TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tiếp cận nguồn lực: DN vẫn kêu khó

Ngày đăng: 08 | 09 | 2007

Hội nghị phát triển Doanh nghiệp dân doanh giai đoạn 2007 - 2010 không phải là cuộc đối thoại về những khó khăn của DN. Nhưng đa số các ý kiến của DN phát biểu đã đề cập đến những khó khăn cụ thể, qua đó cho thấy, môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều cản trở, những quy định và luật phát đã có nhưng việc triển khai là chưa thông suốt và chưa đồng bộ.

Vốn, đất đai: Bức xúc vẫn triền miên

Rất nhiều câu chuyện cũ và rất cũ nhưng mỗi lần gặp gỡ với Chính phủ và các bộ ngành, DN lại kêu và mỗi lần lại có những khó khăn mới của những vấn đề cũ. Tập trung nhất là những bất cập trong việc tạo điều kiện cho DN tiếp cận các nguồn lực như vốn, đất đai.

Bà Võ Thị Mượt, Giám đốc Công ty TNHH Hưng Phát, Tây Ninh khi trao đổi với báo chí vẫn phàn nàn thủ tục vay vốn ngân hàng rườm rà. Để vay được vốn, thời gian thường cũng kéo dài và đối với DN mất thời gian sẽ làm mất cơ hội kinh doanh. Đã có không ít DN mất hợp đồng quan trọng vì thời gian giải quyết vốn kéo dài. Vì thế, đa số DNNVV hiện nay đều huy động vốn tự có, số vốn này rất ít và không thể giúp DN đột phá được. Có lẽ đây là nguyên nhân DN chậm phát triển về quy mô. Bên cạnh đó khó khăn về vay vốn ngân hàng đã gây ra vấn nạn cho vay nặng lãi.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Công ty Dịch vụ vận tải Hợp Lực - Thanh Hóa cho biết, nguồn vay ngân hàng chỉ chiếm 30% trong tổng số vốn mà doanh nghiệp này phải huy động từ bên ngoài. Còn lại phải vay mượn từ nhiều nguồn thậm chí vay nặng lãi và vay nóng rồi lấy chỗ này bù chỗ nọ một cách lần hồi. Theo ông Đệ, tính năng động và linh hoạt của DNNVV là họ nắm bắt rất nhanh biến động trên thị trường. Họ có nhiều ý tưởng và nhận ra nhiều cơ hội làm ăn trong thời gian ngắn nhưng do thiếu tiền nên đã không triển khai được, tốc độ phát triển DN vì thế mà bị kìm hãm.

Trong khi đó, ông Vũ Duy Thái - Chủ tịch Hiệp hội Công thương Hà Nội cho biết, đất đai vẫn là vấn đề rất khó cho các DN ở đô thị lớn. Cả nước có 150 khu công nghiệp, Hà Nội có 18 khu với gần 2.000 ha nhưng chỉ cấp được cho khoảng 240 DN. Hàng ngàn DN khác phải tự lo hoặc đi sang các địa phương khác để thuê đất làm ăn.

Thêm nữa, theo Luật Đất đai mới cho phép DN trong nước tự thỏa thuận với người dân về mua đất làm cơ sở sản xuất. Mất bao công sức, tiền bạc, thủ tục DN mua được đất của dân, đầu tư san lấp mặt bằng, xây dựng nhà xưởng. Tuy nhiên, đến khi cấp giấy chứng nhận chỉ được xác nhận là đất thuê trả tiền năm một. Với xác nhận này thì DN không thể thế chấp để vay ngân hàng. Thế là hàng tỷ đồng và cả đống tài sản đổ ra để mua đất, xây xưởng lại không thể luân chuyển thành vốn để kinh doanh. Chi phí kinh doanh vì thế mà cao, hiệu quả vì thế mà thấp.

Ông Thái cho biết, ông đã nhiều lần phản ánh về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường trước đây đã hứa sửa ngay nhưng văn bản mới nhất liên quan về vấn đề này vẫn không có gì thay đổi. "Thực sự, tôi thất vọng" - ông nói.

Trước những bức xúc này, ngay tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo các ngành ngân hàng, tài chính, các ngân hàng thương mại và các địa phương phải rà soát ngay các chính sách để tạo thuận lợi cho DN tiếp cận nguồn lực phát triển. Có thể sẽ có một đề án để giúp DN tiếp cận nguồn vốn. Tất cả những điều này sẽ được thể hiện trong Chỉ thị và Nghị định về hỗ trợ phát triển DN ban hành ngay sau hội nghị.

Không thể để DN mất tiền vô lý

Ông Chu Văn An - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú - Cà Mau rất bức xúc về tình trạng bơm tạp chất vào tôm đã nhiều năm không giải quyết được. Điều này gây ảnh hưởng cho uy tín thủy sản Việt Nam và có nguy cơ mất nhều thị trường quan trọng.

Tuy nhiên, điều làm ông thất vọng hơn là các cơ quan chức năng chưa làm hết sức mình, mặc dù đã có một sự thống nhất giữa ngành thủy sản và các cơ quan quản lý thị trường, an toàn thực phẩm... về việc kiểm tra nguồn tôm nguyên liệu. Để hỗ trợ các cơ quan này làm việc, DN mỗi năm đóng mấy chục triệu đồng, hàng trăm DN đóng liên tục trong nhiều năm số tiền có khi lên đến hàng triệu USD nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề gì.

Ông Nguyễn Hữu Thập - Giám đốc Công ty Lâm sản Tuyên Quang lại cho biết, xe lưu thông trên đường thường xuyên phải chi các khoản "bồi dưỡng" cho các lực lượng kiểm tra nhiều khi lớn hơn cả tiền xăng dầu. Điều này như là một vấn nạn, các cơ quan chức năng Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của chính mình lại thường thu thêm phí của DN như: kiểm tra chất lượng an toàn sản phẩm là công việc của cơ quan đảm bảo an toàn nhưng DN vẫn mất tiền nếu muốn có giấy chứng nhận nhanh... Đây là một thực tế, khi có đến hơn 68% DN thừa nhận thường xuyên phải trả các chi phí không chính thức trong các hoạt động kinh doanh.

Một câu chuyện khác là việc quá lạm dụng doanh nghiệp và tràn lan các giải thưởng. Ông Chu Văn An phản ánh, có nhiều giải thưởng không có uy tín, quá nhiều cơ quan tổ chức giải thưởng mà không theo một tiêu chí nào. Việc trao tặng giải thưởng cho những đối tượng không xứng đáng làm cho DN nhàm chán và cảm thấy xúc phạm. Ông An cho biết, có những giải thưởng không có bất cứ xét chọn nào, cứ nộp tiền là có giải thưởng. Tôi biết, có giải thưởng chỉ cần nộp một khoản tiền là có giải, ban tổ chức trao giải cho hàng trăm DN, chỉ riêng việc trao giải mà cả buổi chiều không hết.

Ngay sau khi tiếp nhận các ý kiến, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã bày tỏ thái độ: không thể có chuyện DN phải chi tiền cho các cơ quan chức năng đi làm việc. Ngay cả vấn đề tổ chức các giải thưởng phải xem lại, giải thưởng phải có uy tín để tôn vinh DN.

Công khai và cởi mở: DN vẫn chờ đợi!

Ông Nguyễn Văn Đệ cho biết, một trong những khó khăn nhất của DN hiện nay là tiếp cận thông tin. Đa số DNNVV đều thiếu thông tin về mọi mặt chính sách pháp luật, quy hoạch, thị trường... Cần đến gì là chạy khắp nơi để hỏi mà chưa chắc đã có đủ. Vì vậy, những thông tin cần phải sớm công khai minh bạch, tập hợp đầy đủ để DN có địa chỉ để đến tìm mua. Hỗ trợ thông tin là một trong những hỗ trợ quan trọng nhất.

Theo bà Kim Hạnh - Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM, thì thông tin là một trong 3 lĩnh vực mà WTO không cấm hỗ trợ cùng với đào tạo và nghiên cứu phát triển. "Chúng ta không thể tiếc tiền đầu tư cho thông tin được, thậm chí phải chấp nhận bỏ tiền để mua các dữ liệu từ nước ngoài về để các chuyên gia xử lý và cung cấp cho DN. Cái DN cần nhất là thông tin một cách đầy đủ để quyết định kinh doanh chính xác và mang lại hiệu quả" - bà Hạnh nhấn mạnh.

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị Nhà nước thực hiện quyết liệt hơn yêu cầu về công khai hóa thông tin về chính sách, bộ máy và thủ tục hành chính. Cộng đồng DN đang rất chờ đợi việc công khai và cởi mở các thông tin chuyên ngành từ các cơ quan Nhà nước để phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh.

Cam kết về điều này, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói, Nhà nước sẽ đầu tư thiết lập và nâng cao chất lượng các hệ thống thông tin cung cấp cho DN. Thông tin cung cấp theo ngành, nghề, theo lĩnh vực đầu tư - thương mại một cách hệ thống và cập nhật. Các bộ ngành cũng phải tăng cường hệ thống thông tin của mình, hiện đại hóa hoạt động, công khai các thông tin để hỗ trợ DN.

(Nguồn: Vietnamnet)

(Nguồn: Vietnamnet)

NỘI DUNG KHÁC

Thử nghiệm liên kết sản xuất lúa xuất khẩu thành công ở Thái Bình

8-9-2007

Vốn là tỉnh trọng điểm về sản xuất lúa gạo của vùng đồng bằng sông Hồng, với những thuận lợi về đặc điểm đất đai, khí hậu, địa hình, trong những năm qua, sản xuất lúa ở Thái Bình tiếp tục duy trì về sản lượng, nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng và thử nghiệm thành công mô hình sản xuất lúa hàng hoá, bước đầu tiếp cận thị trường xuất khẩu.

Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Châu Á

7-9-2007

Hiện nay, Việt Nam đang có quan hệ thân mật 15 quốc gia và vùng lãnh thổ ở Châu Á - một thị trường rộng lớn mà nhiều loại hàng hoá của Việt Nam đã có điều kiện tiếp cận sớm nhất.

ASEAN tiếp tục duy trì địa vị là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây trong quý 1 năm nay

7-9-2007

Phóng viên từ ngành hải quan Nam Ninh cho biết, quý 1 năm nay, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Quảng Tây đã đạt 1,69 tỷ đô-la Mỹ, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp nhỏ vay vốn ngân hàng: Làm gì để hiểu nhau?

7-9-2007

Ngân hàng thừa vốn cho vay, nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện vẫn không vay được.

Các bước tăng tốc Windows Vista

7-9-2007

Chỉ bằng một số thao tác nhanh gọn, người sử dụng có thể tạo nên sự khác biệt lớn về hiệu suất hoạt động của hệ thống chạy trên hệ điều hành mới của Microsoft.

Korea Institute of Science and Technology - Viện nghiên cứu theo hợp đồng

6-9-2007

Năm 1953, Hàn Quốc bước ra khỏi cuộc chiến tranh trong đói nghèo và lạc hậu, thiếu tài nguyên và thiếu vốn. Trong bối cảnh như vậy, chính Phủ Hàn Quốc đã xác định: để phát triển kinh tế thành công, việc đầu tiên là phải phát triển công nghệ. Từ đó, chỉ trong vài thập kỷ, bằng các chủ trương hết sức đúng đắn và các chính sách ưu đãi của chính phủ trong việc tập trung tối đa nguồn lực, để phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ, Hàn Quốc đã vươn lên thành một con rồng Châu á.

Gạo Vĩnh Long: Đẩy mạnh công nghệ, thích ứng linh hoạt, tăng năng lực cạnh tranh

6-9-2007

Ngành công nghiệp xay xát chế biến gạo là một trong những thế mạnh của Vĩnh Long với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15 -18%/năm. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có trên 600 dây chuyền chế biến lúa gạo có khả năng xay xát từ 1,2 - 1,3 triệu tấn/năm, trong đó nhiều dây chuyền được tự động hóa hoàn toàn góp phần nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Long. Bên cạnh thúc đẩy xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp Vĩnh Long cũng đầu tư, đa dạng sản phẩm gạo chế biến hướng đến thị trường nội địa, tăng năng lực cạnh tranh trên các thị trường.

Một cách phân tích kinh tế Trung Quốc

6-9-2007

Những nước tin rằng quyết định thả nổi có kiểm soát đồng Nhân dân tệ của chính phủ Trung Quốc sẽ giúp họ cân bằng lại được cán cân xuất nhập khẩu có thể sẽ thất vọng.

Trung Quốc bảo vệ uy tín hàng xuất khẩu

6-9-2007

Ông Bạc Quốc Hy cho rằng Trung Quốc là nạn nhân của những thông tin báo chí có thành kiến, phóng đại quá mức vấn đề chất lượng hàng hóa Trung Quốc.

Cửa khẩu Đông Hưng

6-9-2007

Đông Hưng có đường giao thông thủy bộ tiện lợi. Từ Đông Hưng đến thành phố Nam Ninh là 180 km, đến thành phố Hạ Long Việt nam là 180 km, đến Hà Nội 308 km. Từ cảng Trúc Sơn, Đàm Cát và đảo Kinh của Đông hưng có thể tới các bến cảng của vùng hoa nam Trung Quốc và các cảng biển Việt Nam.

Kinh nghiệm vào thị trường Trung Quốc

6-9-2007

Theo ông Vương Long Hổ, nhu cầu của thị trường Trung Quốc rất đa dạng và được xem là thị trường dễ tính do có nhiều tầng lớp dân cư khác nhau, có mức thu nhập cũng khác nhau vì Trung Quốc có tốc độ phát triển của từng khu vực, từng vùng chênh lệch nhau rất rõ

Gia nhập WTO: Đánh giá những tác động

6-9-2007

Gia nhập WTO, Việt Nam đã chấp nhận thực hiện các cam kết mở cửa thị trường và các quy định, luật lệ WTO. Tuy nhiên, do mức độ cam kết cũng như khả năng cạnh tranh khác nhau nên cơ hội và thách thức đối với từng nhóm hàng hoá và từng ngành dịch vụ của Việt Nam khác nhau.