ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thị trường các bon: giá 1 tấn CO2 sẽ tăng mạnh trong tương lai

Ngày đăng: 09 | 05 | 2010

Một trong những cơ chế thực hiện việc cắt giảm khí nhà kính hiệu quả nhất là thị trường các bon. Thời gian qua, thị trường này hoạt động khá sôi động, đã có những đóng góp thiết thực vào nỗ lực chung nhằm chống lại sự nóng lên của trái đất.

Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc phỏng vấn với Ts. Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, vừa trở về từ Hội nghị Copenhagen, về triển vọng của thị trường các bon và hướng đi của Việt Nam trong thời gian tới.

PV. Xin TS cho biết một số nét về thị trường các bon hiện nay?

Với mục tiêu bình ổn nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức hợp lý để giữ nhiệt độ bề mặt trái đất tăng trong giới hạn cho phép (ví dụ nếu muốn giữ nhiệt độ bề mặt trái đất tăng không quá 20C vào cuối thế kỷ thì theo các nhà khoa học phải bình ổn nồng độ khí nhà kính ở mức khoảng 450 ppm). Để thực hiện được mục tiêu này, các nước trên thế giới phải đi đến một thỏa thuận cắt giảm phát thải khí nhà kính với cơ chế phân bổ hạn ngạch phát thải hợp lý (ví dụ có thể lấy  lượng phát thải trên đầu người làm chuẩn). Thực hiện cơ chế này, sẽ hình thành nhóm các nước phải cắt giảm (chủ yếu là các nước có tổng lượng phát thải lớn) và nhóm các nước được tiếp tục phát thải (ví dụ nếu lấy lượng phát thải trên đầu người hiện nay làm chuẩn thì các nước có lượng phát thải khí nhà kính dưới 4,5 tấn/người sẽ tiếp tục được phát thải với một hạn ngạch nhất định).

Thị trường các bon (hay còn gọi là thị trường chuyển nhượng hạn ngạch phát thải khí nhà kính) là cơ chế mềm cho phép các nước thuộc nhóm phải cắt giảm khí nhà kính lựa chọn phương án tối ưu nhất để thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong bối cảnh thực hiện Nghị định thư Kyoto, thì các nước thuộc nhóm phải cắt giảm khí nhà kính theo cam kết có thể thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế đồng thực hiện (JI) hay cơ chế buôn bán phát thải (ET) để thực hiện cam kết của mình. Nhìn rộng ra, thị trường các bon là cơ chế thị trường hướng tới việc cắt giảm tổng lượng khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu với chi phí thấp nhất. Đây là một dạng mô hình thị trường chuyển nhượng hạn ngạch xả thải để kiểm soát ô nhiễm ở quy mô toàn cầu hoặc một khu vực địa lý nhất định (như một hồ lớn hay một dòng sông) đã được áp dụng thử nghiệm thành công ở một số nước trên thế giới.

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, mặc dù suy thoái về kinh tế nhưng thị trường các bon trên thế giới năm 2008 có tổng giá trị giao dịch tăng gấp đôi, đạt mức hơn 126 tỷ USD. Tuy nhiên, giao dịch qua các dự án CDM ở các nước đang phát triển giảm hơn 12%, ở mức 6,5 tỷ USD với giá trung bình khoảng 16,8 USD/tấn. Theo số liệu thông kê, hiện nay bên “cung” chủ yếu của thị trường các bon là: Trung Quốc (35,5%), Ấn Độ (24,25%), Brazil (6,25%), v.v. Các bên “cầu” chủ yếu của thị trường là: Anh (28,11%), Thụy Sỹ (20,35%), Hà Lan (11,895), Nhật (11,43%), Thụy Điển (6,39%), Đức (5,72%), v.v. Các lĩnh vực tham gia thị trường chủ yếu là năng lượng (59,89%), quản lý chất thải (18,16%), sử dụng nhiên liệu (5,86%), nông nghiệp (5,13%), công nghiệp (4,67%), v.v. Việt Nam tham gia thị trường với tư cách là bên cung ở mức khoảng 0,03%.

TS. Nguyễn Văn Tài - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TNMT

PV. Trong bối cảnh Hội nghị Copenhagen kết thúc không như mong muốn với một bản ghi nhớ của một nhóm nước, thì triển vọng thị trường các bon thời gian tới sẽ như thế nào thưa Tiến sỹ?

Mặc dù Hội nghị Copenhagen kết thúc chỉ với một bản ghi nhớ của một nhóm nước, nhưng qua đấy cho thấy triển vọng có một thỏa thuận mang tính pháp lý hợp lý và hiệu quả hơn về cắt giảm khí nhà kính là rất lớn khi có sự tham gia của 2 nước có lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới là Trung Quốc và Mỹ. Nếu thỏa thuận này đạt được trong tương lai gần (tôi cho rằng với diễn biến biến đổi khí hậu như hiện nay không cho phép các nước trì hoãn lâu hơn nữa vì sẽ là quá muộn) thì thị trường các bon sẽ có những thay đổi cơ bản, đặc biệt là thay đổi trên quan hệ cung - cầu. Thứ nhất, theo các nhà khoa học, để giữ cho nhiệt độ bề mặt trái đất ổn định ở mức có thể kiểm soát được thì tổng lượng khí nhà kính phải cắt giảm trên phạm vi toàn cầu sẽ lớn hơn rất nhiều (từ 25 – 40%) và số các nước tham gia cắt giảm sẽ phải tăng lên. Thứ 2, Mỹ là nước có tổng lượng phát thải khí nhà kính rất lớn (chiếm gần 20% tổng lượng phát thải toàn cầu) sẽ tham gia thị trường với tư cách là một bên cầu lớn. Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, đặc biệt là Trung Quốc là nước có tổng lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất hiện nay (chiếm hơn 20% tổng lượng phát thải toàn cầu) sẽ chuyển từ bên “cung” sang bên cầu hoặc ít nhất là sẽ giảm khả năng cung cho thị trường các bon. Cả 2 yếu tố lớn này sẽ làm cho cán cân cung – cầu của thị trường các bon dịch chuyển mạnh theo hướng có lợi cho bên cung. Mặc dù sự suy giảm ngay sau Hội nghị Copenhagen vì một số nhà đầu tư mất lòng tin, nhưng với việc tăng cầu, giảm cung và trong bối cảnh khả năng cung của các nước còn lại còn rất hạn chế sẽ đẩy giá giao dịch 1 tấn các bon trên thị trường tăng mạnh trong tương lai.

PV. Việt Nam nên có chiến lược như thế nào để tham gia có hiệu quả vào thị trường các bon sôi động này?

Việt Nam tham gia thị trường các bon với tư cách bên “cung” với thị phần tương đối nhỏ. Tuy nhiên, tiềm năng lại rất lớn nếu phân tích các yếu tố cơ bản để Việt Nam tham gia tích cực và có hiệu quả vào thị trường này. Thứ nhất, nếu xét về lượng phát thải khí nhà kính trên đầu người thì Việt Nam đang nằm trong số các nước có mức phát thải thấp, còn có khoảng cách xa so với mức phát thải đầu người trung bình trên thế giới hiện nay (khoảng gần 1 tấn/người trong khi trung bình hiện nay trên thế giới là 4,5 tấn/người). Thứ 2, nếu so với năm 1990 thì Việt Nam là nước có tốc độ gia tăng phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới (hơn 440%) nên tổng lượng khí nhà kính có thể cắt giảm trong thời gian tới là tương đối lớn. Thứ 3, Việt Nam đang sử dụng chủ yếu năng lượng hóa thạch với trình độ công nghệ tương đối lạc hậu so với thế giới nên khả năng cải tiến công nghệ để giảm thiểu phát thải khí nhà kính cũng rất lớn (chi phí giảm 1 tấn khí nhà kính sẽ thấp). Bên cạnh đó, Chính phủ đang có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kính tế theo hướng bền vững, có chú ý đến phát triển các ngành kinh tế ít các bon cũng là yếu tố có lợi cho việc tham gia thị trường các bon. Thứ 4, Việt Nam có nhiều hệ sinh thái có khả năng hấp thụ các bon (các hệ sinh thái có khả năng hấp thụ đến 21% tiềm năng giảm khí nhà kính toàn cầu), đặc biệt là các hệ sinh thái rừng, chuyển đổi sử dụng đất bền vững cũng giúp Việt Nam đóng góp tích cực cho việc giảm khí nhà kính.

Ngành tài nguyên và môi trường đang trong tiến trình đẩy mạnh kinh tế hóa, tôi cho rằng với 4 yếu tố cơ bản như phân tích ở trên, nếu Việt Nam chú trọng tăng cường năng lực, tạo điều kiện thuận lợi, có các chính sách ưu tiên phù hợp, lường trước những mặt tiêu cực thì lợi ích của Việt Nam thu được từ việc tham gia thị trường các bon toàn cầu là rất lớn.

 

Theo Báo Tài nguyên và Môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Lời nguyền tài nguyên hay hệ quả của nền quản trị kém?

25-5-2010

Điểm chung giữa các nhà lý thuyết về lời nguyền tài nguyên là một nền quản trị kém đóng vai trò là một nhân tố quan trọng để giải thích lời nguyền tài nguyên.

Lời nguyền tài nguyên liệu có tránh được?

27-5-2010

Lời nguyền tài nguyên là có thật, thế nhưng nó không phải là tất yếu của một nước có tài nguyên, mà phụ thuộc vào mỗi quốc gia làm gì để tránh bẫy tài nguyên này.

Việt Nam với lời nguyền tài nguyên

7-6-2010

Phụ thuộc khá nhiều vào lợi nhuận từ các nguồn tài nguyên, Việt Nam có nguy cơ mắc phải lời nguyền tài nguyên hay căn bệnh Hà Lan nếu không có các biện pháp quản lý vĩ mô tốt.

Hạn chế trong quy định hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

7-6-2010

Trong thời gian qua, hàng loạt các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được phát hiện với mức độ nghiêm trọng ở nhiều tỉnh, thành khác nhau trong cả nước, thể hiện tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp.

Triển khai thực hiện chủ trương kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường

10-6-2010

Kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường là chủ trương lớn được Bộ TNMT tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh triển khai trong năm 2010 và trong những  năm tới trên 2 hướng chủ đạo:

Nghiên cứu tóm tắt về Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường

10-6-2010

Bồi thường thiệt  hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) năm 1993, theo đó "tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của  pháp luật".

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về biển của một số nước

12-7-2010

Để có nguồn nhân lực cao trong quản lý tổng hợp biển, đảo, đội ngũ nhân lực phải được đào tạo một cách bài bản, có khả năng điều tra, nghiên cứu để tìm ra các quy luật tự nhiên, xã hội tại các vùng biển, hải đảo và áp dụng có hiệu quả các kiến thức nắm được vào việc quản lý khai thác bền vững các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

Nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường của chủ thể khai thác khoáng sản

27-7-2010

Hiện nay, hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, nhanh, đồng nghĩa với trữ lượng khoáng sản của nước ta ngày càng cạn kiệt và mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra càng thêm trầm trọng.

Một số mô hình quản lý chiến lược nguồn nhân lực

10-8-2010

Xây dựng mô hình quản lý chiến lược nguồn nhân lực đòi hòi doanh nghiệp phải xây dựng các mục tiêu, chiến lược và chính sách nhân lực phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình.

Tổng quan về xu hướng, hiện trạng Chính sách/Chiến lược biển một số nước trên thế giới và vấn đề đặt ra trong công tác sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển tại nước ta.

20-8-2010

Khi loài người bước vào thế kỉ 21, thực tế cho thấy rằng các chính sách, chiến lược về quản lý tổng hợp biển, ngày càng trở nên cần thiết để bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển.

Từ vụ Vedan: nhìn nhận những khuyết tật của hệ thống pháp lý

24-8-2010

Thời hiệu khởi kiện trong vụ Vedan đã gần hết. Dùng dằng mãi cho đến nay, người nông dân mòn mỏi chờ thiện chí của doanh nghiệp để tìm một lối ra đơn giản, ít tốn kém và thỏa đáng cho cuộc đôi co thông qua thương lượng.

Dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam

15-9-2010

Hiện nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa X) đã công bố và đang tổ chức lấy ý kiến góp ý