ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày đăng: 30 | 10 | 2023

Thích ứng với BĐKH là một trong hai nội dung quan trọng đối với ứng phó BĐKH, việc quy định nội dung thích ứng với BĐKH trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là hết sức cần thiết trong bối cảnh mới của sự thay đổi nhanh chóng của thiên nhiên do BĐKH. Như vậy, việc sử dụng đất sẽ hiệu quả hơn, phòng tránh những rủi ro do BĐKH gây ra.

    1. Đặt vấn đề

    Hội nghị lần thứ Năm của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Tại Nghị quyết này, liên quan đến nội dung “thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)” trong Mục “2.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” yêu cầu “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện, đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm quốc phòng, an ninh; BVMT, thích ứng với BĐKH”. Điều này có nghĩa trong nội dung của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đối với các nội dung liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần thể hiện được yêu cầu về “thích ứng với BĐKH”Sau đây là một số xem xét, góp ý cho nội dung thích ứng với BĐKH trong Dự thảo Luật (sửa đổi).

    2. Xem xét những nội dung “thích ứng BĐKH” trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

    Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nội dung “thích ứng BĐKH” được thể hiện trong Chương V về “ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” tại Điều 60 “Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” Mục 6 “Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và BVMT, thích ứng với BĐKH, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, độ che phủ rừng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh”. Như vậy, về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với, cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện phải có nội dung thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, trong các điều khoản 64, 65, 66 và một số điều khoản khác không thể hiện nội dung “thích ứng với BĐKH”, như vậy sẽ khó triển khai trong thực tiễn đối với việc sử dụng đất do những tác động của BĐKH.

3. Một số góp ý tiếp tục hoàn thiện nội dung thích ứng với BĐKH đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

    Thứ nhất, BĐKH liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được xác định rõ ràng ở những khía cạnh nào như ảnh hưởng đến diện tích sử dụng đất do nước biển dâng, nhiệt độ tăng, tính dị thường của thời tiết là những căn cứ quan trọng để đưa vào quy định trong nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

    Thứ hai, thường sau một thời gian nhất định Bộ TN&MT công bố kịch bản BĐKH quốc gia, chi tiết đến cấp tỉnh, do vậy căn cứ vào kịch bản BĐKH là cơ sở đưa vào quy định trong Luật của quy hoạch sử dụng đất.

    Thứ ba, tùy theo loại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ cấp quốc gia, cấp tỉnh hay cấp huyện để có những điều khoản quy định phù hợp cho từng cấp về thích ứng với BĐKH.

    Thứ tư, tác động của BĐKH đến sử dụng đất ở từng vùng, từng địa phương trong cả nước là khác nhau, do vậy khi đưa vào quy định trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng phải lưu ý tới điểm này, chẳng hạn vùng ven biển và đồng bằng chịu ảnh hưởng của nước biển dâng, vùng miền núi là khô hạn, thay đổi nền nhiệt độ ảnh hưởng tới chế độ sử dụng đất, nhất là đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Để có những quy định phù hợp cần tham vấn với các địa phương chịu tác động năng nề của BĐKH. Mặt khác, tác động của BĐKH bên cạnh những tác động có tính tiêu cực, cũng có những vùng miền và địa phương có những tác động tích cực, như vậy quy định trong luật thích ứng với BĐKH cũng cần chú ý tới điều này.

    Thứ năm, diễn biến của BĐKH xảy ra cả trong ngắn hạn và dài hạn ảnh hưởng đến sử dụng đất, do đó trong quy định của pháp luật đối với thích ứng của BĐKH trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần hết sức lưu ý.

    Thứ sáu, thích ứng với BĐKH trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào từng cấp độ, từng loại hình thích ứng, do vậy việc quy định trong luật cũng cần phải hết sức lưu ý, nhất là chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Như vậy, mối quan hệ giữa các chương mục trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng cần phải được xem xét thấu đáo trong mối quan hệ với nhau liên quan đến thích ứng với BĐKH.

    Thứ bảy, đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nội dung các điều khoản đưa vào trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thích ứng với BĐKH phải phù hợp với các quy định đã có trong các luật liên quan khác đã ban hành như Luật quy hoạch, Luật BVMT năm 2020 và các luật khác.

    Thích ứng với BĐKH là một trong hai nội dung quan trọng đối với ứng phó BĐKH, việc quy định nội dung thích ứng với BĐKH trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là hết sức cần thiết trong bối cảnh mới của sự thay đổi nhanh chóng của thiên nhiên do BĐKH. Như vậy, việc sử dụng đất sẽ hiệu quả hơn, phòng tránh những rủi ro do BĐKH gây ra.

    4. Kết luận

    Thích ứng với BĐKH trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lần đầu tiên đưa vào quy định trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là cần thiết và đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022. Tuy nhiên, mới có quy định ở mục nguyên tắc là chưa đủ, cần cụ thể hóa và bổ sung trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, vùng, tỉnh và huyện, những quy định đưa vào từng loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần phản ánh đầy đủ các yêu cầu, tính chất và tính đặc trưng của BĐKH, tính vùng miền để đảm bảo yêu cầu tính khả thi trong thực tiễn.

Nguyễn Thế Chinh

Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN), Bộ TN&MT

(Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số Chuyên đề Tiếng Việt II/2023)

NỘI DUNG KHÁC

Kinh nghiệm quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới

31-10-2023

 Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, vì vậy, để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định quản lý cụ thể. Việt Nam là đất nước đang phát triển với tốc độ đô thị hóa nhanh, do đó, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đất đai của một số nước trên thế giới, từ đó đề xuất những gợi ý cho Việt Nam là việc làm có ý nghĩa trong quá trình đưa nước ta đô thị hóa theo hướng bền vững.

Một số giải pháp đối với diện tích đất chưa thỏa thuận được trong thực hiện cơ chế tự thỏa thuận

3-11-2023

Cơ chế tự thỏa thuận là cơ chế mà chủ đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (các dự án thực hiện theo cơ chế thỏa thuận là những dự án không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai 2013). Bài viết phân tích những khó khăn vướng mắc, nguyên nhân khi áp dụng cơ chế tự thỏa thuận, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cụ thể để xử lý đối với diện tích đất chưa thỏa thuận được trong quá trình thực hiện.

Quá trình sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh và định hướng giải pháp

7-11-2023

Việc sắp xếp, đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý đối với các nông, lâm trường quốc doanh là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện trong nhiều năm trở lại đây. Bài báo đánh giá quá trình hình thành, sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh trong giai đoạn 2004-2014 và 2014-2020, từ đó khuyến nghị những định hướng giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu mà Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu ra.

Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thống kê, kiểm kê đất đai trong thời gian tới

8-11-2023

    Bài viết nhằm mục đích đánh giá khái quát thực trạng thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai theo Thông tư số 27/TT-BTNMT, những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thống kê, kiểm kê đất đai. Để đạt được mục tiêu trên, cần tiến hành phân tích khái quát thực trạng thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thống kê, kiểm kê đất đai trong thời gian tới.

Chính sách về “tẩy xanh” của Liên minh châu Âu và một số gợi mở cho Việt Nam

9-11-2023

Bài viết này phân tích bối cảnh ra đời và nội dung của một số chính sách liên quan đến “tẩy xanh” của Liên minh châu Âu và đề xuất một số chính sách đối với Việt Nam.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích các bên

10-11-2023

  Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình. Qua quá trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và thi hành Luật Đất đai, cơ chế, chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã có những đổi mới, mang tính đột phá, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tiễn, công tác bồi thường hiện nay còn một số bất cập dẫn đến tình trạng khiếu nại và khởi kiện xảy ra nhiều nơi. Trong phạm vi bài báo, nhóm tác giả phân tích thực trạng và đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích các bên.

Tiếp cận kinh tế tuần hoàn cho lĩnh vực du lịch đô thị

20-11-2023

Chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới như Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc và cả các quốc gia ASEAN bởi chính những lợi ích về kinh tế và môi trường. Thực hiện KTTH có thể xem là một trong những giải pháp đột phá để giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường trong bối cảnh phát triển công nghiệp, đô thị, thay đổi về tiêu dùng và lối sống. Du lịch nói chung, du lịch đô thị nói riêng có những đặc trưng riêng và chứa đựng tiềm năng áp dụng KTTH ở cả khía cạnh cung, cầu của hoạt động du lịch. Bằng việc nghiên cứu, phân tích đặc điểm của du lịch khu vực đô thị ở Việt Nam, nghiên cứu đã đề xuất được các nhóm giải pháp để tiếp cận áp dụng KTTH từ các khía cạnh cung và cầu của dịch vụ du lịch.

Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội và giải pháp xử lý

27-11-2023

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí (ÔNKK) tại một số địa phương, đặc biệt là Hà Nội ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia về môi trường không khí (MTKK), ÔNKK tại Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc chủ yếu là ô nhiễm bụi PM2,5 - “sát thủ vô hình”, bởi chưa thấy ngay tác hại và khó nhìn thấy về mặt trực quan. Việc đo lường chất lượng không khí phải dùng đến các công cụ phức tạp; hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng phải rất lâu về sau mới thấy tác hại. Theo đánh giá, bụi PM2,5 - loại bụi được coi là tử thần trong không khí khi có thể đi sâu vào phổi, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là với đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em. Nguyên nhân gây ô nhiễm MTKK ở Hà Nội được xác định là do các nguồn thải từ hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động dân sinh khác…

Một số vướng mắc trong thực hiện cơ chế chuyển nhượng quyền phát triển không gian ở Việt Nam

27-11-2023

Với sức ép từ quá trình đô thị hóa và thị trường hóa đất đai, nhiều mâu thuẫn đã phát sinh giữa quy hoạch quản lý và trật tự xây dựng; giữa công tác bảo tồn và phát triển; giữa quyền lợi của người sử dụng đất và quyền lực của tư bản thị trường. Nguyên nhân quan trọng được cho là thiếu sự đồng thuận từ các thành phần xã hội (chính quyền, doanh nghiệp và người dân) trong phát triển đô thị, từ đó khó có thể huy động tối đa nguồn lực (đất đai và tài chính) phục vụ phát triển đô thị. Cơ chế chuyển nhượng quyền phát triển được xem là một giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục những vấn đề trên. Vì vậy, bài viết làm rõ thế nào là cơ chế chuyển nhượng quyền phát triển không gian và những vướng mắc khi áp dụng ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Xây dựng danh mục phân loại xanh cho Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế

27-11-2023

Trong khoảng 20 năm gần đây, thúc đẩy thị trường tài chính xanh đang trở thành một xu hướng nổi bật và được áp dụng rộng rãi và trở thành xu hướng phổ biến trên thị trường tài chính quốc tế. Trên thế giới, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… đã quan tâm phát triển các nguồn tín dụng xanh để cho các dự án “xanh” vay, vì hoạt động tín dụng này sẽ đạt được mục tiêu kép là bảo vệ môi trường (BVMT) và giảm rủi ro khi cho vay (do dự án ít rủi do về môi trường).

Ô nhiễm vi nhựa trong không khí: Hiện trạng và một số đề xuất giải pháp

29-11-2023

 Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp các thông tin tổng quan về ô nhiễm vi nhựa trong môi trường không khí và các rủi ro sức khỏe. Các phương pháp được sử dụng bao gồm tổng hợp, phân tích, đánh giá tổng quan tài liệu từ những nghiên cứu mới nhất dựa trên các cơ sở dữ liệu quốc tế Web of Science và Scopus. Kết quả cho thấy ô nhiễm vi nhựa trong không khí là vấn đề quan trọng đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Nhựa có thể tồn tại dưới dạng hạt kích thước nhỏ (< 5 mm) trong không khí và phân tán đến các khu vực xa xôi thông qua gió và quá trình khí quyển khác. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Nguyên nhân sâu xa nhiễm bẩn vi nhựa do sự sản xuất và tiêu thụ nhựa lớn, xả thải chất thải nhựa không kiểm soát, các quá trình vận chuyển, hiện tượng mưa nhựa và các yếu tố thời tiết khác. Qua đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm vi nhựa trong không khí, bao gồm áp dụng các giải pháp chính sách - quản lý, kỹ thuật - tài chính, giáo dục - truyền thông như nâng cao ý thức cộng đồng, giảm sử dụng nhựa, tái chế và xử lý chất thải nhựa, thúc đẩy và sử dụng các sản phẩm thân thiện với thiên nhiên, môi trường.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất xanh nhằm phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu

29-11-2023

 Đẩy mạnh sản xuất xanh là xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế, trong khi vẫn duy trì sự bền vững về môi trường. Nó có vai trò rất quan trọng và có tính quyết định để bảo vệ môi trường (BVMT), bảo đảm ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển bền vững (PTBV).