TIN TỨC-SỰ KIỆN

Diễn đàn Kinh tế "Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm và biện pháp quản lý"

Ngày đăng: 23 | 11 | 2007

Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, về một số nội dung liên quan đến hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm, Ban Kinh tế - Khoa học & Công nghệ, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Thông tin - Viện chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức Diễn đàn kinh tế với chủ đề: “Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm và biện pháp quản lý".

Khách tham gia toạ đàm gồm có:

1. Ông Trần Đáng - Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm

2. Ông Trương Văn Dũng - Viện trưởng Viện Thú y

3. Ông Nguyễn Trung Hải - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long

Mọi thông tin chi tiết trao đổi trong Diễn đàn sẽ được phát trực tiếp cho Quý vị trên Hệ Thời sự - Chính trị của Đài Tiếng nói Việt Nam và trên trang web Cổng Thông tin Doanh nghiệp Nông nghiệp Nông thôn: www.agro.gov.vn của Trung tâm Thông tin PTNNNT - Viện Chính sách Chiến lược PTNNNT.

Ngay từ bây giờ, Quý vị có thể gửi câu hỏi liên quan đến Diễn đàn "Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm và biện pháp quản lý" cho chúng tôi tại địa chỉ: www.agro.gov.vn

Mong nhận được sự theo dõi của Quý vị và Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý vị!

Tiến sĩ Trần Đáng- Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế.Ông Trương Văn Dung - Viện trưởng Viện thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.Ông Nguyễn Trung Hải, Tổng giám đốc công ty cổ phần Đồ hộp Hạ long, CANFOCO

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là một trong những mối quan tâm chung của toàn xã hội và là vấn đề thời sự được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là khi cơ quan chức năng mới đây phát hiện hàng loạt những vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, cho đến giờ, các biện pháp khắc phục dường như vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn. Diễn đàn Kinh tế trực tiếp do các phóng viên Chương trình Thời sự kinh tế thực hiện hôm nay có nội dung; "Báo động về tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm và trách nhiệm quản lý" . Xin mời biên tập viên Đức Thành:

Tôi xin trân trọng giới thiệu tham gia Diễn đàn hôm nay có;

- Tiến sĩ Trần Đáng- Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế.

Tiến sĩ Trần Đáng: Xin chào quí vị thính giả.

- Ông Trương Văn Dũng - Viện trưởng Viện thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ông Trương Văn Dũng - Xin chào quí vị và các bạn!

- Ông Nguyễn Trung Hải, Tổng giám đốc công ty cổ phần Đồ hộp Hạ long, CANFOCO, doanh nghiệp hiện đang cung ứng lượng lớn đồ thực phẩm chế biến ra thị trường.

Ông Nguyễn Trung Hải, Xin chào quí vị và các bạn!

- PV: Thưa các vị khách mời, có rất nhiều ý kiến cho rằng, thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay là rất đáng báo động và trong nhiều trường hợp không thể kiểm soát được. Tôi biết Tiến sĩ Trần Đáng vừa có chuyến công tác kiểm tra thực tế ở một số tỉnh, thành phố trong cả nước trở về chiều qua, thông tin mới nhất mà ông có được sau chuyến thực tế này là gì và theo ông đáng lo nhất hiện nay là gi ?

- TS Trần Đáng:

Có thể nói sau chuyến tháp tùng Bộ Trưởng đi kiểm tra phòng chống nguy cơ vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao

Chấp hành quy định chưa đạt yêu cầu

Phần lớn các cửa hàng chưa được cấp phép. Chế biến thực ăn ngay trên nền đất. Nước cống thải chảy qua chế biến

Nhận thức kém của người dân.,

Xử lý nước thải ở các cống rãnh chưa xử lý được.

Đáng lo nhất hiện nay, nguy cơ trực tiếp đến nguời ăn. Đồ thuỷ sản bị trả lại rất nhiều. Hoá chất bảo vệ thực vật, kháng sinh bị tồn dư

- PV: Thưa ông Nguyễn Trung Hải, là doanh nghiệp chế biến thực phẩm, đặc biệt là các đồ chế biến thuỷ sản, nông sản, cái khó nhất của Công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long trong việc thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là gi?

- Ông Hải: Việc chế biến thủy sản khó nhất là vận chuyển, và chế biến. Khó khăn nhất là xử lúy nguyên liệu đầu vào. Vì các nhà cung cấp nguyên liệu manh mún, nhỏ lẻ. Chúng tôi phải tách biệt các nguyên liệu đó để không ảnh hưởng đến chúng tôi.

- PV: Thưa các vị khách mời, có nhiều chuyên gia cảnh báo, vì muốn lợi nhuận cao nên không ít chủ doanh nghiệp đã dùng hóa chất công nghiệp rẻ tiền để chế biến thực phẩm….Thưa ông Trương Văn Dung, với một hàm lượng hoá chất như vậy, người dân thường, không có chuyên môn chắc khó có thể phát hiện ra được và hậu quả của nó như thế nào ?

- Ông Dũng: hóa chất Tác động đến sức khỏe con người nguy hiểm. Hiện nay tỷ lệ người ung thư khá cao. Phần lớn do sử dụng thực phẩm mất vệ sinh an toàn thực phẩm

- PV: Xin cám ơn ông, trong chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, thì hiện nay phần lớn các cơ sở giết mổ động vật không đáp ứng yêu cầu vệ sinh. Vi phạm VSATTP cũng ở luôn trong khâu chế biến, kinh doanh thực phẩm....Thưa ông Trương Văn Dung - là chuyên gia trong ngành ông có những thông tin mới gì về vấn đề này?

- Ông Dũng: TS Trần Đáng đã nói về tình hình VSATTP hiện nay. Chính phủ và Bộ NN đã có nhiều văn bản hướng dẫn về giết mổ chế biến, các cơ sở này phải có giấy đăng ký. Hầu như các cơ sở đều không đáp ứng tiêu chuẩn. Các sản phẩm như nem chua, phân loại được vi khuẩn samuna. Đây là vi khuẩn cũng gây nguy hiểm. Vấn đề VSATTP của chính phủ có quy định rõ ràng nhưng chấp hành của các địa phương và các doanh nghiệp là chưa tốt.

- PV: Thưa ông Nguyễn Trung Hải, là doanh nghiệp chế biến thực phẩm, đặc biệt là các đồ chế biến thuỷ sản, nông sản, cái khó nhất của Công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long trong việc thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là gi?

- Ông Hải: Công ty đang áp dụng các chương trình HACCP, ISO. Khó khăn nhất là xử lý nguyên liệu đầu vào. Làm sao để phân loại các nguyên liệu một cách tách biệt. Các sản phẩm hết hạn sử dụng không nên sử dụng lại. Sử dụng lại là sai nguyên tắc.

-PV: Có một vấn đề đặt ra là thực phẩm nhập khẩu hiện nay rất đa dạng và nhiều chủng loại, bao gồm rất nhiều mặt hàng có nguy cơ ô nhiễm, gây ngộ độc cao. Mặt khác, tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới... hầu như chưa có biện pháp để ngăn chặn và không thể kiểm soát, vậy công tác quản lý và kiểm soát chất lượng hiện nay như thế nào, đứng ở góc độ Viện thú y thưa ông Trương Văn Dung?

- Ông Dũng: Qua dịch cúm gia cẩm, lở mồm long móng, tai xanh, Bộ NN có chỉ đạo quyết liệt. Việc kiểm soát qua biên giới rất khó khăn. Vì phần lớn qua tiểu ngạch. VD quá Lào Cai có 400 đường tiểu ngạch khác nhau.

Có sự chồng chéo giữa quản lý nhà nước và quản lý kỹ thuật. Cần có cơ quan kỹ thuật

Thủ tướng Chính phủ có quy định rõ vệ VSATTP. Bộ Y tế là cơ quan chủ quản quản lý. Ngoài ra, Trách nhiệm của từng tỉnh. VSATTP xảy lra ở tỉnh nào, tỉnh đó chịu trách nhiệm

- PV: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Ban Thanh tra liên ngành chỉ đạo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm có 8 cục tham gia, cụ thể vấn đề này như thế nào thưa tiến sĩ Trần Đáng?

- TS Trần Đáng:

Ở TW, thành lập ban chỉ đạo liên ngành. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, khá lỏng lẻo, Cần có lực lượng chuyên kiểm tra Thực phẩm. Vì hoạt động thực phẩm là hoạt động ngoài giờ (sáng sớm, tối đêm). Đề xuất thành lập và kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành thực phẩm

- PV: Hiện nay, mức bình quân đầu tư cho công tác quản lý Nhà nước về VSATTP khoảng 500 đồng/người/năm. Điều này kéo theo cả hệ thống kiểm nghiệm VSATTP cũng không đạt tiêu chuẩn so với yêu cầu thực tế? Thực tế này như thế nào ở ngành Thú ý, thưa ông Trương Văn Dũng?

- Ông Trương Văn Dũng: ai cũng nói TP quan trọng. Nhưng đầu tư quá thấp. Tôi đã đề xuất với CHính phủ, năm nay lên 100 tỷ, mỗi người dân được 1100 đồng/năm.

Nhất trí ông Trần Đáng. Cần phân định rõ trách nhiệm, khoảng trống trách nhiệm giữa các Bộ. Về Thú y, Bộ NN kiểm tra vệ sinh thú y ở cơ sở chăn nuôi, giết mổ. Còn khi lưu thông thì trách nhiệm vẫn thuộc các Bộ khác, Bộ Công thương… ngoài ra, Chính quyền địa phương cũng cần chỉ đạo quyết liệt.

- PV: HACCP là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá độ an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, được các tổ chức uy tín trên thế giới công nhận. Nhưng thực tế là sẽ có nhiều doanh nghiệp khó có thể thực hiện đúng quy trình HACCP . Tôi nói như thế vì thực tế là hiện nay số lượng các doanh nghiệp đạt được chứng chỉ HACCP không nhiều? Thưa ông Nguyễn Trung Haỉ, ông có ý kiến gi?

- Ông Hải: Tiêu chuẩn HACCP là hệ thống tiên tiến. Các hàng hóa muốn vào Châu Âu đều phải có chứng nhận từ hệ thống này. Những nhà chế biến thực phẩm phải áp dụng hệ thống HACCP nhằm đáp ứng VSATTP

- PV: Một giải pháp nữa được nhiều người ủng hộ là cần phải công bố thông tin trực tiếp, kịp thời, chính xác về ATVSTP tới người dân. Thời gian qua để thông tin đến người tiêu dung, Bộ Y tế đã có một khuyến cáo rất hay: “Hãy là người tiêu dùng thông thái!”.Nhưng để thông thái, thì người tiêu dùng cần phải “biết” trước đã, Vậy thưa ông Trương Văn Dung, cách làm thế nào là hiệu quả nhất trong việc thông tin đối với người dân ?

- Ông Dũng: “Người thông thái” phải biết đến tiêu chuẩn chất lượng, đọc thật kỹ các tiêu chuẩn ghi trên sản phẩm, hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm. Như vậy, sẽ tạm gọi là thông thái.

- PV: Trong những trường hợp phát hiện vi phạm, ngoài biện pháp là xử phạt nghiêm. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng, mức xử phạt hiện nay là chưa đủ sức dăn đe? Thưa ông Trần Đáng, ông đề xuất cách thức xử phạt như thế nào đối với những trường hợp vi phạm ?

- Tiến sĩ Trần Đáng: Hình thức xử phạt tương đối đủ. Xử phạt hành chính có nghị định 45, cao hơn nữa là Bộ Luật Hình sự. Quan trọng là hành pháp đến đâu. Ví dụ, một cửa hàng người bán hàng không đi găng tay mà các cấp địa phương vẫn không xử lý. Vì vậy, vấn đề quan trọng là các cấp địa phương phải tập trung và xử lý các vi phạm tại nơi kinh doanh.

- PV: Vấn đề đạo đức kinh doanh được đặt ra như thế nào thưa ông Nguyễn Trung Hải?

- Ông Hải: Mang lại nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho toàn cộng đồng. Hàng năm, đều có chương trình giáo dục cho toàn công ty. Chúng tôi luôn xác định đây là mục tiêu hàng đầu, để làm đúng quy định nhà nước

- PV: Thưa ông Trương Văn Dung, biện pháp nào theo ông là quan trọng nhất trong việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay ?

- Ông Dũng: Đây là câu hỏi mà các cơ quan nhà nước đang phải xem xét. Cơ quan QL NN là cơ quan quản lý về kỹ thuật phải rõ ràng, riêng biệt. Không nên để khoảng trống. Phân rõ trách nhiệm của các chính quyền địa phương . Tăng cường thông tin tuyên truyền phải trung thực, chính xác.

(Trung tâm thông tin NNPTNT- Agroinfo)

NỘI DUNG KHÁC

DN nông thôn thua lỗ, đang bị "bỏ mặc"

22-11-2007

Khó khăn về vốn, đất đai, cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động... khiến các DN vừa và nhỏ (DNVVN) ở khu vực nông thôn rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài và tăng lên hàng năm, chiếm tới 34% trong 2006. Trong sự phát triển chung, các DN nông thôn dường như đang bị bỏ lại phía sau.

Hệ thống nghiên cứu khoa học: Cần cải tổ từ nền tảng

22-11-2007

Vẫn còn rất ít dự án nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tế sản xuất ở nước ta. Ở phần kết bài viết trên TBKTSG số ra ngày 25-10-2007, GS. Hoàng Tụy có nói tới “sự sai lầm hệ thống” trong hai lĩnh vực giáo dục và khoa học hiện nay của đất nước. Mục tiêu của bài sau đây là thử tiếp tục đi tìm cội rễ của cái “sai lầm hệ thống” ấy trong lĩnh vực hoạt động khoa học, xét dưới hai góc độ định chế và tư tưởng.

Con voi suýt chui lọt lỗ kim

21-11-2007

Sau khi báo chí và dư luận lên tiếng về dự án nhà máy giấy và bột giấy của Công ty Giấy Lee & Man (nhà máy giấy có công suất 420.000 tấn và bột giấy là 330.000 tấn/năm, vốn đầu tư 628 triệu USD) tại khu Công nghiệp ven sông Hậu của tỉnh Hậu Giang, phía Công ty này mới vội vã gửi UBND tỉnh Hậu Giang công văn cam kết sẽ thực hiện xử lý môi trường tốt nhất theo Luật Môi trường của Việt Nam. Trong khi nhà máy đã khởi công gần đúng một tháng. Và cũng lúc đó, lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang mới yêu cầu nhà đầu tư thuê tư vấn lập báo cáo tác động môi trường!

Tình hình phát triển Lâm nghiệp Cộng đồng ở tỉnh Gia Lai

21-11-2007

Quản lý tài nguyên rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng.

Phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông dân

21-11-2007

Sáng 17/11, sau phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng NN&PTNTT Cao Đức Phát đã trả lời các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.

100 nghìn "Hộ trung tâm" trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới

20-11-2007

Tỉnh Hắc Long Giang có một số "Hộ trung tâm" nông thôn tuyên truyền thời sự, hòa giải mâu thuẫn, phổ biến kỹ thuật, tổ chức các hoạt động văn nghệ và thể thao, họ dẫn dắt bà con học và làm, đã trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới.

Tạo chữ chìm bên dưới văn bản trong Word 2003

20-11-2007

Nếu bạn đang soạn tài liệu quí giá mà muốn ghi lại "bản quyền" của mình trên đó thì bạn có thể dùng tính năng tạo chữ chìm trong Word 2003. Cách đánh dấu này tuy không ghi vĩnh viễn lên văn bản nhưng dễ thực hiện và cũng đẹp mắt!

Thời khắc bắt đầu hành trình mới!

20-11-2007

TS Đoàn Duy Khương - Phó Chủ tịch VCCI đã nói như vậy trong cuộc trao đổi với DĐDN về sự hội nhập của DN VN sau 1 năm ngày VN chính thức ghi tên mình vào danh sách thành viên thứ 150 của WTO. Tuy nhiên, theo TS Đoàn Duy Khương, bên cạnh những lợi ích mà WTO mang lại cho nền kinh tế, hiện nay vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết.

Biến động kinh tế Đông á và con đường công nghiệp hoá VN

20-11-2007

Năm 2005 là năm kỷ niệm nhiều mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam. Đây cũng là dịp nhìn lại quá trình phát triển của đất nước trong thời gian qua; đánh giá vị trí của kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay, và vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách để đưa đất nước tiến lên một tầm cao mới.

Diễn đàn quản lý và điều hành kinh tế cấp tỉnh

19-11-2007

AGROINFO - Ngày 15/11 và 16/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ các hạot động của Nhóm đối tác xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với một số nhà tài trợ tổ chức Diễn đàn quản lý và điều hành kinh tế cấp tỉnh.

Trung Quốc - Asean tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế

15-11-2007

Hội thảo trong thời gian diễn ra Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ tư tại Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc. Phó Bộ trưởng Bộ Thương Mại Cao Hổ Thành đã chỉ rõ, kết cấu xuất nhập khẩu thương phẩm đang không ngừng thay đổi, các sản phẩm sơ cấp dần dần chuyển hướng sang phát triển các sản phẩm chế tạo công nghiệp như: sản phẩm cơ điện và sản phẩm kỹ thuật cao.