ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Bốn xu hướng của thập kỷ mới

Ngày đăng: 23 | 02 | 2010

Hãy tạm biệt và quên đi thập kỷ của những số 0 (2000, 2001... ), với cảm giác tài sản đã nhẹ bẫng sau cơn suy thoái kinh tế. Một thập kỷ mới đã bắt đầu. Một sự khởi đầu mới với bốn xu hướng nổi trội.

Hành trình xanh vẫn là xu hướng chủ đạo

 

Tại hội nghị về biến đổi khí hậu 2009 diễn ra tại Copenhagen, các đề xuất đưa ra không đi kèm với trách nhiệm giải trình là nguyên nhân chính khiến một phần ba các biện pháp quan trọng nhất khó có thể được thực hiện. Dù các nước thành viên với tư tưởng lợi ích quốc gia chậm chạp thay đổi luật theo yêu cầu của nghị định, việc nâng chuẩn môi trường vẫn diễn ra. Nhưng các công ty và nhà tư bản đầu tư mạo hiểm đã bắt đầu tìm thấy quyền lợi của mình trong việc xây dựng một thị trường xanh.

Với vai trò một cựu phó tổng thống quyền lực của nước Mỹ (một trong hai nước không tiến hành các biện pháp cắt giảm dù có tham gia ký kết nghị định thư), giải thưởng Hàn lâm năm 2007 của Al Gore đã thật sự thành một trò hài về bảo vệ môi trường. Tài liệu đoạt giải về sự thay đổi khí hậu của Al Gore, khi so sánh với các tài liệu khác, đã khắc họa hình ảnh của tác giả này như một lữ hành đơn độc với mớ hành lý tại sân bay.

Thực sự thật khó để tìm thấy một Gore đơn độc tại thời điểm đó với giải Nobel vì hòa bình đạt được tiếp theo. Gore cứ như một nhà tiên tri đưa ra những tiên đoán về sự giàu có mà việc đầu tư sớm vào bảo vệ môi trường có thể mang lại. Có lẽ cuốn sách minh họa sinh động nhất cho xu hướng này chính là "Bảo vệ môi trường sẽ mang lại giàu có" (của giáo sư Daniel Esty tại trường đại học Yale).

Dù sau cuộc suy thoái, nhiều người tiêu dùng đã quay lại với thói quen tiêu dùng sử dụng nhiều năng lượng, các thói quen có tính bảo vệ môi trường vẫn là xu hướng tất yếu. Chính phủ sẽ chi tiêu nhiều hơn để tiết kiệm chi phí năng lượng. Các ngành sẽ được trao các huân chương danh dự tương tự chứng chỉ LEED (một chứng nhận của Mỹ cho các thiết kế tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường).

Các hãng bán lẻ, dẫn đầu là Wal-Mart và dần là toàn bộ chuỗi cung ứng, sẽ chỉ rõ mức độ thải carbon của từng sản phẩm. Các nhà hàng sẽ ưa dùng các sản phẩm nội địa, thực phẩm hữu cơ và các đồ ăn truyền thống (không phải đồ ăn nhanh) khi mà an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Các chuyên gia sức khỏe cộng đồng sẽ hợp tác với các nhà môi trường học để tìm ra các biện pháp thay đổi hành vi. Màu xanh - dấu hiệu của những điều tốt đẹp sẽ được gắn với những sản phẩm và nguyên nhân mà trước đây được coi như không có sự liên quan.

Các nền kinh tế mới nổi sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh

Hãy hướng sự chú ý của bạn về các nền kinh tế phía Đông - Viễn Đông - và miền Nam. Các nước đang phát triển, từng được xem như thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm và dịch vụ đến từ các nước phát triển, nay sẽ trở thành các đối thủ cạnh tranh ở chính thị trường Bắc Mỹ và châu Âu, đồng thời sở hữu nhiều nhãn hiệu có giá trị cao như nhà sở hữu mới của hãng ô tô nổi tiếng Jaguar hay Tata của Ấn độ.

Dù chưa phải là những siêu cường, ngoại trừ Trung Quốc, các nền kinh tế đang lên này thực sự đang nuôi dưỡng những siêu tập đoàn có khả năng sáng tạo và thống lĩnh thị trường toàn cầu - hãng máy tính cá nhân Lenovo và Acer, tập đoàn công nghệ Infosys và Wipro, hay hãng bia nổi tiếng South Africa Brewing (SAB) của Nam Phi. Công ty tài chính Banco Real của Brazin chính là một ví dụ tiêu biểu. Khi tiến hành cổ phần hóa tháng mười vừa qua. Banco Real đã trở thành nhà phát hành cổ phiếu lần đầu lớn nhất sàn giao dịch Mỹ trong vòng 18 tháng qua.

Như lịch sử đã từng ghi nhận, vào những năm 1980, nước Nhật đã thôn tính Mỹ và châu Âu sau khi chịu ảnh hưởng từ một cuộc khủng hoảng tài chính khiến đất nước này trở nên suy yếu hơn nhiều so với một Trung Quốc hùng mạnh hiện nay. Và sở hữu một túi tiền khổng lồ chưa chắc đã đi kèm với những quyết định chiến lược khôn ngoan, như vấn đề của doanh nghiệp nhà nước hàng đầu Dubai là Dubai World đã từng gặp phải. Để tránh những hành trình gập ghềnh trên một thế giới được cho là phẳng, có lẽ sẽ là một quyết định khôn ngoan khi bắt chước trường tiểu học Oakland, California, dạy cả ba thứ tiếng Anh, Tây Ban Nha và Trung Quốc cùng lúc.

Quyền lực của chính phủ

Xu hướng này nổi lên sau một thế kỷ chứng kiến sự suy giảm về quy mô của khu vực kinh tế công ở hầu hết các nước trên thế giới. Sự phát triển của chính phủ sau vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001 được xem như điều kỳ lạ tất yếu của cuộc chiến chống khủng bố; ví dụ như, quá trình tư nhân hóa đã bị đảo ngược tại Mỹ khi mà chính quyền liên bang quyết định đảm nhận nhiệm vụ an ninh sân bay thay vì sử dụng các công ty tư nhân. An toàn quốc gia khiến chính phủ lớn mạnh; mối lo lắng về an ninh tài chính trao quyền cho các Bộ tài chính. Cứu trợ tài chính, quốc hữu hóa, và các gói kích thích kinh tế đã biến chính phủ thành thượng đế - khách hàng được ưu tiên nhất, bất chấp thói tham nhũng.

Chính quyền trung ương nắm quyền điều hành, chính quyền cấp bang, tỉnh hay địa phương kiểm soát chi tiêu khi giải ngân cho các dự án được chọn và quản lý địa phương. Thị trưởng rồi sẽ trở thành người bạn thân mới mà bạn mong mỏi. Họ cũng như các nhân viên khu vực quản lý công khác muốn công ty bạn tạo ra nhiều việc làm cho địa phương hơn.

Vĩ mô thay vì vi mô

Nếu muốn viết một cuốn sách về các thông lệ quản lý của tù trưởng bộ lạc châu phi hay các châm ngôn lãnh đạo của các nhà thơ người Anh, có lẽ bạn nên suy nghĩ lại. Những ý tưởng quản trị như thế này có thể tìm thấy đầy trên các trang mạng Twitter. Dù điều hành vẫn đóng vai trò quan trọng, nhưng cái nhìn về quản trị trong thập kỷ này sẽ không thiên quá nhiều vào chiến lược, sáng tạo và chất lượng. Những đột phá sẽ tới từ chiều ngang, ví dụ như kết hợp các quy tắc hay tìm kiếm sự kết nối hoàn hảo hơn. Tập trung vào tác động, chứ không phải quá trình sẽ tạo ra thành công.

Giới hạn mới của kiến thức sẽ được tìm thấy khi bạn có những suy nghĩ mới và tái kiến tạo lại toàn bộ hệ thống, nói cách khác là bối cảnh cho các hành động - hệ thống tài chính và các quy định; tài trợ và phân phát các chăm sóc y tế; hiệp định thương mại và chuẩn kinh doanh toàn cầu. Nói cách khác, điều duy nhất cần làm để quản lý tốt công việc kinh doanh hay tổ chức phi lợi nhận của bạn chính là có một cái nhìn rộng mở hơn.

Ngạc nhiên sẽ trở thành những phản ứng thường thấy. Dù tồn tại trong một thế giới biến động mà bất kỳ xu hướng nào cũng có khả năng tạo ra một xu hướng đối lập, bốn xu hướng trên đây sẽ tạm thời có ảnh hưởng ở thời điểm hiện tại.

Hãy nâng cốc cho một thập kỷ mới - bằng tiếng Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, và cả Bồ Đào Nha. Hi vọng rằng bong bóng sẽ chỉ vỡ trong ly rượu sóng sánh của bạn - tốt nhất nên là thứ rượu hữu cơ, sản xuất tại địa phương, được tạo ra bởi lao động nội địa, và phù hợp để uống mừng với người bạn thân Thị trưởng của bạn.

- Bài viết của Rosabeth Moss Kanter trên Harvard Business Publishing -

Cao Hương dịch

NỘI DUNG KHÁC

Thế giới sắp chứng kiến cuộc xung đột tài nguyên mới?

25-2-2010

Cuộc xung đột tài nguyên tiếp theo có thể chính là cuộc ganh đua khoáng sản và các nguyên tố đất hiếm cần thiết để phục vụ cho nền kinh tế xanh, khi Trung Quốc, nước cung cấp phần lớn các khoáng sản này, đang cân nhắc hạn chế xuất khẩu.

Khiếu kiện về đất đai - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

7-3-2010

Khiếu kiện về đất đai là một khái niệm dùng để chỉ việc khiếu nại, tố cáo(KN,TC) của các cá nhân hoặc tổ chức (trong trường hợp khiếu nại) nhằm hướng tới lợi ích của họ trong lĩnh vực đất đai. Thực trạng KN về đất đai ở nước ta hiện nay thường thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau :

"Kinh tế học bền vững"- Một tư duy kinh tế mới định hướng cho phát triển bền vững trong thế kỷ 21

15-4-2010

Kinh tế học bền vững đang trong quá trình phát triển, nó được phát triển từ Kinh tế học và Khoa học của sự phát triển bền vững (đặc biệt Kinh tế sinh thái và Kinh tế môi trường thế hệ mới)

Hoàn thiện chế độ pháp lý về sở hữu bất động sản trong khung cảnh hội nhập

6-5-2010

Yêu cầu số một đối với dự án cải cách pháp luật dân sự, về phần liên quan đến quyền sở hữu, là phải minh định vị trí trung tâm của quyền sử dụng đất trong chế độ pháp lý về sở hữu tư nhân, đặc biệt là trong chế độ pháp lý về sở hữu tư nhân đối với bất động sản.

Thị trường các bon: giá 1 tấn CO2 sẽ tăng mạnh trong tương lai

9-5-2010

Một trong những cơ chế thực hiện việc cắt giảm khí nhà kính hiệu quả nhất là thị trường các bon. Thời gian qua, thị trường này hoạt động khá sôi động, đã có những đóng góp thiết thực vào nỗ lực chung nhằm chống lại sự nóng lên của trái đất.

Lời nguyền tài nguyên hay hệ quả của nền quản trị kém?

25-5-2010

Điểm chung giữa các nhà lý thuyết về lời nguyền tài nguyên là một nền quản trị kém đóng vai trò là một nhân tố quan trọng để giải thích lời nguyền tài nguyên.

Lời nguyền tài nguyên liệu có tránh được?

27-5-2010

Lời nguyền tài nguyên là có thật, thế nhưng nó không phải là tất yếu của một nước có tài nguyên, mà phụ thuộc vào mỗi quốc gia làm gì để tránh bẫy tài nguyên này.

Việt Nam với lời nguyền tài nguyên

7-6-2010

Phụ thuộc khá nhiều vào lợi nhuận từ các nguồn tài nguyên, Việt Nam có nguy cơ mắc phải lời nguyền tài nguyên hay căn bệnh Hà Lan nếu không có các biện pháp quản lý vĩ mô tốt.

Hạn chế trong quy định hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

7-6-2010

Trong thời gian qua, hàng loạt các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được phát hiện với mức độ nghiêm trọng ở nhiều tỉnh, thành khác nhau trong cả nước, thể hiện tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp.

Triển khai thực hiện chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường

10-6-2010

Kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường là chủ trương lớn được Bộ TNMT tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh triển khai trong năm 2010 và trong những  năm tới trên 2 hướng chủ đạo:

Nghiên cứu tóm tắt về Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

10-6-2010

Bồi thường thiệt  hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) năm 1993, theo đó "tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của  pháp luật".

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về biển của một số nước

12-7-2010

Để có nguồn nhân lực cao trong quản lý tổng hợp biển, đảo, đội ngũ nhân lực phải được đào tạo một cách bài bản, có khả năng điều tra, nghiên cứu để tìm ra các quy luật tự nhiên, xã hội tại các vùng biển, hải đảo và áp dụng có hiệu quả các kiến thức nắm được vào việc quản lý khai thác bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.