TIN TỨC-SỰ KIỆN

Một cách phân tích kinh tế Trung Quốc

Ngày đăng: 06 | 09 | 2007

Những nước tin rằng quyết định thả nổi có kiểm soát đồng Nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc sẽ giúp họ cân bằng lại được cán cân xuất nhập khẩu có thể sẽ thất vọng.

Lý do là, như bài phân tích của Guy de Jonquieres đăng trên báo Anh Financial Times ngày 25.07.2005, sức mạnh của kinh tế Trung Quốc nằm ở chỗ khác.

Đó là nguồn thành phần hàng hóa rất rẻ, phân tán và tỷ lệ tiết kiệm rất cao, chứ không chỉ đơn giản là tỷ giá tiền gắn chặt với đôla Mỹ.

Theo tác giả thì dù Trung Quốc có làm tăng giá đồng Nhân dân tệ tới 25% thì giá hàng xuất khẩu của nước này cũng chỉ tăng chừng 4 % mà thôi, và nền kinh tế Trung Quốc đang còn nhiều vấn đề khác cần giải quyết.

Nhìn trên tổng thể

Các nhà sản xuất của Trung Quốc, theo Guy de Jonquieres, nhập thành phần và các bộ phận làm hàng từ nhiều nơi khác nhau, và giá trị thặng dư do chính họ tạo ra tại Trung Quốc chỉ chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu mà thôi.

Mức tiết kiệm quốc gia của Trung Quốc là 40% GDP, mức tiết kiệm trong hộ dân chúng là 25%. Cả hai đều đạt mức cao bậc nhất thế giới. Thậm chí tiền tiết kiệm này còn cao hơn nhu cầu đầu tư.

Lịch sử đồng tiền Trung Quốc
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa phát hành đồng Nhân dân tệ tháng 12.0948
Tỷ giá cố định 2,42 tệ ăn một đôla Mỹ tồn tại từ 1953 đến 1972
Từ 1978 Trung Quốc áp dụng chế độ hai đồng tiền. Nhân dân tệ chỉ dùng trong dân chúng Trung Quốc, còn người nước ngoài bị buộc phải dùng tiền hoán đổi đặc biệt
Năm 1996 Trung Quốc bắt đầu cho đổi Nhân dân tệ ra ngoại tệ với giá 8,28 đồng ăn một đôla Mỹ
Tháng Bảy 2005 Bắc Kinh tuyên bố xem lại tỷ giá cố định và tăng giá Nhân dân tệ lên 8,11 ăn một đôla

Nhưng tác giả cũng chỉ ra các vấn đề lớn trước mắt của Trung Quốc. Đó là hệ thống ngân hàng hoạt động bất hợp lý, tập trung nguồn vốn vào cho các doanh nghiệp nhà nước vay ưu đãi.

Điều này tạo ra hiện tượng phí phạm đầu tư vốn. Để đạt đầu ra 1 đôla, Trung Quốc phải đầu tư 5 đôla, tức ra quá cao so với mức quốc tế.

Mức tiết kiệm trong dân chúng rất cao cũng chứng tỏ người ta phải làm như vậy để phòng khi ốm đau, giá cả do hệ thống an sinh xã hội và hưu trí rất tệ.

Nhưng hậu quả là tiền trong dân không được tái đầu tư và mức cầu nội địa không tăng như ý muốn của các nhà kinh tế. Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài.

Toàn bộ hệ thống ngân hàng và tín dụng của Trung Quốc cũng phải cải tổ mạnh, nếu không thị trường chứng khoán không hoạt động tốt được.

Tình trạng giảm giá chứng khoán trong vài năm qua khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoảng sợ khi nhìn vào thị trường này ở Trung Quốc. Về dài hạn, vì thế thị trường chứng khoán Trung Quốc gần như không còn khả năng thu nhận thêm nguồn vào mới.

Theo nguồn tin của bbc.co.uk

NỘI DUNG KHÁC

Trung Quốc bảo vệ uy tín hàng xuất khẩu

6-9-2007

Ông Bạc Quốc Hy cho rằng Trung Quốc là nạn nhân của những thông tin báo chí có thành kiến, phóng đại quá mức vấn đề chất lượng hàng hóa Trung Quốc.

Cửa khẩu Đông Hưng

6-9-2007

Đông Hưng có đường giao thông thủy bộ tiện lợi. Từ Đông Hưng đến thành phố Nam Ninh là 180 km, đến thành phố Hạ Long Việt nam là 180 km, đến Hà Nội 308 km. Từ cảng Trúc Sơn, Đàm Cát và đảo Kinh của Đông hưng có thể tới các bến cảng của vùng hoa nam Trung Quốc và các cảng biển Việt Nam.

Kinh nghiệm vào thị trường Trung Quốc

6-9-2007

Theo ông Vương Long Hổ, nhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được xem là thị trường dễ tính do có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, có mức thu nhập cũng khác nhau vì Trung Quốc có tốc độ phát triển của từng khu vực, từng vùng chênh lệch nhau rất rõ

Gia nhập WTO: Đánh giá những tác động

6-9-2007

Gia nhập WTO, Việt Nam đã chấp nhận thực hiện các cam kết mở cửa thị trường và các quy định, luật lệ WTO. Tuy nhiên, do mức độ cam kết cũng như khả năng cạnh tranh khác nhau nên cơ hội và thách thức đối với từng nhóm hàng hoá và từng ngành dịch vụ của Việt Nam khác nhau.

Trung Quốc khan hiếm cao su

6-9-2007

Trung Quốc đang tìm mua cao su giao ngay để làm đầy kho dự trữ, và giá cao su kỳ hạn ở Tokyo tăng trở lại có thể khích lệ các khách hàng khác tăng cường mua cao su - loại dùng sản xuất lốp xe - trước khi giá tăng hơn nữa.

Làm gì để phát triển làng nghề?

6-9-2007

Kinh tế làng nghề đang đóng góp gì cho nền kinh tế VN? Tại sao cùng một môi trường kinh tế - xã hội, nhưng có những làng nghề phát triển mạnh, lại có những làng nghề mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất?

Trung Quốc có thể lại nhập khẩu bột cá của Pêru

6-9-2007

Vì sắp đến mùa nhu cầu tăng cao, thị trường bột cá vốn đang suy giảm nay đang có dấu hiệu phục hồi. Một công ty kinh doanh của Nhật cho biết, Trung Quốc-khách hàng lớn trên thị trường bột cá thế giới đang có động thái mua trở lại, có thể khiến giá bột cá Pêru tăng thêm khoảng 10%.

Hội thảo "Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường - Kinh nghiệm của CHLB Đức"

6-9-2007

Hội thảo nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương với Viện Friedrich Ebert Stiftung (FES), CHLB Đức, do Giáo sư Thomas Meyer trình bày.

Những điều cần biết về ngoại thương Trung Quốc(4)

5-9-2007

Những cải cách gần đây trong lĩnh vực quản lí hành chính đối với ngoại thương và quản lí kinh doanh

Những điều cần biết về ngoại thương Trung Quốc(3)

5-9-2007

Chính sách ngoại thương và quản lí hành chính

Những điều cần biết về ngoại thương Trung Quốc(2)

5-9-2007

Ngoại thương phản ánh thành tích của sự phát triển kinh tế chung. Ngoại thương cũng gắn với các cuộc cải cách kinh tế của đất nước

Những điều cần biết về ngoại thương Trung Quốc(1)

5-9-2007

Trung Quốc là một trong những nước có tiềm năng lớn trong việc mở rộng quan hệ ngoại thương với các nước khác trên thế giới