TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kinh nghiệm vào thị trường Trung Quốc

Ngày đăng: 06 | 09 | 2007

Theo ông Vương Long Hổ, nhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được xem là thị trường dễ tính do có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, có mức thu nhập cũng khác nhau vì Trung Quốc có tốc độ phát triển của từng khu vực, từng vùng chênh lệch nhau rất rõ

Vừa qua, Lãnh sự Kinh tế Thương mại, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh, ông Vương Long Hổ và ông Ngũ Hoài Ân, Chủ tịch Hiệp hội DN Trung Quốc tại Việt Nam đã tiếp xúc với các DN Việt Nam TP Hồ Chí Minh để đưa ra những kinh nghiệm nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, đặc biệt là sau khi hiệp định thương mại ASEAN với Trung Quốc có hiệu lực.

Đặc điểm của thị trường Trung Quốc

Theo ông Vương Long Hổ, nhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được xem là thị trường dễ tính do có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, có mức thu nhập cũng khác nhau vì Trung Quốc có tốc độ phát triển của từng khu vực, từng vùng chênh lệch nhau rất rõ. Thị trường Trung Quốc có đặc trưng là chấp nhận sự tồn tại của hàng hóa nhiều quy cách và chất lượng không như nhau, và mức giá có thể cách nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần. Miền duyên hải rất phát triển như Thẩm Quyến với thu nhập bình quân đầu người trên 20 nghìn USD/năm, trong khi vùng miền Tây chỉ khoảng 300 USD/người/năm. Người Trung Quốc rất nhạy cảm với giá cả và thường chọn sản phẩm rẻ, tuy nhiên khi bị tác động bởi các dịch vụ hậu mãi tốt hơn hay chất lượng cao hơn, họ sẵn sàng mua giá đắt hơn. Do trình độ phát triển và nhu cầu, người Trung Quốc cũng rất ưa chuộng sản phẩm công nghệ cao nhập ngoại. Hiện những sản phẩm công nghệ cao nước ngoài được tiêu thụ nhiều ở Trung Quốc là xe hơi, máy vi tính, ti-vi, điện thoại... nhưng những sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi ba... họ thường chọn sản phẩm nội địa.

Khi giao tiếp với doanh nghiệp Trung Quốc

Người Trung Quốc vốn hiếu khách, các chủ doanh nghiệp (DN) thường tổ chức ăn uống khá thịnh soạn lắm lúc rất lãng phí. Việc đầu tiên khi gặp đối tác của họ là trao đổi danh thiếp, hỏi thăm tên tuổi, sức khỏe, tình hình gia đình, sau mới bàn đến công việc. Trong giao dịch, lúc đầu họ thường cẩn trọng, nhưng khi đã tin tưởng rồi thì rất dễ dãi, có thể cung cấp hàng trước, nhận tiền sau. Khi quan hệ lần đầu với thị trường Trung Quốc, DN Việt Nam nên liên hệ với các công ty tư vấn của Trung Quốc. Các công ty này có chức năng giúp DN nước ngoài liên hệ với đối tác ngoại thương của Trung Quốc, hoặc tư vấn kỹ thuật, kinh tế, thương mại... cho doanh nhân nước ngoài tìm hiểu thị trường Trung Quốc. Họ có mối quan hệ chặt chẽ với các DN trong nước nên biết rõ nhu cầu nhập khẩu của các DN trong nước, thị hiếu của từng khu vực...

Liên hệ với họ, DN nước ngoài có thể tiết kiệm được thời gian, tránh được những rắc rối cũng như đạt được kết quả nhanh chóng. Cạnh đó, hằng năm, nhiều đoàn thương mại Trung Quốc được cử ra nước ngoài để mua bán hàng hóa, DN Việt Nam nên tận dụng cơ hội này để liên hệ với họ.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng với đối tác Trung Quốc, DN Việt Nam nên mời khách hàng sang thăm nhà máy hay dây chuyền sản xuất để họ hiểu rõ hơn về năng lực và tăng thêm mối quan hệ lâu dài.

Khi có hàng xuất sang Trung Quốc, DN Việt Nam nên cung cấp những thông tin cần thiết về sản phẩm bằng tiếng Trung Quốc, các Catalogue cũng nên bằng tiếng Trung Quốc.

Theo ông Hổ, bốn điều quan trọng khi làm ăn với doanh nhân Trung Quốc là: uy tín; hai bên đều có lợi; có sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm mới; tìm cho được nhiều đối tác thường xuyên, lâu dài, tin cậy.

Theo ĐCSVN

NỘI DUNG KHÁC

Gia nhập WTO: Đánh giá những tác động

6-9-2007

Gia nhập WTO, Việt Nam đã chấp nhận thực hiện các cam kết mở cửa thị trường và các quy định, luật lệ WTO. Tuy nhiên, do mức độ cam kết cũng như khả năng cạnh tranh khác nhau nên cơ hội và thách thức đối với từng nhóm hàng hoá và từng ngành dịch vụ của Việt Nam khác nhau.

Trung Quốc khan hiếm cao su

6-9-2007

Trung Quốc đang tìm mua cao su giao ngay để làm đầy kho dự trữ, và giá cao su kỳ hạn ở Tokyo tăng trở lại có thể khích lệ các khách hàng khác tăng cường mua cao su - loại dùng sản xuất lốp xe - trước khi giá tăng hơn nữa.

Làm gì để phát triển làng nghề?

6-9-2007

Kinh tế làng nghề đang đóng góp gì cho nền kinh tế VN? Tại sao cùng một môi trường kinh tế - xã hội, nhưng có những làng nghề phát triển mạnh, lại có những làng nghề mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất?

Trung Quốc có thể lại nhập khẩu bột cá của Pêru

6-9-2007

Vì sắp đến mùa nhu cầu tăng cao, thị trường bột cá vốn đang suy giảm nay đang có dấu hiệu phục hồi. Một công ty kinh doanh của Nhật cho biết, Trung Quốc-khách hàng lớn trên thị trường bột cá thế giới đang có động thái mua trở lại, có thể khiến giá bột cá Pêru tăng thêm khoảng 10%.

Hội thảo "Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường - Kinh nghiệm của CHLB Đức"

6-9-2007

Hội thảo nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương với Viện Friedrich Ebert Stiftung (FES), CHLB Đức, do Giáo sư Thomas Meyer trình bày.

Những điều cần biết về ngoại thương Trung Quốc(4)

5-9-2007

Những cải cách gần đây trong lĩnh vực quản lí hành chính đối với ngoại thương và quản lí kinh doanh

Những điều cần biết về ngoại thương Trung Quốc(3)

5-9-2007

Chính sách ngoại thương và quản lí hành chính

Những điều cần biết về ngoại thương Trung Quốc(2)

5-9-2007

Ngoại thương phản ánh thành tích của sự phát triển kinh tế chung. Ngoại thương cũng gắn với các cuộc cải cách kinh tế của đất nước

Những điều cần biết về ngoại thương Trung Quốc(1)

5-9-2007

Trung Quốc là một trong những nước có tiềm năng lớn trong việc mở rộng quan hệ ngoại thương với các nước khác trên thế giới

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo chủ trì phiên họp nghiên cứu thúc đầy sản xuất thịt lợn, ổn định thị trường

5-9-2007

Hội nghị chỉ rõ do các nguyên nhân dẫn tới việc chăn nuôi lợn của Trung Quốc giảm mạnh như : những năm gần đây giá lợn sống quá thấp, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, dịch bệnh xảy ra tại một số khu vực ….

Thứ trưởng Vũ Văn Tám tới thăm và làm việc tại IPSARD

5-9-2007

AGROINFO (5/9/2007) - Chiều ngày 4/9/2007, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã tới thăm và làm việc tại Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD). Cùng đi trong đoàn còn có Cục phó Cục Chăn nuôi Hoàng Kim Giao và một số cán bộ khác.

Giá mặt hàng rau quả tại Vân Nam ngày 23/8

23-8-2007

Giá mặt hàng rau quả tại Vân Nam ngày 23/8