TIN TỨC-SỰ KIỆN

Xã hội hoá giáo dục: Phải hiểu và làm cho đúng

Ngày đăng: 19 | 12 | 2007

Hôm nay (19.12), hội nghị sơ kết việc đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ.

Xu hướng phát triển các trường ngoài công lập: Chú trọng về lợi ích kinh tế

Mô hình thích hợp cho việc xã hội hoá giáo dục là hình thức chuyển công lập sang tự chủ tài chính (ảnh mang tính chất minh hoạ).

Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ chỉ rõ: "Công tác quản lý còn bất cập cả trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện. Việc triển khai thực hiện còn chậm và nhiều lúng túng. Quản lý nhà nước vừa gò bó, vừa buông lỏng; cơ chế chính sách chưa rõ ràng, cụ thể, thiếu đồng bộ, còn chưa phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các lực lượng xã hội chưa tổ chức và phối hợp tốt để chủ động tích cực tham gia vào quá trình xã hội hoá".

Trong hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 05/2005 NQ-CP, vẫn còn tình trạng một số cơ sở hoạt động trong lĩnh vực giáo dục chưa được các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục quản lý chặt chẽ: Một số cơ sở hoạt động giáo dục như trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm tư vấn du học sau khi được các sở kế hoạch - đầu tư cấp phép hoạt động đã không có sự kiểm tra, giám sát của các sở giáo dục - đào tạo.

Tính chung trong toàn ngành giáo dục, tỉ trọng chi của người dân (trên tổng chi của xã hội cho giáo dục) như sau: Năm 2000 là 28,4%, năm 2002 - 31,9%, năm 2004 - 29,2%, năm 2006 - 25%.

Do chưa có tiêu chí phân định rạch ròi cơ sở giáo dục ngoài công lập nào hoạt động phi lợi nhuận, cơ sở nào hoạt động có lợi nhuận, nên việc thực hiện chính sách ưu đãi theo Nghị định 73/1999/NĐ-CP ở các địa phương không thống nhất, thiếu công bằng: Nơi thì chưa thu thuế, nơi thì thu thuế đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Đặc biệt, do nhận thức chưa đầy đủ và thiếu những quy định cụ thể chặt chẽ, nên một số cơ sở ngoài công lập đã có sự ăn chia không đồng đều, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ, đơn từ kiện cáo nhiều năm như Đại học dân lập Hải phòng, ĐH dân lập Đông Đô.

Hiện nay, mâu thuẫn về lợi ích kinh tế ở một số trường ngoài công lập đã ảnh hưởng tới lợi ích người học: Chất lượng giảng dạy không đảm bảo vì nội bộ chỉ chú ý kiện cáo lẫn nhau, có trường còn không tiếp tục hoạt động được.

Trường Mầm non Bình Minh tại quận Hoàng Mai, Hà Nội là một ví dụ. Hiệu trưởng giữ con dấu của trường. Chủ tịch HĐQT ra quyết định cách chức hiệu trưởng. Nhưng hiệu trưởng lại lợi dụng việc giữ con dấu lại ra quyết định bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT. Ngôi trường đầu tư hàng chục tỉ đồng đã chưa thể hoạt động trở lại mặc dù chưa có quyết định hành chính nào, chỉ vì trường hiện nay không có con dấu để hoạt động...

Nguyên nhân đầu tiên là thiếu hành lang pháp lý chặt chẽ để các cơ sở giáo dục ngoài công lập hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Nguyên nhân thứ hai là từ nhận thức của người tham gia xã hội hoá trong lĩnh vực xã hội hoá giáo dục.

Dường như hiện nay khi phát triển các loại hình trường ngoài công lập, những chủ trương, chính sách và quy định mới chỉ chú ý đến người tham gia làm dịch vụ mà chưa quan tâm tới người được hưởng dịch vụ (người học).

Vì thế mới có hiện tượng khi giải quyết mâu thuẫn nội bộ (như trường hợp Trường Mầm non Bình Minh) thì cấp có thẩm quyền quên mất quyền lợi người học, cứ để tình trạng trường đóng cửa.

Hiện nay có tình trạng những người tham gia đầu tư mở trường coi hoạt động trong lĩnh vực giáo dục giống như một công ty đơn thuần. Trong khi đó, lực lượng thanh tra giáo dục lại quá mỏng và thế là tình trạng buông lỏng quản lý diễn ra.

NỘI DUNG KHÁC

Văn bản hết hiệu lực tính đến ngày 30/10/2007

19-12-2007

Quyết định số 97/2007/QĐ-BNN ngày 3/12/2007 về các văn bản pháp luật hết hiệu lực tính đến ngày 30/10/2007.

Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số nước châu Á

19-12-2007

Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa và bền vững là bước đi thích hợp của nhiều nước trên thế giới trong chiến lược phát triển kinh tế. Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, không có một công thức phát triển chung cho quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đối với tất cả các nước. Mỗi nước có cách đi riêng, tùy theo những đặc điểm, điều kiện cụ thể của mình.

Chính sách điều tiết mới có lợi cho nền KT phát triển nhanh và ổn định

18-12-2007

Hội nghị Trung ương về công tác kinh tế Trung Quốc đã đề xuất phải coi việc phòng ngừa tăng trường kinh tế từ hơi nhanh chuyển sang quá nóng, phòng ngừa sự tăng giá mang tính kết cấu chuyển thành lạm phát rõ rệt làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong điều tiết vĩ mô hiện nay

Sau WTO: Tranh chấp giữa DN nội - ngoại gia tăng

18-12-2007

Luật sư Lê Thanh Sơn, Văn phòng luật sư AIC (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, gia nhập WTO, các DN Việt Nam được hưởng lợi nhiều song tranh chấp thương mại giữa DN trong và ngoài nước đã tăng đáng kể. Các DN "nội" qua đó cũng tích cực hơn trong việc tham vấn luật sư.

Hội thảo “Nông dân Việt Nam trong quá trình hội nhập”

18-12-2007

Hội thảo do Trung tâm Thông tin, Viện CS & CL PTNNNT phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức

Mũ bảo hiểm: Nhìn từ góc độ kinh tế

17-12-2007

Ngay sau Nghị quyết 32 ban hành, có nhiều ý ‎ kiến ủng hộ và phản đối khác nhau xung quanh vấn đề này. Trên góc độ kinh tế, chúng ta thử phân tích lợi ích và chi phí của quy định mới này.

Sản xuất khoai tây giống còn phụ thuộc nhiều vào tiền tài trợ?!

17-12-2007

AGROINFO-Ngày 12/12/2007 tại Hà Nội, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp phối hợp với Tổ chức Hợp tác Kĩ thuật Đức (GTZ), tổ chức hội thảo lập kế hoạch hoạt động năm 2008 cho dự án “Thúc đẩy sản xuất khoai tây tại Việt Nam ”. Hội thảo nhằm tổng kết lại các hoạt động thúc đẩy sản xuất khoai tây tại Việt Nam trong năm 2007 và thảo luận, xây dựng những kế hoạch hoạt động trong năm 2008.

Hội thảo, nghiệm thu cấp Viện các đề tài, dự án thuộc Viện năm 2006

21-12-2007

Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo, nghiệm thu cấp Viện các đề tài dự án thuộc Viện năm 2006, từ ngày 21 tháng 12 năm 2006 đến 10 tháng 1 năm 2007.

Ra mắt viện nghiên cứu chính sách tư đầu tiên

13-12-2007

"Thực hiện các nghiên cứu và tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn về chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân... là một trong những mục tiêu của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS", TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng cho biết.

Nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên - cần thiết phải công bố quốc tế

13-12-2007

Gần đây sau nhiều cuộc tọa đàm giữa Lãnh đạo Bộ và nhiều nhà khoa học có uy tín về biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu cơ bản, đã đi đến một ý kiến chung là: nghiên cứu cơ bản mà không đạt đến công bố quốc tế là lãng phí, không nên làm. Nhưng theo Điều 5 của Qui định đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu cơ bản của Bộ KH&CN vừa ban hành, kết quả nghiên cứu của đề tài được thể hiện bằng các công trình (bài báo, báo cáo khoa học...) đã công bố hoặc đã được nhận đăng (có giấy nhận đăng của Ban biên tập tạp chí, của Ban tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, của nhà xuất bản về khoa học kỹ thuật) ngoài nước và trong nước. Như vậy, Qui định này đồng nghĩa với việc cho rằng nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên không nhất thiết phải công bố quốc tế.

Nông dân được hưởng lợi gì sau Đại hội XVII của ĐCS Trung Quốc

13-12-2007

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVII của ĐCS Trung Quốc diễn ra vào trung tuần 10/2007. Chủ đề được ĐCS TQ tập trung thảo luận lần này là vấn đề phát triển xã hội chủ nghĩa một cách hài hòa, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề "tam nông" trong tiến trình phát triển. Tờ Nông dân Nhật báo (Trung Quốc) mới đây đã phân tích những quan điểm chính của ĐCS TQ về nông nghiệp, nông thôn và nông dân được trình bày trong Báo cáo chính trị.

Nông dân được hưởng lợi gì sau Đại hội XVII của ĐCS Trung Quốc

13-12-2007

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVII của ĐCS Trung Quốc diễn ra vào trung tuần 10/2007. Chủ đề được ĐCS TQ tập trung thảo luận lần này là vấn đề phát triển xã hội chủ nghĩa một cách hài hòa, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề "tam nông" trong tiến trình phát triển. Tờ Nông dân Nhật báo (Trung Quốc) mới đây đã phân tích những quan điểm chính của ĐCS TQ về nông nghiệp, nông thôn và nông dân được trình bày trong Báo cáo chính trị.