TIN TỨC-SỰ KIỆN

Trung Quốc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu lương thực

Ngày đăng: 22 | 01 | 2008

Trung Quốc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu lương thực: ổn định giá lương thực, chống lạm phát. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, Bộ Tài chính Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm phẩm từ lương thực như bột mỳ, bột ngũ cốc, bột gạo.

Theo tin đã đưa ngày 03/1/2008 của Báo Buổi sáng (Trung Quốc), tiếp theo chính sách áp dụng thuế xuất khẩu tạm thời đối với xuất nhập khẩu nông sản áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, Bộ Tài chính Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm phẩm từ lương thực như bột mỳ, bột ngũ cốc, bột gạo. Theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc, các chính sách điều chỉnh xuất khẩu mới này thể hiện quyết tâm của chính phủ Trung Quốc trong nỗ lực phòng tránh xảy ra lạm phát toàn diện.

Nửa đầu tháng 1 năm 2008, thị trường có nhiều biến động đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lương thực. Cuối tháng 12, Bộ Tài chính tuyên bố, từ ngày 20 tháng 12 năm 2007 bỏ hoàn thuế cho 87 loại lương thực và sản phẩm chế phẩm bột như lúa mỳ, gạo, ngô, đỗ… Đến ngày 20/12, Bộ Tài chính lại tuyên bố định mức thuế quan tạm thời đối với lương thực và bột như lúa mỳ, gạo, ngô, đỗ. Gần đây nhất, Bộ Thương mại quyết định thực hiện chế độ hạn ngạch xuất khẩu đối với sản phẩm chế biến từ lương thực bao gồm toàn bộ mã hàng hoá quy định trong 11 biểu thuế số 8, với mục tiêu “ổn định giá lương thực trong nước để bảo đảm an toàn lương thực trong nước.”

Trên thực tế, trong cả năm 2007, giá dầu tăng kéo theo giá lương thực trên thị trường quốc tế tăng nhanh chóng, mặt khác sự chênh lệnh giá cả giữa hàng lương thực trong và ngoài nước cũng tác động mạnh tới thị trường lưu thông hàng lương thực quốc tế, trở thành mùa bội thu của các doanh nghiệp xuất khẩu. Ví dụ như lúa mỳ, bước vào tháng 12, lúa mỳ trong thị trường giao hàng kỳ hạn Chicago đạt tần số cao nhất trong lịch sử, tương đương với 2700 NDT/ Tấn (372 USD). Khi đó, giá lúa mỳ trong nước đang ở mức khoảng 2000 NDT/ Tấn (276 USD).“Nhưng điều này lại liên quan đến vấn đề kế hoạch dân sinh quốc gia”. Chuyên gia thị trường quốc tế Viện nghiên cứu Bộ Thương vụ Trương Tiểu Du khi trả lời phỏng vấn của báo Buổi sáng nói, giá lương thực và các sản phẩm phụ tăng là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng chỉ số CPI. Kết thúc hội nghị công tác kinh tế trung ương ngày 5 tháng 12 năm 2007 đã đưa ra, tương lai phải lấy ngăn chặn do diễn biến tăng giá mang tính kết cấu gây lạm phát rõ rệt làm nhiệm vụ hàng đầu điều chỉnh khống chế vĩ mô. Nhưng so với điều tiết thuế quan, việc khống chế số lượng dễ đạt được hiệu quả cao hơn.” Trương Tiểu Du nói, thực ra đã có rất nhiều nước xuất khẩu hàng nông sản trên thế giới áp dụng biện pháp này, như Achentina, Nga trong 6 tháng cuối năm 2007 đều tiếp tục nâng cao thuế xuất khẩu hàng nông sản.

Chuyên gia thương mại Lưu Tuyết Cầm nói, điều chỉnh khống chế xuất khẩu hàng lương thực sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn đối với toàn bộ hình thức xuất khẩu, vì mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc vẫn là thành phẩm chế tạo công nghiệp. Hơn nữa theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường dự báo, tại thị trường trong nước, giá của các loại lương thực có thể giảm nhẹ trong thời gian tới đây.

NỘI DUNG KHÁC

Nội lực là yếu tố quyết định thành công

22-1-2008

Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết khẳng định: "Những thành công của đất nước là sự hội tụ kết quả của quá trình nhiều năm, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc trước kia và trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay"...

Hội thảo "Thực thi các cam kết Thương mại dịch vụ của Việt Nam"

23-1-2008

Trong khuôn khổ hoạt động SERV-2 nhằm hỗ trợ các Bộ, ngành của Việt Nam thực thi các cam kết và nghĩa vụ trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của Việt Nam, Ban đặc trách Dự án Hỗ trợ Thương mại đa biên (MUTRAP II) tổ chức Hội thảo "Thực thi các cam kết Thương mại dịch vụ của Việt Nam".

Hàng ngoại tràn vào thị trường

21-1-2008

Sau "biện pháp sốc" giảm thuế để giảm giá của Bộ Tài chính năm 2007, đầu năm 2008, VN tiếp tục phải cắt giảm hơn 1.700 dòng thuế. Cùng với việc giảm thuế thì hàng ngoại tràn vào thị trường VN ngày càng nhiều. Điều này không chỉ đe doạ thị trường trong nước, mà còn ảnh hưởng cả đến nền sản xuất hàng hoá của VN.

Hạn chế tối đa sự doãng ra khoảng cách giàu nghèo

21-1-2008

Trả lời báo chí về vấn đề nổi cộm hiện nay là việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp, đô thị hóa dẫn đến tình trạng người nông dân mất đất, xảy ra khiếu kiện kéo dài, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói: Quá trình công nghiệp hóa tất yếu phải sử dụng đến một phần đất nông nghiệp, vì thế ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận nông dân. Việc giải tỏa, đền bù ở một vài nơi còn thiếu minh bạch, gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến những vụ khiếu kiện.

Hội thảo: "Tác động của WTO và vai trò của các VNGOs"

29-1-2008

Trung tâm hỗ trợ phát triển(CDA) phối hợp với nhóm các tổ chức xã hội dân sự vì an ninh lương thực và giảm nghèo CIFPEN tổ chức Hội thảo: "Tác động của WTO và vai trò của các VNGOs" với sự tài trợ của Action Aid Việt Nam và dự án ENABLE.

Thực hiện NĐ 115: Lại xin thêm thời gian

18-1-2008

Sau hai năm Nghị định 115 được ban hành, mới chỉ có một nửa các tổ chức KH&CN có đề án chuyển đổi được phê duyệt, tiến độ thực hiện so với quy định còn chậm. Để “tăng tốc”, Bộ KH&CN đã cử các đoàn công tác liên ngành tới các tổ chức KH&CN cùng tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh việc thực hiện Nghị định này.

Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ

18-1-2008

Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ" là nhan đề tác phẩm nghiên cứu địa lý nhân văn của Tiến sĩ văn học Pháp Pierre Gourou. Đây là một tác phẩm đặc sắc nghiên cứu về châu thổ sông Hồng, một châu thổ vào loại đông dân nhất trên thế giới, cái nôi của nền văn minh Việt Nam.

Nông nghiệp sau một năm vào WTO

18-1-2008

Theo đánh giá của các chuyên gia, sau một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cơ hội cho người nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường nông sản thế giới với kim ngạch buôn bán gần 600 tỷ USD/năm đã rộng mở hơn trước.

Nhu cầu gạo giảm, thị trường gạo có biểu hiện suy thoái

17-1-2008

Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, Trung Quốc tạm thời quy định thu 5% thuế suất xuất khẩu gạo, 10% đối với sản phẩm chế biến từ bột gạo. Cùng với lượng lương thực cung cấp mang tính chính sách không ngừng tăng, gần đây, một số thị trường gạo ở khu vực miền Nam đã bắt đầu nguội dần.

Hội thảo "Tác động của cải cách về thương mại ở cấp độ kinh tế vĩ mô và cấp độ khu vực"

17-1-2008

Trong khung chương trình chung của dự án CIEM-DANIDA về "Nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển và phân tích chính sách cho Viện Quản lý Kinh tế Trung ương", Viện Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức buổi hội thảo "Tác động của cải cách về thương mại ở cấp độ kinh tế vĩ mô và cấp độ khu vực".

Gom đối tượng thành nhóm bằng công cụ Group

17-1-2008

Công cụ Group được sử dụng rất nhiều trong các phần mềm đồ hoạ như Corel Draw, Adobe Illustrator... để gom nhiều đối tượng thành một khối thống nhất cho mục đích di chuyển và chỉnh sửa.

Tam nông trong thực hiện cam kết WTO: Cần đẩy mạnh những chính sách “hộp xanh”

16-1-2008

Sau hơn một năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mặc dù chưa nhìn thấy tác động trực tiếp nhưng có một điều dễ dàng nhận thấy là trong quá trình thực hiện các cam kết WTO, lĩnh vực nông nghiệp phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có giải pháp thích hợp để nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhanh chóng thích ứng với tình hình mới.