TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giúp nông dân học cách làm theo khoa học: Nhìn từ mô hình Tả Lủng

Ngày đăng: 12 | 09 | 2007

Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của các huyện vùng cao núi đá của tỉnh Hà Giang, hoạt động canh tác nông, lâm nghiệp và chăn nuôi ở đây quả là một bài toán nan giải. Việc lựa chọn cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng vùng, đang là một yêu cầu bức bách đối với các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế vùng cho dân cư các huyện vùng cao núi đá ở tỉnh này.

Xã Tả Lủng là một trong những xã thuộc diện khó khăn của huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang). Với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, diện tích đất nông nghiệp trên 666 ha có khả năng canh tác được. Người dân ở đây chỉ trồng 1 vụ ngô kéo dài từ 5 đến 6 tháng, trong điều kiện thiếu nước sản xuất.

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm còn rất hạn chế với đàn trâu, bò, dê, lợn không nhiều. Điều kiện chăn nuôi và cách thức chăn nuôi chưa khoa học, nên chưa tạo được sản phẩm hàng hóa. Vì thế, Tả Lủng rất cần sự đầu tư. Năm 2003, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai dự án “Hỗ trợ vật tư kỹ thuật, xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Tả Lủng - huyện Đồng Văn – Hà Giang”, do Trung tâm Thông tin và chuyển giao công nghệ mới thuộc sở thực hiện.

Kỹ sư Nguyễn Thị Thanh Hợp, Phó giám đốc trung tâm, chủ nhiệm dự án cho biết: Mục tiêu của dự án nhằm áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình; tập huấn tuyên truyền tạo sự chuyển biến về nhận thức, góp phần làm thay đổi tập quán canh tác, giúp người dân thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Ngoài ra, tạo sự chuyển biến trong phát triển kinh tế vùng, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở những hộ gia đình thực hiện dự án.

Nhưng để thay đổi nhận thức của người dân vùng cao về tập quán, cũng như kỹ thuật canh tác là một vấn đề khó. Với cách tuyên truyền cần phù hợp dễ hiểu, nêu những phép đối chứng giữa cách làm cũ, tư duy cũ với cách làm mới, tư duy mới, để từ đó dần thay đổi nhận thức của người dân, dự án đã xây dựng mô hình trồng trọt gồm: 5 ha giống ngô HQ 2000 và 3ha cỏ Goatemala để nuôi gia súc và mô hình hỗ trợ vật tư chuồng trại, thức ăn, thuốc thú y cho 20 hộ nuôi dê.

Kết quả mô hình trồng ngô HQ 2000 tại hai thôn Đọ Súng và Đề Đay với 25 hộ tham gia cho thấy, giống ngô này đã cho năng suất 40 tạ/ha, cao gấp 2 lần ngô địa phương. Mô hình trồng cỏ Goatemala với 10 hộ tham gia tại thôn Sảo Ba Sao, Há Súng, Đọ Súng cho cỏ sinh trưởng tốt đạt năng suất trên 20 tấn/ha. Với mô hình hỗ trợ xây dựng chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, dự án đã cải thiện rõ nét về tập quán chăn nuôi của người dân.

Trở lại xã Tả Lủng sau gần 3 năm thực hiện dự án. Có thể thấy bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều thay đổi. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Khắc Thành cho biết: Từ hiệu quả của dự án đã tác động không nhỏ đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của toàn xã. Bà con đã thay đổi được nhận thức, biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi. Đến nay, toàn xã đã có trên 330ha diện tích ngô gieo trồng các loại giống mới, năng suất bình quân đạt 23 tấn/ha.

Toàn xã đã trồng mới hàng trăm ha các loại cây đậu tương, rau các loại, lúa nước, phát triển trên 23ha cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc. Cái được lớn nhất của dự án là nâng cao được nhận thức của người dân trong việc tự chủ sản xuất, chăn nuôi, áp dụng các quy trình khoa học tiến bộ vào phát triển sản xuất, tránh được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ, cứu trợ của chính quyền địa phương.

Hà Giang đã và đang chuyển mình với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh. Người dân được trao chiếc “cần câu” thông qua các dự án, nhưng để người dân “câu” được con cá, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách cần phải giúp người dân học cách làm theo khoa học, chính đây là cách giúp bền vững nhất.

(Theo KTNT)

NỘI DUNG KHÁC

Bộ NN&PTNT - Chương trình công tác tháng 9 năm 2007

12-9-2007

Chương trình công tác tháng 9 năm 2007 (Văn bản số 2487/CTr-BNN-VP ngày 10 tháng 9 năm 2007)

Bộ NN&PTNT - Báo cáo công tác tháng 8 và nhiệm vụ công tác tháng 9 năm 2007

12-9-2007

Báo cáo số 2420/BC-BNN-VP ngày 31 tháng 8 năm 2007 Công tác tháng 8 và nhiệm vụ công tác tháng 9 năm 2007 của Bộ NN&PTNT.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

12-9-2007

Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc, nhất là các nhà nghiên cứu kinh tế, nhà hoạch định chính sách, các nhà tổ chức điều hành trong thực tiễn có thêm tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội X và tham khảo về vấn đề doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thông báo ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại cuộc họp giao ban công tác tháng 8 và nhiệm vụ công tác tháng 9 năm 2007

11-9-2007

Thông báo số: 4601/TB-BNN-VP ngày 5 tháng 9 năm 2007 về ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại cuộc họp giao ban công tác tháng 8 và nhiệm vụ công tác tháng 9 năm 2007 của Bộ

Cần thành lập Ban Cố vấn Khoa học của Thủ tướng

8-9-2007

Nhân dịp về nước tham dự Ban giám khảo cuộc thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 48, GS.Đàm Thanh Sơn-Đại học Washington, Mỹ đã đến thăm tòa soạn Tia Sáng. Nhỏ nhẹ, điềm đạm nhưng thật cởi mở, thẳng thắn và sâu sắc, GS đã chia sẻ với phóng viên Tia Sáng những ưu tư trăn trở và kiến nghị của mình về sự phát triển KH và GD của đất nước.

Tiếp cận nguồn lực: DN vẫn kêu khó

8-9-2007

Hội nghị phát triển Doanh nghiệp dân doanh giai đoạn 2007 - 2010 không phải là cuộc đối thoại về những khó khăn của DN. Nhưng đa số các ý kiến của DN phát biểu đã đề cập đến những khó khăn cụ thể, qua đó cho thấy, môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều cản trở, những quy định và luật phát đã có nhưng việc triển khai là chưa thông suốt và chưa đồng bộ.

Thử nghiệm liên kết sản xuất lúa xuất khẩu thành công ở Thái Bình

8-9-2007

Vốn là tỉnh trọng điểm về sản xuất lúa gạo của vùng đồng bằng sông Hồng, với những thuận lợi về đặc điểm đất đai, khí hậu, địa hình, trong những năm qua, sản xuất lúa ở Thái Bình tiếp tục duy trì về sản lượng, nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng và thử nghiệm thành công mô hình sản xuất lúa hàng hoá, bước đầu tiếp cận thị trường xuất khẩu.

Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Châu Á

7-9-2007

Hiện nay, Việt Nam đang có quan hệ thân mật 15 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á - một thị trường rộng lớn mà nhiều loại hàng hoá của Việt Nam đã có điều kiện tiếp cận sớm nhất.

ASEAN tiếp tục duy trì địa vị là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây trong quý 1 năm nay

7-9-2007

Phóng viên từ ngành hải quan Nam Ninh cho biết, quý 1 năm nay, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Quảng Tây đã đạt 1,69 tỷ đô-la Mỹ, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp nhỏ vay vốn ngân hàng: Làm gì để hiểu nhau?

7-9-2007

Ngân hàng thừa vốn cho vay, nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện vẫn không vay được.

Các bước tăng tốc Windows Vista

7-9-2007

Chỉ bằng một số thao tác nhanh gọn, người sử dụng có thể tạo nên sự khác biệt lớn về hiệu suất hoạt động của hệ thống chạy trên hệ điều hành mới của Microsoft.

Korea Institute of Science and Technology - Viện nghiên cứu theo hợp đồng

6-9-2007

Năm 1953, Hàn Quốc bước ra khỏi cuộc chiến tranh trong đói nghèo và lạc hậu, thiếu tài nguyên và thiếu vốn. Trong bối cảnh như vậy, chính Phủ Hàn Quốc đã xác định: để phát triển kinh tế thành công, việc đầu tiên là phải phát triển công nghệ. Từ đó, chỉ trong vài thập kỷ, bằng các chủ trương hết sức đúng đắn và các chính sách ưu đãi của chính phủ trong việc tập trung tối đa nguồn lực, để phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ, Hàn Quốc đã vươn lên thành một con rồng Châu á.