TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nhật ký của lão nông Sơn Đông về bộ mặt nông thôn thay đổi sau 40 năm

Ngày đăng: 20 | 12 | 2007

Đã trải qua hơn 40 năm song Chính phủ không ngừng ban hành các chính sách mang lại lợi ích cho nông dân, làm cho bác Lưu Tôn Thủy không giấu nổi niềm phấn khởi trong lòng, kiên trì viết nhật ký.

Bác nông dân Lưu Tôn Thủy của huyện Trâu Bình tỉnh Sơn Đông từ năm 1963 bắt đầu ghi nhật ký đến nay đã hơn 40 năm mà không hề bị gián đoạn, hơn 10 cuốn nhật ký đã chứng kiến sự thay đổi của nông thôn. Đặc biệt là những năm gần đây, trong nhật ký của bác Lưu Tôn Thủy càng phản ánh sự thay đổi to lớn do những chính sách ưu đãi nông dân của Đảng đã mang lại lợi ích cho nông thôn.

Bác Lưu Tôn Thủy là nông dân làng Kiều Gia, xã Hảo Sinh, huyện Trâu Bình, tỉnh Sơn Đông, cũng là một đảng viên lâu năm, khi bác chưa đến 30 tuổi đã làm kế toán trong làng, có trình độ văn hoá khá cao, bác không những quan tâm những chuyện trong nhà và công việc trong làng, mà còn quan tâm theo dõi đại sự quốc gia. Trang nhật ký đầu tiên của bác được viết năm 1963, sau đó chưa từng bị gián đoạn, đã trải qua hơn 40 năm. Những năm gần đây, tuy sức khoẻ có sa sút, song Chính phủ không ngừng ban hành các chính sách mang lại lợi ích cho nông dân, làm cho bác Lưu Tôn Thủy không giấu nổi niềm phấn khởi trong lòng, kiên trì viết nhật ký.

Phóng viên Tân Hoa Xã đã trích hai trang nhật ký của bác Lưu Tôn Thủy viết năm 2006 và năm 2007. Qua đó có thể thấy những chính sách mang lại lợi ích cho nông dân của nhà nước và chính quyền địa phương đã mang lại niềm vui cho bác Lưu Tôn Thủy như thế nào.

"Ngày mồng 9 tháng Giêng năm 2007, Hội đồng nhân dân huyện nhóm họp, Đài truyền hình huyện Trâu Bình đã truyền hình trực tiếp, do sức khoẻ yếu nên tôi nằm trên giường để nghe, tôi cảm thấy rất vui mừng đối với 8 việc làm thiết thực do đồng chí chủ tịch huyện thay mặt chính quyền cam kết năm nay."

"Ngày 27 tháng Giêng năm 2007, hai kỳ họp của Quốc hội và Chính hiệp Trung Quốc đã bế mạc, hai kỳ họp năm nay rất quan tâm nông dân, có thu hoạch rất nhiều, nào là phát triển nông nghiệp hiện đại, tăng cường chính sách hỗ trợ nông nghiệp và mang lại lợi ích cho nông dân, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, miễn học phí và tạp phí cho học sinh tiểu học và trung học phổ thông nông thôn, những việc này đều khiến mọi người vui mừng."

Trong nhật ký của bác Lưu Tôn Thủy, điều khiến bác có ấn tượng sâu sắc là thi hành cơ chế khoán sản phẩm đến hộ nông thôn. Bác đã ghi trong nhật ký về nông dân sau khi được nhận khoán ruộng đất cùng nhau uống rượu chào mừng tối cùng ngày. Vườn cây ăn quả của nông dân được mùa, bác Lưu Tôn Thủy vui mừng làm bài thơ viết trong nhật ký.

Đọc lại những trang nhật ký của nhiều năm qua, điều khiến bác Lưu Tôn Thủy cảm động là nhà nước coi trọng công tác nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Các văn kiến số một về công tác nông nghiệp và nông thôn do Chính phủ ban hành những năm nay đều được viết trong nhâṭ ký của bác, đặc biệt là từ năm 2004 đã ban hành liên tiếp một số văn kiện số một.

Trong nhật ký của bác Lưu Tôn Thủy cũng đã ghi lại sự thay đổi của đời sống trong gia đình. Năm 1982, nhà bác đã mua chiếc ti vi đầu tiên. Năm 1997, bác lại mua thêm một ti vi màu. Năm 2003, đường làng thay bằng đường bê tông, mọi người vui mừng khôn xiết. Năm 2004, trong nhà đã lắp lò sưởi, những thay đổi trong cuộc sống đều được ghi lại trong nhật ký.

Bác Lưu Tôn Thủy năm nay 76 tuổi nói với phóng viên rằng, hiện nay bác đã già rồi, sức khoẻ cũng sa sút, hằng ngày đều viết nhật ký là hơi khó khăn. Rất may, bác đã bồi dưỡng cho con viết nhật ký từ nhỏ, bây giờ con bác cũng đã có thói quen viết nhật ký. Bác Lưu Tôn Thủy nói, "sự thay đổi của nông thôn ngày càng tốt, phải để cho con cháu mãi mãi viết nhật ký. Ghi lại những thay đổi bên mình, ghi lại cuộc sống tốt đẹp."

NỘI DUNG KHÁC

Vị thế nào cho nông dân thời hội nhập?

19-12-2007

AGROINFO- Ngày 18/12/2007, Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (AGROINFO), Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) phối hợp với Báo “Nông thôn ngày nay” tổ chức hội thảo “Nông dân Việt Nam trong quá trình hội nhập”. Đây là một trong những hoạt động của quá trình chuẩn bị hoạch định chiến lược phát triển “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong giai đoạn mới mà Đảng và Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT và IPSARD.

Xã hội hoá giáo dục: Phải hiểu và làm cho đúng

19-12-2007

Hôm nay (19.12), hội nghị sơ kết việc đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ.

Văn bản hết hiệu lực tính đến ngày 30/10/2007

19-12-2007

Quyết định số 97/2007/QĐ-BNN ngày 3/12/2007 về các văn bản pháp luật hết hiệu lực tính đến ngày 30/10/2007.

Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số nước châu Á

19-12-2007

Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa và bền vững là bước đi thích hợp của nhiều nước trên thế giới trong chiến lược phát triển kinh tế. Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, không có một công thức phát triển chung cho quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với tất cả các nước. Mỗi nước có cách đi riêng, tùy theo những đặc điểm, điều kiện cụ thể của mình.

Chính sách điều tiết mới có lợi cho nền KT phát triển nhanh và ổn định

18-12-2007

Hội nghị Trung ương về công tác kinh tế Trung Quốc đã đề xuất phải coi việc phòng ngừa tăng trường kinh tế từ hơi nhanh chuyển sang quá nóng, phòng ngừa sự tăng giá mang tính kết cấu chuyển thành lạm phát rõ rệt làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong điều tiết vĩ mô hiện nay

Sau WTO: Tranh chấp giữa DN nội - ngoại gia tăng

18-12-2007

Luật sư Lê Thanh Sơn, Văn phòng luật sư AIC (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, gia nhập WTO, các DN Việt Nam được hưởng lợi nhiều song tranh chấp thương mại giữa DN trong và ngoài nước đã tăng đáng kể. Các DN "nội" qua đó cũng tích cực hơn trong việc tham vấn luật sư.

Hội thảo “Nông dân Việt Nam trong quá trình hội nhập”

18-12-2007

Hội thảo do Trung tâm Thông tin, Viện CS & CL PTNNNT phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức

Mũ bảo hiểm: Nhìn từ góc độ kinh tế

17-12-2007

Ngay sau Nghị quyết 32 ban hành, có nhiều ý ‎ kiến ủng hộ và phản đối khác nhau xung quanh vấn đề này. Trên góc độ kinh tế, chúng ta thử phân tích lợi ích và chi phí của quy định mới này.

Sản xuất khoai tây giống còn phụ thuộc nhiều vào tiền tài trợ?!

17-12-2007

AGROINFO-Ngày 12/12/2007 tại Hà Nội, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp phối hợp với Tổ chức Hợp tác Kĩ thuật Đức (GTZ), tổ chức hội thảo lập kế hoạch hoạt động năm 2008 cho dự án “Thúc đẩy sản xuất khoai tây tại Việt Nam ”. Hội thảo nhằm tổng kết lại các hoạt động thúc đẩy sản xuất khoai tây tại Việt Nam trong năm 2007 và thảo luận, xây dựng những kế hoạch hoạt động trong năm 2008.

Hội thảo, nghiệm thu cấp Viện các đề tài, dự án thuộc Viện năm 2006

21-12-2007

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo, nghiệm thu cấp Viện các đề tài dự án thuộc Viện năm 2006, từ ngày 21 tháng 12 năm 2006 đến 10 tháng 1 năm 2007.

Ra mắt viện nghiên cứu chính sách tư đầu tiên

13-12-2007

"Thực hiện các nghiên cứu và tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn về chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân... là một trong những mục tiêu của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS", TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng cho biết.

Nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên - cần thiết phải công bố quốc tế

13-12-2007

Gần đây sau nhiều cuộc tọa đàm giữa Lãnh đạo Bộ và nhiều nhà khoa học có uy tín về biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu cơ bản, đã đi đến một ý kiến chung là: nghiên cứu cơ bản mà không đạt đến công bố quốc tế là lãng phí, không nên làm. Nhưng theo Điều 5 của Qui định đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu cơ bản của Bộ KH&CN vừa ban hành, kết quả nghiên cứu của đề tài được thể hiện bằng các công trình (bài báo, báo cáo khoa học...) đã công bố hoặc đã được nhận đăng (có giấy nhận đăng của Ban biên tập tạp chí, của Ban tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, của nhà xuất bản về khoa học kỹ thuật) ngoài nước và trong nước. Như vậy, Qui định này đồng nghĩa với việc cho rằng nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên không nhất thiết phải công bố quốc tế.