ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thế giới sắp chứng kiến cuộc xung đột tài nguyên mới?

Ngày đăng: 25 | 02 | 2010

Cuộc xung đột tài nguyên tiếp theo có thể chính là cuộc ganh đua khoáng sản và các nguyên tố đất hiếm cần thiết để phục vụ cho nền kinh tế xanh, khi Trung Quốc, nước cung cấp phần lớn các khoáng sản này, đang cân nhắc hạn chế xuất khẩu.

Nhiều người hy vọng rằng sự bùng nổ "xanh" sẽ chuyển nền kinh tế nặng CO2 hiện tại của thế giới sang nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào nhiên liệu hóa thạch và bền vững hơn. Các chuyên gia đã mường tượng ra những tấm pin năng lượng mặt trời và các turbine gió sẽ sản sinh nguồn điện "sạch" để sưởi ấm và chạy các ô tô điện trên đường phố...

Vấn đề đối với những công nghệ này là rằng chúng phụ thuộc vào các khoáng sản và nguyên tố đất hiếm (REE), được một số ít nước sản xuất, trong đó có Trung Quốc.

Thị trường nguyên tố đất hiếm - cần thiết để chế tạo ô tô điện, turbine gió, pin mặt trời và các sản phẩm công nghiệp quốc phòng như tên lửa và hệ thống radar - đã lớn gấp 3 lần về quy mô trong một thập kỷ qua. Các chuyên gia cho rằng, thị trường này sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, từ sản lượng khoảng 125.000 tấn mỗi ngày hiện tại lên 200.000 tấn/ngày vào năm 2014.

Tuy nhiên, có vẻ Trung Quốc đang có ý đồ riêng với vai trò của mình trong thị trường này. Chiếm hơn một nửa lượng dự trữ toàn cầu, Trung Quốc cung cấp khoảng 95% REE của thế giới.

Một điều có thể khiến các chuyên gia lo ngại: Một mỏ duy nhất tại Mông Cổ chiếm 80% sản lượng của Trung Quốc, vì thế, một trận động đất hay trận lụt tại khu vực này hoàn toàn có thể làm gián đoạn nguồn cung toàn cầu.

Và cũng không ít các nhà bình luận phương Tây đã bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc sẽ lợi dụng vấn đề này với ý đồ chính trị. Mới đây, Bắc Kinh đã ám chỉ rằng nước này có kế hoạch cắt giảm xuất khẩu các khoáng sản nhằm "để dành" nguồn cung cho sử dụng trong nước.

Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng ngành công nghiệp công nghệ xanh và các tấm pin mặt trời và turbine gió vốn đã cạnh tranh được với các sản phẩm từ châu Âu và Mỹ, vì thế họ càng cần các nguyên tố đất hiếm hơn.

Khôn ngoan khi đặt mình vào vị thế như là một OPEC về các nguyên tố đất hiếm, Trung Quốc đang "ép" các khách hàng nước ngoài, siết chặt xuất khẩu hơn khi tăng thuế, và hạ quota xuất khẩu và đặt ra giới hạn sản xuất. Nhu cầu nguyên tố đất hiếm trên thế giới được dự báo sẽ tăng khoảng 10% mỗi năm, tuy nhiên nguồn cung vẫn gần như giữ nguyên trong vài năm qua. Hầu hết lượng cung hàng năm của Trung Quốc đang chỉ phục vụ nhu cầu trong nước khi người tiêu dùng mua nhiều ô tô và các thiết bị điện hơn. Jack Lifton, nhà phân tích và tư vấn chuyên về những gì ông tự gọi là "kim loại công nghệ" cho rằng, "vào khoảng năm 2011 hay 2012, nhu cầu trong nước của Trung Quốc sẽ vượt qua khả năng sản xuất trong nước".

Thực trạng khó khăn này cũng tương tự đối với trường hợp Lithi, nguyên tố cơ sở để sản xuất các tấm pin ô tô điện. Theo Viện Nghiên cứu Hyundai, 80% trữ lượng Lithi của thế giới đã nằm dưới mặt đất của 3 quốc gia trên thế giới.

Gal Luft, giám đốc điều hành Trung tâm Phân tích an ninh toàn cầu của Washington, nói, các chính trị gia tại Mỹ và châu Âu cần phải đa dạng hóa khoáng sản nhập khẩu và bảo đảm tái chế và dự trữ được Lithi và các nguyên tố đất hiếm.

Ông cho hãng tin United Press International biết trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm 22/2: "Nếu không được lưu tâm, điều này có thể dẫn tới các vấn đề an ninh năng lượng nghiêm trọng".

Hầu hết lượng Lithi được khai thác ở Chile, Argentina, Trung Quốc và chỉ được một số ít các công ty bán. Bolivia, dưới sự lãnh đạo của tổng thống chống Mỹ, Evo Morales, mới đây đã phát hiện rằng một trong những mỏ muối chưa được khai thác ở nước này có chứa trữ lượng khổng lồ Lithi và lập tức sử dụng điều này để thu hút đầu tư lớn từ nước ngoài. Hàn Quốc mua một phần mỏ này, và Trung Quốc, Pháp và Nhật Bản cũng đang cố gắng giành lấy một phần miếng bánh.

Mỹ từng tự sản xuất Lithi và các nguyên tố đất hiếm, nhưng hầu hết các mỏ tại nước này đã đóng cửa vì các mỏ tại Mỹ Latinh và Trung Quốc hoạt động rẻ hơn nhiều.

Luft nói, Washington cần có những khuyến khích để các mỏ này có thể tiếp tục được khai thác.

"Khi bạn quan tâm tới an ninh năng lượng, rõ ràng rằng bạn phải chấp nhận một chi phí để trở nên độc lập hơn về tài nguyên".

Một nguyên tố cần thiết để công nghệ xanh bùng nổ là neođim, mà cứ mỗi turbine gió cỡ lớn lại "chứa" trong mình khoảng 1-2 tấn neođim.

Sản lượng toàn cầu ở mức khoảng 17.000 tấn/năm, và nhiều ngành công nghiệp khác cũng sử dụng neođim - vì thế, rõ ràng, nhu cầu nguyên tố này sẽ lớn hơn trong tương lai.

"Đó là vấn đề quan trọng và bức thiết, và các chính trị gia cần phải hành động nhanh chóng. Bởi vì sẽ cần 10 năm để các dự án có thể đưa nguyên liệu này lên khỏi mặt đất và đi tới thị trường", ông nói.

 

* Đình Ngân (Theo UPI, Tree Hugger)

NỘI DUNG KHÁC

Khiếu kiện về đất đai - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

7-3-2010

Khiếu kiện về đất đai là một khái niệm dùng để chỉ việc khiếu nại, tố cáo(KN,TC) của các cá nhân hoặc tổ chức (trong trường hợp khiếu nại) nhằm hướng tới lợi ích của họ trong lĩnh vực đất đai. Thực trạng KN về đất đai ở nước ta hiện nay thường thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau :

"Kinh tế học bền vững"- Một tư duy kinh tế mới định hướng cho phát triển bền vững trong thế kỷ 21

15-4-2010

Kinh tế học bền vững đang trong quá trình phát triển, nó được phát triển từ Kinh tế học và Khoa học của sự phát triển bền vững (đặc biệt Kinh tế sinh thái và Kinh tế môi trường thế hệ mới)

Hoàn thiện chế độ pháp lý về sở hữu bất động sản trong khung cảnh hội nhập

6-5-2010

Yêu cầu số một đối với dự án cải cách pháp luật dân sự, về phần liên quan đến quyền sở hữu, là phải minh định vị trí trung tâm của quyền sử dụng đất trong chế độ pháp lý về sở hữu tư nhân, đặc biệt là trong chế độ pháp lý về sở hữu tư nhân đối với bất động sản.

Thị trường các bon: giá 1 tấn CO2 sẽ tăng mạnh trong tương lai

9-5-2010

Một trong những cơ chế thực hiện việc cắt giảm khí nhà kính hiệu quả nhất là thị trường các bon. Thời gian qua, thị trường này hoạt động khá sôi động, đã có những đóng góp thiết thực vào nỗ lực chung nhằm chống lại sự nóng lên của trái đất.

Lời nguyền tài nguyên hay hệ quả của nền quản trị kém?

25-5-2010

Điểm chung giữa các nhà lý thuyết về lời nguyền tài nguyên là một nền quản trị kém đóng vai trò là một nhân tố quan trọng để giải thích lời nguyền tài nguyên.

Lời nguyền tài nguyên liệu có tránh được?

27-5-2010

Lời nguyền tài nguyên là có thật, thế nhưng nó không phải là tất yếu của một nước có tài nguyên, mà phụ thuộc vào mỗi quốc gia làm gì để tránh bẫy tài nguyên này.

Việt Nam với lời nguyền tài nguyên

7-6-2010

Phụ thuộc khá nhiều vào lợi nhuận từ các nguồn tài nguyên, Việt Nam có nguy cơ mắc phải lời nguyền tài nguyên hay căn bệnh Hà Lan nếu không có các biện pháp quản lý vĩ mô tốt.

Hạn chế trong quy định hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

7-6-2010

Trong thời gian qua, hàng loạt các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được phát hiện với mức độ nghiêm trọng ở nhiều tỉnh, thành khác nhau trong cả nước, thể hiện tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp.

Triển khai thực hiện chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường

10-6-2010

Kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường là chủ trương lớn được Bộ TNMT tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh triển khai trong năm 2010 và trong những  năm tới trên 2 hướng chủ đạo:

Nghiên cứu tóm tắt về Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

10-6-2010

Bồi thường thiệt  hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) năm 1993, theo đó "tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của  pháp luật".

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về biển của một số nước

12-7-2010

Để có nguồn nhân lực cao trong quản lý tổng hợp biển, đảo, đội ngũ nhân lực phải được đào tạo một cách bài bản, có khả năng điều tra, nghiên cứu để tìm ra các quy luật tự nhiên, xã hội tại các vùng biển, hải đảo và áp dụng có hiệu quả các kiến thức nắm được vào việc quản lý khai thác bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

Nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường của chủ thể khai thác khoáng sản

27-7-2010

Hiện nay, hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, nhanh, đồng nghĩa với trữ lượng khoáng sản của nước ta ngày càng cạn kiệt và mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra càng thêm trầm trọng.