TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hàng ngoại tràn vào thị trường

Ngày đăng: 21 | 01 | 2008

Sau "biện pháp sốc" giảm thuế để giảm giá của Bộ Tài chính năm 2007, đầu năm 2008, VN tiếp tục phải cắt giảm hơn 1.700 dòng thuế. Cùng với việc giảm thuế thì hàng ngoại tràn vào thị trường VN ngày càng nhiều. Điều này không chỉ đe doạ thị trường trong nước, mà còn ảnh hưởng cả đến nền sản xuất hàng hoá của VN.

Thuế càng ít - hàng ngoại càng nhiều

Theo tính toán và lý giải của Bộ Tài chính, việc áp dụng "biện pháp sốc" là giảm thuế sẽ giúp giảm giá bán các mặt hàng khẩu. Mục tiêu này thực chất đã đạt được phần nào, khi cơn sốt giá cả tiêu dùng khoảng 3 tháng cuối năm 2007 đã được kiểm soát.

Tuy nhiên sau một thời gian dài thực hiện, tính hiệu quả của biện pháp này ngày càng giảm sút. Một phần do biến động chung của tình hình giá cả thế giới. Mặt khác, xu hướng tăng cầu đột biến dịp cuối năm đã khiến cho thị trường trở nên nóng sốt.

Phải thừa nhận rằng, cùng với việc giảm giá, thị trường VN đã có sự chuyển biến theo hướng ngày càng phong phú về chủng loại, mặt hàng, giá cả. Thế nhưng, cùng với niềm vui nhỏ bé trên thì thị trường hàng hoá VN lại bắt đầu mối lo ngại mới.

Theo các chuyên gia kinh tế thì cùng với việc giảm thuế nhập khẩu, tâm lý sính hàng ngoại; xu hướng giảm giá khuyến mãi trong thời gian này khiến cho thị trường hàng hoá VN đang tràn ngập hàng ngoại.

Mối đe doạ trên đã bắt đầu tăng lên khi ngay từ đầu năm 2008, VN tiếp tục thực hiện cam kết bằng việc cắt giảm hơn 1.700 dòng thuế. Trong đó, có ít nhất 26 ngành hàng nằm trong diện được cắt giảm thuế quan theo ASEAN; mức giảm phổ biến từ 1% đến 6%.

Đối với cam kết khi gia nhập WTO, VN cũng sẽ áp dụng mức giảm thuế đối với khá nhiều mặt hàng như xơ, sợi; hàng vải; may mặc có mức giảm từ 15% cho đến 30%; nhóm hàng gia dụng, hàng điện tử, điện lạnh, rượu, bia, nước giải khát... với mức giảm 10% - 25%...

Cần kiểm soát nhập khẩu

Ngay tại thời điểm này, người tiêu dùng (NTD) đang được hưởng lợi cả về mức giá, sự phong phú về mặt hàng... Đây cũng chính là lý do mà hàng điện tử, điện lạnh như tivi, máy giặt, tủ lạnh... đều được cho là rẻ đến bất ngờ.

Cùng với việc giảm giá, những cơn lốc khuyến mãi càng khiến cho nhu cầu tăng đột biến; kèm theo nó là lượng hàng ngoại tràn vào một cách ồ ạt.

Một chuyên gia cho biết: Cứ nhìn vào tác động thị trường sẽ thấy, chưa bao giờ các loại thịt bò, thịt lợn từ Mỹ, Canada, Australia lại tràn vào VN nhiều như hiện nay. Đối với nhóm nông sản rau quả, thực phẩm cũng có diễn biến tương tự. Đáng chú ý trong những nhóm ngành trên, nhiều mặt hàng đã có giá bán xấp xỉ, thậm chí là rẻ hơn hàng sản xuất trong nước.

Trong khi NTD được lợi ít nhiều thì nền sản xuất - nhất là những ngành sản xuất trực tiếp - đang chịu sức ép nghiêm trọng. Cụ thể, theo phân tích của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung thì những ngành công nghiệp trong nước như điện tử; xơ, sợi; sản xuất và chế biến thức ăn gia súc; rau quả và chế biến rau quả... đều phải gánh chịu tác động trực tiếp. Những tác động này buộc các nhà sản xuất trong nước phải nâng cao khả năng cạnh tranh, hoặc chấp nhận những rủi ro.

Về chính sách điều hành, theo các nhà quản lý thì lộ trình giảm thuế dù có những khó khăn, nhưng cũng có tác động tích cực. Các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc các ngành sản xuất của VN không thể hưởng mãi bảo hộ.

Những cam kết về thuế sẽ là bài toán cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh mở cửa. Tuy nhiên, cũng không ít chuyên gia kiến nghị, VN cần thận trọng và linh hoạt hơn trong chính sách.

Cụ thể, trong khi hàng hoá VN ngày càng khó xuất khẩu ra các nước bởi những rào cản kỹ thuật, thương mại (như chống bán phá giá, quy định tiêu chuẩn...) thì hàng hoá nước ngoài lại vào VN rất dễ dàng.

Vì thế các chuyên gia kiến nghị, năm 2008 VN cần thực hiện chính sách nhập khẩu linh hoạt và thận trọng. Các chuyên gia đề nghị VN cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý để ngăn "tất cả các loại rác" vốn được coi là đồ tái chế vào VN.

Bên cạnh đó, VN cần áp dụng ngay các quy định kỹ thuật, thương mại trong nhập khẩu. Điều này vừa giúp VN giảm thiểu tác động môi trường, vừa ngăn chặn nguồn hàng kém chất lượng hoặc không phù hợp đang ồ ạt vào VN.

Đặc biệt, ngay trong năm 2008 VN cần thực hiện nhanh các bước quy hoạch và phát triển trọng điểm công nghiệp phụ trợ. Đây sẽ là những nhóm giải pháp tức thời để VN vừa kiểm soát nhập khẩu, ổn định và phát triển thị trường lành mạnh, vừa giúp DN trong nước có đủ thời gian chuẩn bị thích ứng với bối cảnh cạnh tranh.

NỘI DUNG KHÁC

Hạn chế tối đa sự doãng ra khoảng cách giàu nghèo

21-1-2008

Trả lời báo chí về vấn đề nổi cộm hiện nay là việc thu hồi đất để phát triển công nghiệp, đô thị hóa dẫn đến tình trạng người nông dân mất đất, xảy ra khiếu kiện kéo dài, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói: Quá trình công nghiệp hóa tất yếu phải sử dụng đến một phần đất nông nghiệp, vì thế ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận nông dân. Việc giải tỏa, đền bù ở một vài nơi còn thiếu minh bạch, gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến những vụ khiếu kiện.

Hội thảo: "Tác động của WTO và vai trò của các VNGOs"

29-1-2008

Trung tâm hỗ trợ phát triển(CDA) phối hợp với nhóm các tổ chức xã hội dân sự vì an ninh lương thực và giảm nghèo CIFPEN tổ chức Hội thảo: "Tác động của WTO và vai trò của các VNGOs" với sự tài trợ của Action Aid Việt Nam và dự án ENABLE.

Thực hiện NĐ 115: Lại xin thêm thời gian

18-1-2008

Sau hai năm Nghị định 115 được ban hành, mới chỉ có một nửa các tổ chức KH&CN có đề án chuyển đổi được phê duyệt, tiến độ thực hiện so với quy định còn chậm. Để “tăng tốc”, Bộ KH&CN đã cử các đoàn công tác liên ngành tới các tổ chức KH&CN cùng tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh việc thực hiện Nghị định này.

Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ

18-1-2008

Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ" là nhan đề tác phẩm nghiên cứu địa lý nhân văn của Tiến sĩ văn học Pháp Pierre Gourou. Đây là một tác phẩm đặc sắc nghiên cứu về châu thổ sông Hồng, một châu thổ vào loại đông dân nhất trên thế giới, cái nôi của nền văn minh Việt Nam.

Nông nghiệp sau một năm vào WTO

18-1-2008

Theo đánh giá của các chuyên gia, sau một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cơ hội cho người nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường nông sản thế giới với kim ngạch buôn bán gần 600 tỷ USD/năm đã rộng mở hơn trước.

Nhu cầu gạo giảm, thị trường gạo có biểu hiện suy thoái

17-1-2008

Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, Trung Quốc tạm thời quy định thu 5% thuế suất xuất khẩu gạo, 10% đối với sản phẩm chế biến từ bột gạo. Cùng với lượng lương thực cung cấp mang tính chính sách không ngừng tăng, gần đây, một số thị trường gạo ở khu vực miền Nam đã bắt đầu nguội dần.

Hội thảo "Tác động của cải cách về thương mại ở cấp độ kinh tế vĩ mô và cấp độ khu vực"

17-1-2008

Trong khung chương trình chung của dự án CIEM-DANIDA về "Nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển và phân tích chính sách cho Viện Quản lý Kinh tế Trung ương", Viện Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức buổi hội thảo "Tác động của cải cách về thương mại ở cấp độ kinh tế vĩ mô và cấp độ khu vực".

Gom đối tượng thành nhóm bằng công cụ Group

17-1-2008

Công cụ Group được sử dụng rất nhiều trong các phần mềm đồ hoạ như Corel Draw, Adobe Illustrator... để gom nhiều đối tượng thành một khối thống nhất cho mục đích di chuyển và chỉnh sửa.

Tam nông trong thực hiện cam kết WTO: Cần đẩy mạnh những chính sách “hộp xanh”

16-1-2008

Sau hơn một năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mặc dù chưa nhìn thấy tác động trực tiếp nhưng có một điều dễ dàng nhận thấy là trong quá trình thực hiện các cam kết WTO, lĩnh vực nông nghiệp phải chịu những ảnh hưởng không nhỏ, từ đó nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có giải pháp thích hợp để nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhanh chóng thích ứng với tình hình mới.

Thư của Bí thư Chi đoàn gửi đoàn viên Viện CS&CL PTNNNT

16-1-2008

Thân gửi các đồng chí đoàn viên, thanh niên Nhân dịp xuân Đinh Hợi sắp qua, đón xuân Mậu Tý đến; Tôi thay mặt BCH Chi đoàn Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT gửi đến các đồng chí và gia đình lời chúc: NĂM MỚI SỨC KHOẺ TỐT, HẠNH PHÚC TRÀN ĐẦY VÀ THÀNH CÔNG HƠN TRONG CÔNG VIỆC.

Nông nghiệp sau một năm vào WTO

16-1-2008

Theo đánh giá của các chuyên gia, sau một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cơ hội cho người nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường nông sản thế giới với kim ngạch buôn bán gần 600 tỷ USD/năm đã rộng mở hơn trước.

Khai mạc Hội nghị TW 6

15-1-2008

Sáng ngày 14/1, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã khai mạc. Tại Hội nghị này, đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có bài phát biểu khai mạc quan trọng. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc: