TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông dân Trung Quốc thu lợi nhờ thị trường giao dịch nông sản kỳ hạn

Ngày đăng: 28 | 11 | 2007

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường kỳ hạn ở Trung Quốc không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng về chủng loại sản phẩm. Số lượng và kim ngạch giao dịch kỳ hạn năm 2000 đạt 3,9 nghìn tỷ (tương đương 8697 tỷ VND), 1390 vạn lượt. Từ tháng 1-9 năm 2007, số lượng giao dịch giao hàng kỳ hạn đạt 4600 vạn lượt, kim ngạch giao dịch đạt 26 nghìn tỷ NDT (57,2 nghìn tỷ).

Ngày 29 tháng 10 năm 2007, dưới sự phê duyệt của Hội giám sát chứng nhận Trung Quốc, dầu cọ đã tham gia vào thị trường giao dịch nông sản kỳ hạn Đại Liên, nâng tổng số mặt hàng tham gia giao dịch thị trường kỳ hạn ở Trung Quốc lên 18 mặt hàng.


Sự phát triển nhanh chóng của thị trường kỳ hạn ở Trung Quốc không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng về chủng loại sản phẩm, theo tài liệu của Hiệp hội kỳ hạn cung cấp, số lượng và kim ngạch giao dịch kỳ hạn năm 2000 đạt 3,9 nghìn tỷ (tương đương 8697 tỷ VND), 1390 vạn lượt; liên tục tăng mạnh đến năm 2006 đạt 21 nghìn tỷ NDT (tương đương 46,83 nghìn tỷ), số lượng 4490 tỷ lượt. Từ tháng 1-9 năm 2007, số lượng giao dịch giao hàng kỳ hạn đạt 4600 vạn lượt, kim ngạch giao dịch đạt 26 nghìn tỷ NDT (57,2 nghìn tỷ).


Trước kia, nông dân Trung Quốc luôn dựa vào tình hình năm trước và hướng gieo trồng của các hộ trồng trọt lớn để quyết định vụ gieo trồng tiếp theo. Ngày nay, ở nhiều nơi trong vùng Đông Bắc, một số nông dân đã hình thành thói quen theo dõi tình hình thị trường kỳ hạn để trồng và bán ngô. Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Trung Quốc ông Tống Diên chỉ rõ, năm 2007, ba tỉnh thuộc vùng Đông Bắc (Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh) là vùng sản xuất lương thực chủ yếu của Trung quốc đã có khoảng 15% số nông dân theo dõi giá cả giao hàng kỳ hạn để tiến hành trồng và bán đỗ, ngô. Trao đổi với phóng viên Tân Hoa Xã ông Vương Vĩ Quân - Phụ trách phòng nghiên cứu Giao dịch thương phẩm Đại Liên cho biết, ở vùng Đông Bắc đang từng bước cải thiện hình thức gieo trồng truyền thống “Căn cứ hiện nay đang canh tác loại cây gì có giá trị cao sẽ gieo trồng loại đó” mà áp dụng hình thức “Công ty + nông hộ, giao hàng kỳ hạn + đơn đặt hàng” mô hình mới này có tác dụng điều chỉnh kết cấu trồng trọt, tăng lợi nhuận giảm mạo hiểm.


Năm 2003, khi thị trường kỳ hạn mới phát triển ở Trung Quốc, phần lớn nông dân Trung Quốc chưa hiểu một cách cặn kẽ về thị trường giao hàng kỳ hạn. Tuy nhiên khi thị trường đỗ liên tục tăng giá vào tháng 10 năm 2003, Sở giao dịch thương phẩm Đại Liên kịp thời thông báo cho nông dân tin giá, cung hàng, và nhu cầu thị trường. Kết quả là năm đó thu nhập của nông dân tỉnh Hắc Long Giang tăng 20 tỷ NDT ( tương đương 4400 tỷ VND). Năm 2006, sở giao dịch thương phẩm Đại Liên số lượng ngô giao hàng kỳ hạn thành công là 1.35 tỷ lượt, trở thành hiệp ước giao hàng kỳ hạn lớn nhất toàn quốc, cũng trở thành loại hàng duy nhất của Trung Quốc tham gia và đứng thứ 10 trong giao dịch thế giới. Theo lời giới thiệu của Hội trưởng Hiệp hội giao hàng kỳ hạn Trung Quốc Lưu Trí Triệu, giá ngô giao hàng kỳ hạn đã trở thành giá chuẩn cho thị trường trong nước và thị trường quốc tế.


Cùng với sự phát triển giao hàng kỳ hạn của Trung Quốc, tác dụng điều tiết giá cả trong tương lai của giao hàng kỳ hạn đối với kinh tế quốc dân ngày càng rõ ràng, trong nhiều phương diện như điều chỉnh kết cấu sản phẩm, kết cấu trồng trọt đang phát huy ngày càng nhiều tác dụng tích cực. Theo cục thống kê quốc gia Trung Quốc, diện tích gieo trồng lúa mỳ từ 180 vạn hecta vào cuối thế kỷ trước đến năm 2005/ 2006 đã tăng 870 vạn hecta, sản lượng từ 6, 2 triệu tấn tăng lên 37 triệu tấn, Trung Quốc chuyển từ nước nhập khẩu lúa mỳ chất lượng cao sang xuất khẩu với tốc độ đáng kinh ngạc, Điều này phản ánh rõ thị trường giao hàng kỳ hạn có tác dụng rất lớn thúc đẩy ưu hoá kết cấu trồng lúa mỳ và nâng cao sản lượng.


Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường kỳ hạn (futures market) Trung Quốc, và với sự nhạy bén, ngay cả nông dân ở các vùng nông thôn hẻo lánh như vùng Đông Bắc cũng thu được lợi ích đáng mừng. Một người dân, Ôn Tử Dư cho biết: Năm 2006, theo xu hướng tăng giá của thị trường kỳ hạn, ông Ôn Tử Dư đã giảm tần suất bán lương thực ra thị trườngVụ xuân năm 2007, cũng từ thông tin thị trường giao hàng kỳ hạn ông biết năm nay diện tích trồng đỗ toàn cầu giảm, ông quyết định trồng thêm 100 mẫu đỗ. Giá đỗ đang tăng, nhờ đó mỗi mẫu trồng đỗ ít nhất ông cũng thu thêm được 50 nhân dân tệ (tương đương 110,000 VND). Ôn Tử Dư chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh: “Nông dân Mỹ đã lợi dụng thị trường kỳ hạn để bán đỗ sau mới trồng đỗ, giá đỗ của Trung Quốc bị giá của Mỹ cạnh tranh rất mạnh.Vì vậy, nông dân bán đỗ cần phải nắm được tin tức giá cả trong nước. Như quy luật này, việc tìm hiểu thông tin giá cả giao hàng kỳ hạn để kinh doanh dầu cọ là rất cần thiết. ”


Thị trường kỳ hạn là thị trường mua bán theo hợp đồng kỳ hạn. Cách mua bán này là do có sự tham gia chuyển dịch biến động giá cả của nhà sản xuất kinh doanh và nhà đầu tư mạo hiểm chấp nhận mạo hiểm về giá cả để có lợi nhuận, trong sở giao dịch tiến hành cạnh tranh công bằng theo pháp luật, có chế độ tiền đặt cọc làm bảo đảm. Điểm đặc trưng của chế độ tiền đặt cọc là dùng ít vốn để kinh doanh với quy mô khá lớn, tiền đặt cọc thường ở mức 5-15% giá trị hợp đồng, so sánh với giao dịch bằng tiền mặt và đầu tư cổ phiếu, trong thị trường kỳ hạn nhà đầu tư phải đầu tư số vốn ít hơn nhiều so với các hình thức đầu tư khác. Mục đích của giao dịch kỳ hạn không phải để đạt được các sản phẩm thực tế, mà là tránh mạo hiểm về giá và buôn bán chứng khoán, thường không thực hiện thay đổi quyển sở hữu của thương phẩm. Chức năng chủ yếu của thị trường kỳ hạn là cung cấp cho nhà sản xuất kinh doanh phương pháp bảo vệ giá cả và tránh mạo hiểm về giá cả, và thông qua cạnh tranh công bằng công khai để hình thành giá cả công khai.
Nguồn: http://www.baidu.com

NỘI DUNG KHÁC

Mặt bằng giá mới: Doanh nghiệp “thắt lưng, buộc bụng”

27-11-2007

Có lẽ khó khăn nhất rơi vào các DN sản xuất chế biến hàng nông sản, thực phẩm đang phải gánh chịu cả về nguyên liệu nhập vào giá cũng tăng cao đồng thời giá nhiêu liệu tiêu hao cho việc chế biến sản phẩm này cũng rất cao.

Tổng giá trị ngoại thương ba quý đầu năm giữa Quảng Tây với 6 nước vịnh Bắc Bộ đạt 1,82 tỉ USD

27-11-2007

Tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa Quảng Tây với 6 nước Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-li-pin và Bru-nây đạt 1,82 tỉ USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái

Một số thủ thuật trong Word XP

27-11-2007

Bạn đã biết sử dụng word nhưng cũng có thể chưa biết một số thủ thuật rất hữu dụng có thể giúp bạn thao tác nhanh chóng. Zensoft giới thiệu bạn một số thủ thuật như: chọn nhiều nội dung cần sao chép cùng lúc, tắt mở chức năng kéo thả nội dung, tắt và mở nút lệnh Paste Options, thay đổi khoảng cách giữa các dòng...

Trung Quốc xét giảm diện tích xin cấp đất sử dụng của địa phương

23-11-2007

Năm 2007 Chính phủ Trung Quốc đã xét giảm 30% tổng diện tích xin cấp đất sử dụng của các địa phương. Diện tích đất canh tác bị chiếm dụng đã giảm 17% so với năm 2006

Diễn đàn Kinh tế "Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm và biện pháp quản lý"

23-11-2007

Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, về một số nội dung liên quan đến hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm, Ban Kinh tế - Khoa học & Công nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Thông tin - Viện chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức Diễn đàn kinh tế với chủ đề: “Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm và biện pháp quản lý".

DN nông thôn thua lỗ, đang bị "bỏ mặc"

22-11-2007

Khó khăn về vốn, đất đai, cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động... khiến các DN vừa và nhỏ (DNVVN) ở khu vực nông thôn rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài và tăng lên hàng năm, chiếm tới 34% trong 2006. Trong sự phát triển chung, các DN nông thôn dường như đang bị bỏ lại phía sau.

Hệ thống nghiên cứu khoa học: Cần cải tổ từ nền tảng

22-11-2007

Vẫn còn rất ít dự án nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tế sản xuất ở nước ta. Ở phần kết bài viết trên TBKTSG số ra ngày 25-10-2007, GS. Hoàng Tụy có nói tới “sự sai lầm hệ thống” trong hai lĩnh vực giáo dục và khoa học hiện nay của đất nước. Mục tiêu của bài sau đây là thử tiếp tục đi tìm cội rễ của cái “sai lầm hệ thống” ấy trong lĩnh vực hoạt động khoa học, xét dưới hai góc độ định chế và tư tưởng.

Con voi suýt chui lọt lỗ kim

21-11-2007

Sau khi báo chí và dư luận lên tiếng về dự án nhà máy giấy và bột giấy của Công ty Giấy Lee & Man (nhà máy giấy có công suất 420.000 tấn và bột giấy là 330.000 tấn/năm, vốn đầu tư 628 triệu USD) tại khu Công nghiệp ven sông Hậu của tỉnh Hậu Giang, phía Công ty này mới vội vã gửi UBND tỉnh Hậu Giang công văn cam kết sẽ thực hiện xử lý môi trường tốt nhất theo Luật Môi trường của Việt Nam. Trong khi nhà máy đã khởi công gần đúng một tháng. Và cũng lúc đó, lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang mới yêu cầu nhà đầu tư thuê tư vấn lập báo cáo tác động môi trường!

Tình hình phát triển Lâm nghiệp Cộng đồng ở tỉnh Gia Lai

21-11-2007

Quản lý tài nguyên rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng.