TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thông báo ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại cuộc họp giao ban công tác tháng 8 và nhiệm vụ công tác tháng 9 năm 2007

Ngày đăng: 11 | 09 | 2007

Thông báo số: 4601/TB-BNN-VP ngày 5 tháng 9 năm 2007 về ý kiến kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại cuộc họp giao ban công tác tháng 8 và nhiệm vụ công tác tháng 9 năm 2007 của Bộ

Ngày 30 tháng 8 năm 2007, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chủ trì họp giao ban công tác tháng 7 và nhiệm vụ công tác tháng 8 của Bộ. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng; lãnh đạo các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra, Đảng uỷ cơ quan Bộ, Công đoàn cơ quan Bộ; các Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ lợi; các Trung tâm: Tin học và Thống kê, Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Khuyến nông quốc gia, Khuyến ngư quốc gia, Tiếp thị triển lãm Nông nghiệp và PTNT; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Tạp chí Nông nghiệp và PTNT.

Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, Bộ trưởng Cao Đức Phát kết luận:

Trong tháng 8, Bộ đã triển khai công tác hợp nhất theo đúng chỉ đạo của Chính phủ; tiến hành hợp nhất 8 đơn vị (6 Vụ, Thanh tra và Văn phòng Bộ), bổ nhiệm cán bộ và điều động cán bộ để các đơn vị nhanh chóng ổn định tổ chức và bắt đầu hoạt động tập trung, thống nhất. Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai các công việc chuyên môn, không để ảnh hưởng đến việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch của toàn Ngành. Do vậy trong tháng 8, toàn Ngành vẫn đạt một số kết quả, nổi bật là: tiếp tục chỉ đạo các địa phương bảo vệ tốt các trà lúa; kiềm chế được nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm; xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đều tăng mạnh ... Tuy nhiên, nhiều việc triển khai vẫn chậm như: trồng rừng; tiến độ thi công và giải ngân các công trình xây dựng cơ bản, nhất là các công trình trái phiếu Chính phủ; công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều hạn chế….

Để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Chính phủ, ngoài việc thực hiện các chương trình công tác thường xuyên, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 như sau:

I. Sắp xếp, ổn định tổ chức:

- Các đơn vị:

+ Tập trung cao độ nhanh chóng ổn định tổ chức và nhân sự trên nguyên tắc “nhập nguyên trạng”; chủ động hoặc báo cáo Lãnh đạo Bộ kịp thời tháo gỡ các vướng mắc để triển khai tốt các công việc chuyên môn, không để ách tắc; xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc.

- Vụ Tổ chức cán bộ đôn đốc các đơn vị nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và hoạt động của các đơn vị theo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng tại thông báo số 4259/TB-BNN-VP ngày 17/8/2007;

- Văn phòng Bộ: phối hợp với các đơn vị tổ chức việc di chuyển địa điểm làm việc theo phương án đã thống nhất; rà soát, trình Bộ ban hành các quy chế làm việc của Bộ.

II. Chỉ đạo sản xuất

1. Về trồng trọt - bảo vệ thực vật

* Cục Trồng trọt:

- Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2007-2008 cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

* Cục Bảo vệ thực vật:

- Phối hợp với Cục Trồng trọt chỉ đạo các tỉnh phía Nam phòng chống dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, không để dịch lây sang vụ Đông Xuân ở các tỉnh phía Nam;

- Hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện công tác khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng chống dịch bệnh; đề xuất các hình thức khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong thời gian qua.

2. Về chăn nuôi - thú y

* Cục Thú y:

- Chỉ đạo quyết liệt, phát hiện kịp thời, xử lý nhanh, gọn, không để dịch bệnh lây lan;

- Tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm đợt cuối năm 2007;

- Chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp nhằm tăng cường hệ thống thú y ở cơ sở.

* Cục Chăn nuôi:

- Sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung;

- Làm việc với từng vùng, từng tỉnh triển khai các biện pháp đẩy mạnh việc chuyển đổi phương thức chăn nuôi theo chỉ đạo của Bộ.

3. Về lâm nghiệp

* Cục Lâm nghiệp:

- Chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ trồng rừng; giải quyết các vướng mắc, nhất là về đất để triển khai trồng rừng;

- Hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án phát triển trồng rừng ven biển; chỉ đạo các địa phương bố trí vốn sang trồng rừng phòng hộ ven biển ngay từ nay đến cuối năm 2007 và bố trí vốn năm 2008 để trồng rừng ven biển phục vụ công tác phòng chống lụt bão;

- Khẩn trương chuẩn bị Đề án về đổi mới và phát triển lâm nghiệp để trình Chính phủ;

- Nhanh chóng triển khai Quyết định ‘100’ ngày 6/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về dự án 5 triệu ha rừng; hướng dẫn các địa phương xác định rõ trên bản đồ, trên thực địa và bố trí vốn để triển khai; chỉ đạo các địa phương xây dựng các dự án câp gạo cho dân bảo vệ rừng theo tinh thần Quyết định ‘100’ của Thủ tướng Chính phủ;

- Tổ chức tổng kết Dự án thí điểm khoán bảo vệ rừng ở Lai Châu để rút kinh nghiệm.

* Cục Kiểm lâm:

- Có văn bản yêu cầu các Chi cục Kiểm lâm triển khai các biện pháp phòng chống phá rừng trái phép, nhất là đối với gỗ sưa; nhanh chóng nắm tình hình trồng cây sưa của nhân dân, hướng dẫn dân thực hiện các biện pháp bảo vệ và xây dựng qui định về khai thác gỗ sưa.

4. Về thuỷ sản:

* Cục Quản lý chất lượng ATVS và TYTS:

- Chỉ đạo kiểm soát mạnh mẽ dư lượng kháng sinh trên thuỷ sản;

- Phối hợp với Cục Thú y kiểm tra, báo cáo Lãnh đạo Bộ tình hình dịch bệnh ở các vùng nuôi (cuối tháng 9/2007) và tổ chức hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ.

* Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản : chỉ đạo thực hiện nghiêm Quy chế quản lý tàu thuyền gắn với công tác phòng chống lụt bão.

* Vụ Nuôi trồng thuỷ sản :

- Chỉ đạo các địa phương xây dựng quy hoạch nuôi cá tra;

- Phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Nguyên khảo sát, đánh giá khả năng khai thác, sử dụng các hồ thuỷ lợi và diện tích mặt nước khác, đề xuất các giải pháp phát triển nuôi cá nước ngọt ở Tây Nguyên.

!!

5. Về thuỷ lợi và phòng chống lụt bão:

* Cục Quản lý đê điều và PCLB:

- Khẩn trương xây dựng quy chế của Bộ về trách nhiệm của các Cục, Vụ trong công tác phòng chống lụt bão (10/9/2007 có dự thảo Quy chế để xin ý kiến các đơn vị);

- Tổng hợp yêu cầu của các địa phương để phòng chống sạt lở, xác định thứ tự ưu tiên trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

* Cục Thuỷ lợi:

- Phối hợp với Vụ Nuôi trồng thuỷ sản rà soát lại quy hoạch thuỷ lợi và quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo công tác thuỷ lợi gắn với phát triển nuôi trồng thuỷ sản; đề xuất kế hoạch triển khai năm 2008 và chuẩn bị xây dựng các đề án để triển khai ngay từ đầu năm 2008;

- Chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ các công trình trái phiếu Chính phủ;

- Kiểm tra, đảm bảo an toàn các hồ chứa nước.

6. Về chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn: Cục Thuỷ lợi chỉ đạo triển khai có hiệu quả chương trình cấp nước sạch, tập trung ưu tiên những vùng có khó khăn về nước sinh hoạt.

7. Về Phát triển nông thôn:

* Cục Hợp tác xã và PTNT:

- Chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ di dân công trình thuỷ điện Sơn La; kiểm tra các điểm di dân, đảm bảo có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, nhất là đất và nước để phục vụ công tác đi dân, tái định cư;

- Tổ chức hội nghị triển khai Chương trình thay thế cây thuốc phiện; chỉ đạo các địa phương tổ chức ký cam kết đến từng hộ gia đình; tăng cường kiểm tra, kiên quyết không để tái trồng cây thuốc phiện;

- Triển khai có hiệu quả các mô hình xây dựng nông thôn mới; lấy ý kiến các địa phương, các nhà khoa học, nhà quản lý về tiêu chí nông thôn mới (hoàn thành trong tháng 9/2007);

- Khẩn trương hoàn thiện Thông tư hướng dẫn thực hiện dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thuộc Chương trình quốc gia về giảm nghèo heo Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Nguyên chuẩn bị báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị (Khoá IX) và các chính sách, giải pháp của Chính phủ về phát triển kinh tế- xã hội Tây Nguyên theo các nhiệm vụ chính trị mà Bộ được giao;

Kiện toàn tổ chức và chuẩn bị nội dung họp Ban chỉ đạo Chương trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây nguyên của Bộ trong tháng 9/2007 và xây dựng Kế hoạch công tác từ nay đến hết năm 2010;

- Lựa chọn và tổ chức đi khảo sát thực tế những điểm tái định cư thuỷ lợi, thủy điện ở một số địa phương để xây dựng Chính sách khung về di dân, tái định cư dự án thuỷ lợi, thuỷ điện.

8. Công tác xây dựng cơ bản

* Cục Quản lý xây dựng công trình:

- Tổ chức họp giao ban với các chủ đầu tư kiểm điểm tiến độ triển khai từng công trình, nhất là các công trình trái phiếu Chính phủ, ODA; tháo gỡ ngay các vướng mắc để triển khai;

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan soạn văn bản trình Bộ ký đề nghị từng địa phương tổ chức giải phóng mặt bằng để thi công các công trình đã được phê duyệt;

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát lại việc phân cấp trong xây dựng cơ bản, đảm bảo cấp dưới phải có đủ năng lực để làm tốt mới phân cấp;

- Tiếp tục phối hợp với Cục Chế biến NLS&NM cử cán bộ vào đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công để bàn giao khu Đông dự án muối Quán Thẻ, đảm bảo có nước sạch cho dân.

* Cục Thuỷ lợi : tổ chức họp giao ban với các chủ đầu tư kiểm điểm tiến độ triển khai từng công trình, nhất là các công trình trái phiếu Chính phủ, ODA ; tháo gỡ ngay các vướng mắc để triển khai.

9. Công tác quản lý doanh nghiệp: Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp: rà soát lại, thống nhất kế hoạch cổ phần hoá, sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước của 2 Bộ cũ; đẩy nhanh tiến độ triển khai đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm 2007;

10. Về Khoa học công nghệ

* Vụ Khoa học công nghệ:

- Kiểm tra các đề tài/dự án; thống nhất cơ chế, kế hoạch năm 2008 để thực hiện; hướng dẫn các đơn vị xây dựng đề cương, dự toán để triển khai ngay từ đầu năm 2008.

- Đôn đốc các Viện triển khai mạnh mẽ Nghị định ‘115’ của Chính phủ;

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị khoa học công nghệ về nông nghiệp;

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thống nhất các chương trình theo Thông báo số 4561/TB-BNN-VP ngày 4/9/2007 của Bộ;

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị rà soát, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình khoa học công nghệ, chương trình khuyến nông năm 2007; phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia lập kế hoạch kiểm tra thực hiện trong quí IV;

- Phối hợp với các Cục có liên quan xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các hàng nông sản.

11. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Vụ Khoa học công nghệ phối hợp với các đơn vị có liên quan hợp nhất Kế hoạch hành động thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm của 2 Bộ cũ, phân công và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.

12. Về hội nhập kinh tế quốc tế: Vụ Hợp tác quốc tế phối hợp với các đơn vị có liên quan thống nhất Chương trình hành động (theo Thông báo số 4561/TB-BNN-VP ngày 4/9/2007 của Bộ) và triển khai thực hiện.

13. Về công tác pháp chế :

* Vụ Pháp chế:

- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị hoàn thành kế hoạch xây dựng văn bản qui phạm pháp luật đã được điều chỉnh;

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, lập kế hoạch xây dựng các văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện Luật Thuỷ sản.

* Các đơn vị: hoàn thành kế hoạch xây dựng văn bản qui phạm pháp luật theo đúng tiến độ đã đăng ký; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các văn bản đã ban hành.

14. Về công tác cải cách hành chính: các đơn vị tiếp tục triển khai nghiêm túc việc rà soát, đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ.

15. Việc thực hiện 2 Luật Phòng chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí:

- Thanh tra Bộ và Vụ Tài chính: thống nhất chương trình hành động thực hiện 2 luật (theo Thông báo số 4561/TB-BNN-VP ngày 4/9/2007 của Bộ) và triển khai thực hiện.

- Thanh tra Bộ phối hợp với Vụ tài chính đề xuất kế hoạch kiểm tra việc thực hiện và tổ chức kiểm tra.

16. Vụ Kế hoạch

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan hợp nhất chương trình xuất khẩu nông sản và thuỷ sản làm một ;

- Đôn đốc các đơn vị có liên quan khẩn trương xây dựng các đề án thực hiện Chương trình Tây Bắc để báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách trong tháng 9/2007.

17. Về tin học và thống kê:

- Hai Trung tâm tin học phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị củng cố lại, thiết lập hệ thống thông tin để Lãnh đạo Bộ có thể chỉ đạo, điều hành qua mạng tin học, giảm công văn giấy tờ;

- Trung tâm tin học và thống kê phối hợp với các đơn vị có liên quan chấn chỉnh lại công tác thống kê toàn Ngành.

Văn phòng Bộ xin thông báo để các đơn vị biết và triển khai thực hiện./.

NỘI DUNG KHÁC

Cần thành lập Ban Cố vấn Khoa học của Thủ tướng

8-9-2007

Nhân dịp về nước tham dự Ban giám khảo cuộc thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 48, GS.Đàm Thanh Sơn-Đại học Washington, Mỹ đã đến thăm tòa soạn Tia Sáng. Nhỏ nhẹ, điềm đạm nhưng thật cởi mở, thẳng thắn và sâu sắc, GS đã chia sẻ với phóng viên Tia Sáng những ưu tư trăn trở và kiến nghị của mình về sự phát triển KH và GD của đất nước.

Tiếp cận nguồn lực: DN vẫn kêu khó

8-9-2007

Hội nghị phát triển Doanh nghiệp dân doanh giai đoạn 2007 - 2010 không phải là cuộc đối thoại về những khó khăn của DN. Nhưng đa số các ý kiến của DN phát biểu đã đề cập đến những khó khăn cụ thể, qua đó cho thấy, môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều cản trở, những quy định và luật phát đã có nhưng việc triển khai là chưa thông suốt và chưa đồng bộ.

Thử nghiệm liên kết sản xuất lúa xuất khẩu thành công ở Thái Bình

8-9-2007

Vốn là tỉnh trọng điểm về sản xuất lúa gạo của vùng đồng bằng sông Hồng, với những thuận lợi về đặc điểm đất đai, khí hậu, địa hình, trong những năm qua, sản xuất lúa ở Thái Bình tiếp tục duy trì về sản lượng, nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng và thử nghiệm thành công mô hình sản xuất lúa hàng hoá, bước đầu tiếp cận thị trường xuất khẩu.

Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Châu Á

7-9-2007

Hiện nay, Việt Nam đang có quan hệ thân mật 15 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á - một thị trường rộng lớn mà nhiều loại hàng hoá của Việt Nam đã có điều kiện tiếp cận sớm nhất.

ASEAN tiếp tục duy trì địa vị là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây trong quý 1 năm nay

7-9-2007

Phóng viên từ ngành hải quan Nam Ninh cho biết, quý 1 năm nay, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Quảng Tây đã đạt 1,69 tỷ đô-la Mỹ, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp nhỏ vay vốn ngân hàng: Làm gì để hiểu nhau?

7-9-2007

Ngân hàng thừa vốn cho vay, nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện vẫn không vay được.

Các bước tăng tốc Windows Vista

7-9-2007

Chỉ bằng một số thao tác nhanh gọn, người sử dụng có thể tạo nên sự khác biệt lớn về hiệu suất hoạt động của hệ thống chạy trên hệ điều hành mới của Microsoft.

Korea Institute of Science and Technology - Viện nghiên cứu theo hợp đồng

6-9-2007

Năm 1953, Hàn Quốc bước ra khỏi cuộc chiến tranh trong đói nghèo và lạc hậu, thiếu tài nguyên và thiếu vốn. Trong bối cảnh như vậy, chính Phủ Hàn Quốc đã xác định: để phát triển kinh tế thành công, việc đầu tiên là phải phát triển công nghệ. Từ đó, chỉ trong vài thập kỷ, bằng các chủ trương hết sức đúng đắn và các chính sách ưu đãi của chính phủ trong việc tập trung tối đa nguồn lực, để phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ, Hàn Quốc đã vươn lên thành một con rồng Châu á.

Gạo Vĩnh Long: Đẩy mạnh công nghệ, thích ứng linh hoạt, tăng năng lực cạnh tranh

6-9-2007

Ngành công nghiệp xay xát chế biến gạo là một trong những thế mạnh của Vĩnh Long với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15 -18%/năm. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có trên 600 dây chuyền chế biến lúa gạo có khả năng xay xát từ 1,2 - 1,3 triệu tấn/năm, trong đó nhiều dây chuyền được tự động hóa hoàn toàn góp phần nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Long. Bên cạnh thúc đẩy xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp Vĩnh Long cũng đầu tư, đa dạng sản phẩm gạo chế biến hướng đến thị trường nội địa, tăng năng lực cạnh tranh trên các thị trường.

Một cách phân tích kinh tế Trung Quốc

6-9-2007

Những nước tin rằng quyết định thả nổi có kiểm soát đồng Nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc sẽ giúp họ cân bằng lại được cán cân xuất nhập khẩu có thể sẽ thất vọng.

Trung Quốc bảo vệ uy tín hàng xuất khẩu

6-9-2007

Ông Bạc Quốc Hy cho rằng Trung Quốc là nạn nhân của những thông tin báo chí có thành kiến, phóng đại quá mức vấn đề chất lượng hàng hóa Trung Quốc.

Cửa khẩu Đông Hưng

6-9-2007

Đông Hưng có đường giao thông thủy bộ tiện lợi. Từ Đông Hưng đến thành phố Nam Ninh là 180 km, đến thành phố Hạ Long Việt nam là 180 km, đến Hà Nội 308 km. Từ cảng Trúc Sơn, Đàm Cát và đảo Kinh của Đông hưng có thể tới các bến cảng của vùng hoa nam Trung Quốc và các cảng biển Việt Nam.