TIN TỨC-SỰ KIỆN

Con voi suýt chui lọt lỗ kim

Ngày đăng: 21 | 11 | 2007

Sau khi báo chí và dư luận lên tiếng về dự án nhà máy giấy và bột giấy của Công ty Giấy Lee & Man (nhà máy giấy có công suất 420.000 tấn và bột giấy là 330.000 tấn/năm, vốn đầu tư 628 triệu USD) tại khu Công nghiệp ven sông Hậu của tỉnh Hậu Giang, phía Công ty này mới vội vã gửi UBND tỉnh Hậu Giang công văn cam kết sẽ thực hiện xử lý môi trường tốt nhất theo Luật Môi trường của Việt Nam. Trong khi nhà máy đã khởi công gần đúng một tháng. Và cũng lúc đó, lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang mới yêu cầu nhà đầu tư thuê tư vấn lập báo cáo tác động môi trường!

Từ câu chuyện về “quy trình ngược” của dự án nhà máy giấy và bột giấy, càng thấy rõ việc công khai, minh bạch những dự án đầu tư lớn, có phạm vi ảnh hưởng đến nhiều địa phương... là điều hết sức cần thiết. Nhất là hai dự án trên- thuộc lĩnh vực sản xuất giấy và bột giấy, vốn có “truyền thống” không mấy thiện cảm với môi trường. “Một “chuyện” lớn như vậy mà không có phản biện xã hội, khiến dư luận thắc mắc cũng là điều hợp lý. Cái dở nhất của dự án này là “đốt cháy” giai đoạn nên dù tốt, nhưng làm đột ngột vẫn tạo cú sốc cho xã hội”, một nhà khoa học bức xúc. Và phải chi ngay trước lúc cấp phép, những thông tin về công nghệ, hệ thống xử lý, khối lượng và thành phần nước thải... được công bố rộng rãi thì đã không có một số công văn gửi đến Thủ tướng Chính phủ, đề nghị điều đó.

Trong quy trình cấp phép đầu tư hiện nay không có những yêu cầu về công khai minh bạch, lấy ý kiến phản biện xã hội, để thỉnh thoảng lại phát sinh nhiều “chuyện” đã rồi, chỉ còn biết tìm cách khắc phục!

Tiếc thay, trong quy trình cấp phép đầu tư hiện nay không có những yêu cầu về công khai minh bạch, lấy ý kiến phản biện xã hội, để thỉnh thoảng lại phát sinh nhiều “chuyện” đã rồi, chỉ còn biết tìm cách khắc phục! Thậm chí, khi dư luận lên tiếng thắc mắc, còn bị đổ cho rằng đã làm tác động tư tưởng các nhà đầu tư, ảnh hưởng việc mời gọi các dự án tương lai. Giả như báo cáo tác động môi trường không được các nhà chuyên môn thông qua, dự án bị ngừng triển khai, môi trường đầu tư mới thực sự bị ảnh hưởng xấu! Còn làm đúng trình tự quy định, nhà đầu tư vừa “nể” mình, phải quan tâm hơn đến yếu tố phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và vừa tạo tiền lệ tốt cho những nhà đầu tư đến sau.

Lâu nay, một số chuyên gia kinh tế đã góp ý về chuyện các tỉnh, thành vùng ĐBSCL nên phân loại những ngành nghề cần thu hút đầu tư trước khi mời gọi, thay vì chỉ chăm bẵm đến số vốn đầu tư để giải tỏa cơn “khát” vốn. Điều này hết sức hợp lý, để ĐBSCL tránh phải “hứng” những dự án xương xẩu mà các địa phương khác đã lắc đầu. Như nói có nhà máy giấy để tạo đầu ra cho cây tràm vẫn đúng, nhưng vẫn còn một số ngành nghề khác vẫn kham được, đâu phải chỉ có nhà máy giấy với lượng nước thải khổng lồ! Theo công văn số 36/2007/CV.ENTEC ngày 17-9-2007 của Trung tâm Công nghệ môi trường- ENTEC (đơn vị tư vấn làm báo cáo tác động môi trường cho nhà máy giấy và bột giấy Lee & Man), lượng nước thải cần xử lý của nhà máy bột giấy sẽ là 27.000 mét khối/ngày đêm, nhà máy giấy là 29.272 mét khối/ngày đêm. Sau khi xử lý, nước thải sẽ đạt Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam TCVN 5945- 2005, tức BOD bằng hoặc thấp hơn 30 miligam/lít, COD bằng hoặc thấp hơn 50 miligam/lít, SS bằng hoặc thấp hơn 50 miligam/lít trước khi thải ra sông Hậu... Nếu thử tính theo lượng nước thải và nồng độ các chất độc hại (được xem là đạt chuẩn) trên, không khó để có các con số: tối đa mỗi ngày đêm thì sông Hậu sẽ “nhận” 1,68816 tấn BOD; 2,8136 tấn COD và 2,8136 tấn SS! Nhân lên theo tháng hoặc năm, số lượng chất độc hại này sẽ còn kinh khủng hơn, đúng như quan ngại!

Sai rồi thì phải sửa, phải nhìn nhận. Nhưng tốt nhất làm sao để đừng tiếp tục sai./.

Theo Tạp Chí Tia Sáng

NỘI DUNG KHÁC

Tình hình phát triển Lâm nghiệp Cộng đồng ở tỉnh Gia Lai

21-11-2007

Quản lý tài nguyên rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng.

Phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông dân

21-11-2007

Sáng 17/11, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng NN&PTNTT Cao Đức Phát đã trả lời các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.

100 nghìn "Hộ trung tâm" trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới

20-11-2007

Tỉnh Hắc Long Giang có một số "Hộ trung tâm" nông thôn tuyên truyền thời sự, hòa giải mâu thuẫn, phổ biến kỹ thuật, tổ chức các hoạt động văn nghệ và thể thao, họ dẫn dắt bà con học và làm, đã trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới.

Tạo chữ chìm bên dưới văn bản trong Word 2003

20-11-2007

Nếu bạn đang soạn tài liệu quí giá mà muốn ghi lại "bản quyền" của mình trên đó thì bạn có thể dùng tính năng tạo chữ chìm trong Word 2003. Cách đánh dấu này tuy không ghi vĩnh viễn lên văn bản nhưng dễ thực hiện và cũng đẹp mắt!

Thời khắc bắt đầu hành trình mới!

20-11-2007

TS Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch VCCI đã nói như vậy trong cuộc trao đổi với DĐDN về sự hội nhập của DN VN sau 1 năm ngày VN chính thức ghi tên mình vào danh sách thành viên thứ 150 của WTO. Tuy nhiên, theo TS Đoàn Duy Khương, bên cạnh những lợi ích mà WTO mang lại cho nền kinh tế, hiện nay vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.

Biến động kinh tế Đông á và con đường công nghiệp hoá VN

20-11-2007

Năm 2005 là năm kỷ niệm nhiều mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam. Đây cũng là dịp nhìn lại quá trình phát triển của đất nước trong thời gian qua; đánh giá vị trí của kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay, và vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách để đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới.

Diễn đàn quản lý và điều hành kinh tế cấp tỉnh

19-11-2007

AGROINFO - Ngày 15/11 và 16/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ các hạot động của Nhóm đối tác xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với một số nhà tài trợ tổ chức Diễn đàn quản lý và điều hành kinh tế cấp tỉnh.

Trung Quốc - Asean tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế

15-11-2007

Hội thảo trong thời gian diễn ra Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ tư tại Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc. Phó Bộ trưởng Bộ Thương Mại Cao Hổ Thành đã chỉ rõ, kết cấu xuất nhập khẩu thương phẩm đang không ngừng thay đổi, các sản phẩm sơ cấp dần dần chuyển hướng sang phát triển các sản phẩm chế tạo công nghiệp như: sản phẩm cơ điện và sản phẩm kỹ thuật cao.

Chính sách quản lý khoa học công nghệ - Kinh nghiệm từ Trung Quốc (Phần cuối)

15-11-2007

Trong tiến trình cải cách và mở cửa, Trung Quốc bắt đầu tiến hành đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ từ đầu những năm 1980s. Cùng với việc chuyển dần từ cơ chế làm việc kế hoạch hoá tập trung, cứng nhắc và khép kín, các nhà cải cách ở Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các chính sách đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ với mục đích thay đổi tư duy làm việc và sản phẩm của các tổ chức khoa học công nghệ.

Hợp tác kinh tế Trung Quốc - Asean từ giới hạn ba lĩnh vực chuyển sang đa lĩnh vực

15-11-2007

Hội thảo trong thời gian diễn ra Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ tư tại Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc. Phó Bộ trưởng Bộ Thương Mại Cao Hổ Thành đã chỉ rõ, kết cấu xuất nhập khẩu thương phẩm đang không ngừng thay đổi, các sản phẩm sơ cấp dần dần chuyển hướng sang phát triển các sản phẩm chế tạo công nghiệp như: sản phẩm cơ điện và sản phẩm kỹ thuật cao.

Đầu tư cho nông nghiệp chắp vá, phân tán

15-11-2007

Theo Bộ Tài chính, 5 năm qua, tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn khoảng 113.116 tỷ đồng, song con số này mới chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu, chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư cả nước. Việc sử dụng vốn tại nhiều địa phương lại kém hiệu quả.