TIN TỨC-SỰ KIỆN

DN nông thôn thua lỗ, đang bị "bỏ mặc"

Ngày đăng: 22 | 11 | 2007

Khó khăn về vốn, đất đai, cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động... khiến các DN vừa và nhỏ (DNVVN) ở khu vực nông thôn rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài và tăng lên hàng năm, chiếm tới 34% trong 2006. Trong sự phát triển chung, các DN nông thôn dường như đang bị bỏ lại phía sau.

"Môi trường đầu tư cho DNVVN trong lĩnh vực nông thôn" là chủ đề hội thảo do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Tây Ban Nha tổ chức ngày 21/11, tại Hà Nội. Các chuyên gia trong nước và quốc tế phân tích, mổ xẻ về thực trạng các DNVVN ở nông thôn.

Nghịch lý: đất nhiều mà khó tiếp cận

Theo số liệu điều tra DN năm 2006 của Tổng cục Thống kê, số lượng DN nông thôn hiện vào khoảng 73.861, chiếm 65% tổng DN Việt Nam. Từ 2000-2005, quy mô vốn trung bình của các DN nông thôn tăng khoảng 1,7%. Tỷ lệ các DN nông nghiệp trong số các DN nông thôn giảm từ 5,2 xuống 1,2%, trong khi tỷ lệ các DN công nghiệp tăng từ 67,5 lên 70%.

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách (IPSARD), trong Báo cáo "Tác động của môi trường đầu tư nông thôn tới các DNVVN", cho biết, 34% DN nông thôn thua lỗ trong khi con số này năm 2000 là 24%. Tỷ suất lợi nhuận của các DN giảm rất nhiều, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ do có quá nhiều DNVVN hoạt động.

Các DN nông thôn vẫn bị bỏ lại phía sau do phải đối mặt với khó khăn về đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng... và các tác động khác.

Theo TS. Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, những yếu tố trên là cản trở cực kỳ lớn của các DN nói chung ở tất cả các nơi, đặc biệt là vùng nông thôn. Bà nêu ví dụ, ở nông thôn, về nguyên lý, tìm đất đai cho các DN dễ hơn nhưng trên thực tế, các DNVVN ở nông thôn lại gặp khó. Nguyên nhân, theo ông Tuấn, là do quỹ đất hạn chế, giá đất cao trong khi các thủ tục hành chính phức tạp.

Khó khăn nữa là vốn. Điều tra của IPSARD cho thấy, hơn 50% vốn hoạt động của các DN nông thôn là vốn tự có của DN và lợi nhuận tích luỹ; chỉ 20% là vay từ các ngân hàng thương mại trong nước.

"Hơn một nửa số DN hiện nay là tự bỏ tiền túi ra hoặc vay mượn gia đình để kinh doanh, như vậy là không ổn. Rất nhiều DN ở nông thôn đói vốn. Rõ ràng là vốn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của họ, đặc biệt là các DN có đầu tư ở nông thôn chứ chưa nói đến bản thân các DN ở nông thôn", TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD, bức xúc.

Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Sơn cho rằng, các ngân hàng ngại cho DN ở nông thôn vay vì quy mô rất nhỏ bé, năng lực lập dự án yếu, ít có tài sản thế chấp. Nếu ngân hàng coi DN là khách hàng chu đáo, họ phải chiếu cố tất cả các yếu tố đó để hỗ trợ, thay vì chỉ hướng vào các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có tài sản thế chấp tốt hơn, có đề án kinh doanh tốt hơn.

Hơn nữa, các yếu tố liên quan đến chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng cũng làm cho DNVVN ở nông thôn vướng víu. Chính vì thế, tuy là DN ở nông thôn, nhưng ngày càng có xu hướng các DN dồn về đô thị vì muốn tận dụng cơ sở hạ tầng và chất xám ở thành thị. Mặc dù ở vùng nông thôn, nhiều địa phương xây KCN, song ngay các DNVVN cũng khó tiếp cận được các KCN ấy. Chưa kể, chi phí "lót tay" ở nông thôn cũng chiếm 0,3% doanh thu của DN.

Đừng bỏ DNVVN nông thôn lại phía sau

TS. Đặng Kim Sơn cho biết, qua hội thảo, IPSARD muốn tìm hiểu chính sách đối với các DNVVN ở nông thôn còn gì vướng để tháo gỡ. Ông thừa nhận một điều, DN nông thôn tất nhiên có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, thời tiết, cái đó là khách quan. Điều quan trọng hiện nay là cần tìm ra các yếu tố chủ quan gây khó khăn cho DN, sau đó Viện sẽ phối hợp với Bộ NN-PTNT, VCCI... tìm cách tháo gỡ dần.

Theo ông Sơn, hiện nay có rất nhiều thông tin buộc các DNVVN cần tiếp cận. Thứ hai, DN cần đào tạo về kỹ năng cho người quản lý cũng như lao động. Số lượng DN tăng rất nhiều, nhưng quan trọng là phải tăng chất lượng. Gia nhập WTO, các cam kết của Việt Nam mở rộng sẽ đồng thời kéo theo cạnh tranh quyết liệt, lúc đó DN nào mạnh, hoạt động hiệu quả mới tồn tại được.

"Một năm vào WTO thì thời gian còn quá ít để các DN chuyển mình. Số lượng DN tăng lên rất nhiều, số lao động trong DN giảm đi, như vậy các DN hướng nhiều về tăng quản lý, công nghệ hơn là lao động. Tôi nghĩ đây là sự chuyển mình tốt của DN nhưng cần có sự hỗ trợ rất mạnh của Nhà nước, như tăng cường đầu tư cho KHCN, công tác khuyến nông cần làm tốt hơn để chuyển giao KHKT", ông Sơn nói.

TS. Phạm Chi Lan cho rằng, về mặt vĩ mô, chúng ta vẫn tiếp tục cải thiện các khuôn khổ luật pháp, chính sách vì chính những nhân tố như: đất đai, tín dụng, nhân lực... mà các DN khó khăn chính một phần cũng phụ thuộc vào thể chế của Việt Nam chưa thật tốt trong các lĩnh vực đó.

Ví dụ về đất đai, nhiều khi chính DN vướng về sổ đỏ, sổ hồng, và bản thân các bộ cũng không thống nhất với nhau...; hay như tín dụng, dù có cải thiện nhưng cần thêm nữa để DNVVN có điều kiện tiếp cận tốt hơn.

Ông Sơn khuyến nghị, có một mô hình rất tốt được triển khai ở Thái Nguyên là thành lập Hiệp hội các nhà DN. Do vậy mà Dự án MPI-UNIDO (hỗ trợ phát triển DNVVN) đã lựa chọn tỉnh này để hỗ trợ thành lập Phòng Thông tin, giúp DN tìm hiểu thông tin liên quan đến vốn và cách tiếp cận vốn; đào tạo; việc làm và thuế... Qua đó, các ngân hàng cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận DN. Phòng này còn cung cấp tin tức về các chương trình hỗ trợ (khóa đào tạo, hội thảo... ) để giúp các DN nâng cao trình độ quản lý, chất lượng lao động.

Nguồn: Vietnamnet

NỘI DUNG KHÁC

Hệ thống nghiên cứu khoa học: Cần cải tổ từ nền tảng

22-11-2007

Vẫn còn rất ít dự án nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tế sản xuất ở nước ta. Ở phần kết bài viết trên TBKTSG số ra ngày 25-10-2007, GS. Hoàng Tụy có nói tới “sự sai lầm hệ thống” trong hai lĩnh vực giáo dục và khoa học hiện nay của đất nước. Mục tiêu của bài sau đây là thử tiếp tục đi tìm cội rễ của cái “sai lầm hệ thống” ấy trong lĩnh vực hoạt động khoa học, xét dưới hai góc độ định chế và tư tưởng.

Con voi suýt chui lọt lỗ kim

21-11-2007

Sau khi báo chí và dư luận lên tiếng về dự án nhà máy giấy và bột giấy của Công ty Giấy Lee & Man (nhà máy giấy có công suất 420.000 tấn và bột giấy là 330.000 tấn/năm, vốn đầu tư 628 triệu USD) tại khu Công nghiệp ven sông Hậu của tỉnh Hậu Giang, phía Công ty này mới vội vã gửi UBND tỉnh Hậu Giang công văn cam kết sẽ thực hiện xử lý môi trường tốt nhất theo Luật Môi trường của Việt Nam. Trong khi nhà máy đã khởi công gần đúng một tháng. Và cũng lúc đó, lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang mới yêu cầu nhà đầu tư thuê tư vấn lập báo cáo tác động môi trường!

Tình hình phát triển Lâm nghiệp Cộng đồng ở tỉnh Gia Lai

21-11-2007

Quản lý tài nguyên rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng.

Phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông dân

21-11-2007

Sáng 17/11, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng NN&PTNTT Cao Đức Phát đã trả lời các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.

100 nghìn "Hộ trung tâm" trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới

20-11-2007

Tỉnh Hắc Long Giang có một số "Hộ trung tâm" nông thôn tuyên truyền thời sự, hòa giải mâu thuẫn, phổ biến kỹ thuật, tổ chức các hoạt động văn nghệ và thể thao, họ dẫn dắt bà con học và làm, đã trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới.

Tạo chữ chìm bên dưới văn bản trong Word 2003

20-11-2007

Nếu bạn đang soạn tài liệu quí giá mà muốn ghi lại "bản quyền" của mình trên đó thì bạn có thể dùng tính năng tạo chữ chìm trong Word 2003. Cách đánh dấu này tuy không ghi vĩnh viễn lên văn bản nhưng dễ thực hiện và cũng đẹp mắt!

Thời khắc bắt đầu hành trình mới!

20-11-2007

TS Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch VCCI đã nói như vậy trong cuộc trao đổi với DĐDN về sự hội nhập của DN VN sau 1 năm ngày VN chính thức ghi tên mình vào danh sách thành viên thứ 150 của WTO. Tuy nhiên, theo TS Đoàn Duy Khương, bên cạnh những lợi ích mà WTO mang lại cho nền kinh tế, hiện nay vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.

Biến động kinh tế Đông á và con đường công nghiệp hoá VN

20-11-2007

Năm 2005 là năm kỷ niệm nhiều mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam. Đây cũng là dịp nhìn lại quá trình phát triển của đất nước trong thời gian qua; đánh giá vị trí của kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay, và vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách để đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới.

Diễn đàn quản lý và điều hành kinh tế cấp tỉnh

19-11-2007

AGROINFO - Ngày 15/11 và 16/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ các hạot động của Nhóm đối tác xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với một số nhà tài trợ tổ chức Diễn đàn quản lý và điều hành kinh tế cấp tỉnh.

Trung Quốc - Asean tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế

15-11-2007

Hội thảo trong thời gian diễn ra Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ tư tại Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc. Phó Bộ trưởng Bộ Thương Mại Cao Hổ Thành đã chỉ rõ, kết cấu xuất nhập khẩu thương phẩm đang không ngừng thay đổi, các sản phẩm sơ cấp dần dần chuyển hướng sang phát triển các sản phẩm chế tạo công nghiệp như: sản phẩm cơ điện và sản phẩm kỹ thuật cao.

Chính sách quản lý khoa học công nghệ - Kinh nghiệm từ Trung Quốc (Phần cuối)

15-11-2007

Trong tiến trình cải cách và mở cửa, Trung Quốc bắt đầu tiến hành đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ từ đầu những năm 1980s. Cùng với việc chuyển dần từ cơ chế làm việc kế hoạch hoá tập trung, cứng nhắc và khép kín, các nhà cải cách ở Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các chính sách đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ với mục đích thay đổi tư duy làm việc và sản phẩm của các tổ chức khoa học công nghệ.