của Vietcombank và Sabeco.

Trong khi nguồn cung tăng mạnh thì thị trường lại chịu sự tác động từ chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Để đối phó với nạn lạm phát cao và không ngừng gia tăng, NHNN đã áp dụng các chính sách sau: ngưng việc mua vào ngoại tệ; tăng dự trữ của các ngân hàng; khống chế tỉ lệ cho vay mua chứng khoán không vượt quá 3% tổng dư nợ.

Hỗ trợ thị trường

Ngày 16-1, giới hữu trách cấp cao đã có nhiều cuộc họp bàn luận các chính sách để hỗ trợ thị trường. Trong đó có biện pháp NHNN sẽ tiếp tục mua vào ngoại tệ để các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua vào chứng khoán, đồng thời NHNN sẽ thi hành chính sách khống chế tỉ lệ cho vay không vượt quá 3% của các ngân hàng linh hoạt hơn, cho phép các ngân hàng có nguồn dự trữ dồi dào có thể cho các nhà đầu tư chứng khoán vay hơn mức hạn chế.

Thêm một khía cạnh tích cực khác là việc các giới chức điều hành thị trường chứng khoán kêu gọi các công ty hạn chế việc phát hành cổ phiếu mới. Kết quả, thị trường đã hưởng ứng mạnh mẽ và lên cao nhất thời hôm 16-1.

Vì sao thị trường chưa "tỉnh"?

Tuy nhiên, thị trường vẫn tiếp tục giảm, bất chấp các giải pháp hỗ trợ thị trường đã được đưa ra. Nguyên nhân do một phần vì biến động của các thị trường chứng khoán quốc tế, nhưng phần lớn do lòng tin chưa được tái lập.

Có thể NHNN vẫn chịu áp lực rất lớn từ Chính phủ và cộng đồng về việc quản lý lạm phát bằng các thước đo khác nhau, bao gồm cả việc thắt chặt nguồn cung tiền tệ, chẳng hạn ngày 16-1 nơi này đã thông báo việc tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%.

Thị trường sẽ tiếp tục bị chi phối bởi những tác nhân cơ bản, chẳng hạn việc định giá doanh nghiệp và các điều kiện cung - cầu; khả năng các đơn vị cổ phần hóa mới trực thuộc Nhà nước có thể phát hành cổ phiếu ra công chúng với mức định giá quá cao vẫn còn là một thử thách lớn bên lề.

P/E của thị trường ở mức hiện tại là khoảng 20 lần, rõ ràng hấp dẫn hơn bao giờ hết cho chỉ số VN Index so với mức hơn 50 lần vào giữa tháng 3-2007; nhưng có hai tác nhân khác cần được xem xét, đó là sự biến động xấu của thị trường chứng khoán thế giới và sức hấp dẫn từ vàng và bất động sản được xem là nguồn đầu tư thay thế hoặc là phương tiện đầu cơ trong thị trường VN.

Tuy nhiên, giá vàng và bất động sản không thể tăng mãi. Thị trường đầu cơ giá lên cho vàng có thể bị tác động bởi giá xăng dầu đang giảm. Đồng thời, Nhà nước cũng đang chuẩn bị đưa ra thuế mới hay các qui định để hạ cơn sốt bất động sản.

Trước tình hình này, nhà đầu tư cần phải cẩn trọng khi phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư, và chọn lựa kỹ lưỡng các cổ phiếu là việc nên làm trong vài tháng tới.

Sẽ hoãn IPO hàng loạt?

Bộ Tài chính vừa có văn bản về cổ phần hóa (CPH), trong đó đã yêu cầu tất cả doanh nghiệp (DN) chưa được duyệt phương án CPH hoặc phương án được duyệt sau ngày 2-1-2008 đều phải tạm dừng việc đấu giá bán cổ phần để xác định giá trị DN theo qui định mới. Sau khi phương án CPH đã được điều chỉnh theo giá trị DN đã xác định lại, các DN mới thực hiện bán cổ phần.

Cũng theo văn bản này, đối với những đơn vị đã công bố giá trị DN, phương án CPH được phê duyệt trước ngày 2-1 và đã nhận tiền đặt cọc của nhà đầu tư thì vẫn tiếp tục bán đấu giá.

Theo một số chuyên gia, với yêu cầu này của Bộ Tài chính, có thể hàng loạt đợt bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của các DN nhà nước sẽ bị hoãn lại do hầu hết DN đều thực hiện việc xác định DN theo qui định cũ.

H. Đăng

TS. Phạm Đỗ Chí

NỘI DUNG KHÁC

Báo cáo Phát triển con người 2007/2008 "Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu"

25-1-2008

Ngày 28/11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) dã công bố Báo cáo Phát triển con người 2007/2008 với tiêu đề: " Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu: Tình đoàn kết nhân loại trong một thế giới còn chia cách". Việt Nam là một nước dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu vì có bờ biển dài. Theo đó lũ lụt, bão sẽ nhiều hơn cùng những tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống của người dân.

Hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực - Giải pháp để hội nhập thành công

25-1-2008

Việt Nam được đánh giá là nước có nền kinh tế phát triển năng động của châu á với tốc độ phát triển cao, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước sau 20 năm đổi mới. Đóng góp vào thành tựu chung đó của đất nước không thể không nhắc tới vai trò cực kỳ quan trọng của yếu tố con người. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, cơ cấu nguồn nhân lực ở nước ta còn bất hợp lý, trình độ và chất lượng của nguồn nhân lực còn ở mức thấp, công nhân lành nghề còn thiếu, đội ngũ cán bộ trình độ cao còn chưa bắt kịp khu vực. Đây là một khó khăn khi Việt Nam muốn hội nhập thành công vào sân chơi quốc tế. Để giải quyết vấn đề này, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ trong nước, bắt kịp trình độ khu vực và thế giới, cần có các giải pháp hiệu quả, trong đó cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực trình độ cao.

Thu hút FDI năm 2008: Nông nghiệp có đột phá?

25-1-2008

Mặc dù năm 2007, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam đạt mức kỷ lục cả về lượng và chất với những “siêu” dự án có tổng mức đầu tư hàng tỷ USD được cấp phép. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có một phần rất ít dành cho nông nghiệp. Việc thiếu một chiến lược thu hút FDI dài hạn, hạ tầng yếu kém, kỹ năng lao động thấp, mức độ rủi ro cao... tiếp tục là những trở ngại lớn, ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận với nông nghiệp Việt Nam.

Kế hoạch Cải cách hành chính của Bộ giai đoạn 2008 - 2010 (22/01/2008)

25-1-2008

Quyết định số 53/QĐ-BNN-VP ngày 08/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính của Bộ giai đoạn 2008 - 2010.

Công nghệ sinh học Việt Nam đang ở đâu?-Bài 1: Công nghệ sinh học ngày càng chiếm ưu thế trong nông nghiệp thế giới

23-1-2008

Lâu nay, chúng ta đã tiêu tốn rất nhiều giấy mực, hội nghị, hội thảo, mô hình... để tìm ra giải pháp cho việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn. ít ai biết rằng, ứng dụng công nghệ sinh học đang được xem là điều tất yếu để đạt tới nền nông nghiệp sạch, an toàn, đủ năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, do thiếu một “nhạc trưởng” xứng tầm, việc ứng dụng công nghệ vào thực tế sản xuất vẫn là điều xa vời với bà con nông dân và cụm từ “công nghệ sinh học” càng trở nên mông lung...

Thủ tướng nghe "nói thẳng, nói thật"

23-1-2008

Chất lượng của đầu tư công là một chỉ báo then chốt cho sự thành công của Chính phủ trong cải cách. Những người hay nhóm có thế lực chính trị thường lợi dụng các dự án đầu tư công để trục lợi cá nhân và trở nên giàu có một cách bất chính. Với tư cách là chủ đầu tư, Nhà nước không thể cho phép các chương trình đầu tư của mình đi chệch khỏi mục tiêu tối đa hóa lợi ích của quốc gia. Khi đầu tư công trở thành đối tượng của các hành vi trục lợi thì một mặt mục tiêu của dự án đầu tư không được thực hiện, đồng thời gánh nặng chi phí sẽ được đặt lên vai của người dân và nền kinh tế.

Bế mạc Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khoá X

23-1-2008

Sau 9 ngày làm việc khẩn trương, chiều 22.1, Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã hoàn thành chương trình đề ra.

Viết thông điệp Yahoo 360 kiểu mới với Fodey

22-1-2008

Không ít người khi dạo qua các trang web cá nhân đã giật mình tưởng blogger đó là chủ sở hữu một tờ nhật báo riêng, hoặc thay cho một bài viết khô khan, nội dung thông điệp lại được truyền tải nhờ một chú mèo dễ thương...

Viện nghiên cứu tư nhân vẫn bị kì thị!

22-1-2008

Viện Điện - Điện tử - Tin học (EEI) là một trong số ít những viện nghiên cứu tư nhân đã vượt qua được khó khăn để trụ vững và ngày càng phát triển trong bối cảnh công tác xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) là vấn đề khá mới mẻ và thị trường công nghệ ở Việt Nam đang ở giai đoạn sơ khai.

Trung Quốc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu lương thực

22-1-2008

Trung Quốc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu lương thực: ổn định giá lương thực, chống lạm phát. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, Bộ Tài chính Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm phẩm từ lương thực như bột mỳ, bột ngũ cốc, bột gạo.

Nội lực là yếu tố quyết định thành công

22-1-2008

Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: "Những thành công của đất nước là sự hội tụ kết quả của quá trình nhiều năm, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc trước kia và trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay"...

Hội thảo "Thực thi các cam kết Thương mại dịch vụ của Việt Nam"

23-1-2008

Trong khuôn khổ hoạt động SERV-2 nhằm hỗ trợ các Bộ, ngành của Việt Nam thực thi các cam kết và nghĩa vụ trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của Việt Nam, Ban đặc trách Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên (MUTRAP II) tổ chức Hội thảo "Thực thi các cam kết Thương mại dịch vụ của Việt Nam".