TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối

Ngày đăng: 21 | 12 | 2007

"Tư tưởng của các nhà kinh tế và các triết gia chính trị, cả khi họ đúng lẫn họ sai đểu mạnh mẽ hơn người ta thường nghĩ". Lịch sử vẫn có giá trị với tương lai và theo một nghĩa nào đó, nó là vị quan tòa phán xét cái gì là quan trọng nhất thời, cái gì có ý nghĩa và vai trò trường cửu (Steven Pressman)

Nhà Xuất Bản : Nxb Tri Thức

Tác Giả : Todd G. Buchholz

Năm xuất bản : 2007

Số trang : 479

Kích thước : 13x20,5 cm

Giá bìa: 60.000 VND

Tất cả chúng ta đều chịu ảnh hưởng từ các chính sách kinh tế của chính phủ và các quyết định kinh tế tư nhân. Không ai có thể trở thành một cử tri am tường hoặc thậm chí là một độc giả thông hiếu những từ nhật báo mà lại không có kiến thức về kinh tế học. Và liệu ai có thể trù tính cho tương lai mà chúng ta và con cháu chúng ta sẽ sống và làm việc, mà lại không hiểu được những lực lượng quyết định đời sống kinh tế của chúng ta?

Các kinh tế gia vĩ đại trong hai thế kỷ trước là những người có liên quan đến nhiều vấn đề chính sách quan trọng trong thời đại của họ. Họ đã nghiên cứu sự vận hành của nền kinh tế nhằm tạo ra những chính sách kinh tế tốt hơn. Nhưng mặc dù liên quan đến chính sách, họ lại không phải là nhà bút chiến hay chính trị gia, mà là những người muốn thuyết phục những người đương thời đang nắm quyền lãnh đạo chính phủ, và công chúng rộng rãi, bằng sự phân tích và những bằng chứng đáp ứng được các tiêu chuẩn của việc tranh luận mang tính chuyên nghiệp.

Adam Smith, nhà sáng lập ra kinh tế học hiện đại hồi thế kỷ XVIII, đã bác bỏ lối tư duy thời kỳ đó khi ông lập luận rằng sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế về cơ bản là có hại và rằng, lợi ích của công chúng được đảm bảo tốt nhất nhờ cạnh tranh giữa những người mua và bán riêng lẻ. Trong những năm gần đây, các chính phủ trên thế giới đều thừa nhận những ưu việt của kinh tế thị trường dựa trên kinh doanh tư nhân so với kinh tế kế hoạch hoá của chính phủ và sở hữu công việc. Việc cắt giảm thuế ở Mỹ, sự tư nhân hoá các ngành công nghiệp gia ở Anh và ở Pháp, sự trỗi dậy của nông dân Trung Quốc, và sự cải tổ kinh tế ở Liên Xô cũ mà người ta gọi là "Perestroika" đều là những hậu duệ trực tiếp của những tư tưởng kinh tế trước đây của Adam Smith.

Sách gồm 12 chương:

Chương 1: Dẫn nhập: Cảnh ngộ khốn khổ của các nhà kinh tế

Chương 2: Adam Smith trở lại

Chương 3: Mathus: Nhà tiên tri về ngày tận thế và sự bùng nổ dân số

Chương 4: David Ricardo và tiếng kêu đòi tự do thương mại

Chương 5: Trí tuệ mãnh liệt của John Stuart Mill

Chương 6: Alfred Marshall và tư tưởng cận biên

Chương 7: Các nhà thế chế cũ và mới

Chương 8: Keynes: Tinh hoa như Đấng Cứu thế

Chương 9: Cuộc chiến của các nhà tiền tệ chống lại Keynes

Chương 10: Trường phái lựa chọn công: Chính trị là một ngành kinh doanh

Chương 11: Thế giới hoang dại của những kỳ vọng hợp lý

Chương 12: Điểm tối, điểm sáng.

Trong cuốn sách này, Todd Buchholz giới thiệu một cách sống động và thông minh những tư tưởng kinh tế then chốt thông qua việc nghiên cứu các nhà kinh tế vĩ đại, những người đi sáng lập nên môn khoa học này. Thay cho những mô hình hình thức và những biểu đồ phức tạp thường là tiêu điểm của các sách giáo khoa kinh tế hiện đại, tác giả đưa ra những giải thích rõ ràng, không mang tính kỹ thuật và những ví dụ phù hợp với thời đại.

NỘI DUNG KHÁC

Thương mại hóa hoạt động KH&CN: Bài toán nhiều tham số

21-12-2007

Đổi mới – sáng tạo công nghệ thực chất là thương mại hóa hoạt động hoạt động KH&CN. Điều này đòi hỏi KH&CN phải là bài toán nhiều tham số, gồm cả sản xuất, kinh doanh, quản lý, xã hội học... Vì vậy, đổi mới – sáng tạo đòi hỏi một tư duy liên ngành, theo định hướng thị trường và sự tâm huyết, dám phá bỏ các trì trệ, quan liêu của từng Bộ, Ngành riêng lẻ.

Ngành chăn nuôi trước thách thức mới

20-12-2007

Việc cắt giảm thuế nông sản, hàng hoá khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã có những tác động không nhỏ tới nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó ngành chăn nuôi tỏ ra “lúng túng” trước cuộc “đổ bộ” rầm rộ của nhiều loại thịt nhập khẩu. Câu hỏi đặt ra lúc này là làm thế nào để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và đảm bảo lợi ích của người chăn nuôi?

Việt Nam nên tăng cường “nhập” lao động ngoại

20-12-2007

Việt Nam cần cởi mở hơn trong việc nhập khẩu lao động có tay nghề cao, để việc thu hút vốn FDI có thêm thuận lợi.

Dọn sạch email “ảo”

20-12-2007

Nếu đang dùng chương trình Windows Mail của Windows Vista thì hẳn bạn đã vài lần gặp phải thông báo lỗi "Message could not be display" (có nghĩa là không thể hiển thị được nội dung email) khi mở một email trong hộp thư đến. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là bạn không thể di chuyển hoặc xóa hẳn một số email và việc tồn tại những email "ảo" trong hộp thư đi (outbox) có thể ngăn không cho các email cần gửi được gửi đi như mong muốn.

Nhật ký của lão nông Sơn Đông về bộ mặt nông thôn thay đổi sau 40 năm

20-12-2007

Đã trải qua hơn 40 năm song Chính phủ không ngừng ban hành các chính sách mang lại lợi ích cho nông dân, làm cho bác Lưu Tôn Thủy không giấu nổi niềm phấn khởi trong lòng, kiên trì viết nhật ký.

Vị thế nào cho nông dân thời hội nhập?

19-12-2007

AGROINFO- Ngày 18/12/2007, Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (AGROINFO), Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) phối hợp với Báo “Nông thôn ngày nay” tổ chức hội thảo “Nông dân Việt Nam trong quá trình hội nhập”. Đây là một trong những hoạt động của quá trình chuẩn bị hoạch định chiến lược phát triển “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong giai đoạn mới mà Đảng và Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT và IPSARD.

Xã hội hoá giáo dục: Phải hiểu và làm cho đúng

19-12-2007

Hôm nay (19.12), hội nghị sơ kết việc đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ.

Văn bản hết hiệu lực tính đến ngày 30/10/2007

19-12-2007

Quyết định số 97/2007/QĐ-BNN ngày 3/12/2007 về các văn bản pháp luật hết hiệu lực tính đến ngày 30/10/2007.

Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số nước châu Á

19-12-2007

Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa và bền vững là bước đi thích hợp của nhiều nước trên thế giới trong chiến lược phát triển kinh tế. Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, không có một công thức phát triển chung cho quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với tất cả các nước. Mỗi nước có cách đi riêng, tùy theo những đặc điểm, điều kiện cụ thể của mình.

Chính sách điều tiết mới có lợi cho nền KT phát triển nhanh và ổn định

18-12-2007

Hội nghị Trung ương về công tác kinh tế Trung Quốc đã đề xuất phải coi việc phòng ngừa tăng trường kinh tế từ hơi nhanh chuyển sang quá nóng, phòng ngừa sự tăng giá mang tính kết cấu chuyển thành lạm phát rõ rệt làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong điều tiết vĩ mô hiện nay

Sau WTO: Tranh chấp giữa DN nội - ngoại gia tăng

18-12-2007

Luật sư Lê Thanh Sơn, Văn phòng luật sư AIC (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, gia nhập WTO, các DN Việt Nam được hưởng lợi nhiều song tranh chấp thương mại giữa DN trong và ngoài nước đã tăng đáng kể. Các DN "nội" qua đó cũng tích cực hơn trong việc tham vấn luật sư.

Hội thảo “Nông dân Việt Nam trong quá trình hội nhập”

18-12-2007

Hội thảo do Trung tâm Thông tin, Viện CS & CL PTNNNT phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức