ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội và giải pháp xử lý

Ngày đăng: 27 | 11 | 2023

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí (ÔNKK) tại một số địa phương, đặc biệt là Hà Nội ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia về môi trường không khí (MTKK), ÔNKK tại Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc chủ yếu là ô nhiễm bụi PM2,5 - “sát thủ vô hình”, bởi chưa thấy ngay tác hại và khó nhìn thấy về mặt trực quan. Việc đo lường chất lượng không khí phải dùng đến các công cụ phức tạp; hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng phải rất lâu về sau mới thấy tác hại. Theo đánh giá, bụi PM2,5 - loại bụi được coi là tử thần trong không khí khi có thể đi sâu vào phổi, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là với đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em. Nguyên nhân gây ô nhiễm MTKK ở Hà Nội được xác định là do các nguồn thải từ hoạt động giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động dân sinh khác…

    Thực trạng đáng báo động

    Thông tin từ Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT) cho thấy, chất lượng không khí ở Hà Nội có sự khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa. Vào mùa khô, từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, tại một số khu vực đặt trạm quan trắc như: Minh Khai, Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm), Hàng Đậu (quận Hoàn Kiếm), Thành Công (quận Ba Đình), Chi cục BVMT (quận Cầu Giấy)… Chỉ số chất lượng không khí (AQI) dao động ở ngưỡng từ 101 (mức kém) đến dưới 200 (mức xấu), một số ngày vượt ngưỡng 200 (mức rất xấu), gây hại cho sức khỏe. Mùa mưa, chỉ số AQI được cải thiện theo hướng tốt hơn.

    Theo Báo cáo của Chi cục BVMT Hà Nội, có nhiều nguồn gây ô nhiễm MTKK. Cụ thể, toàn Thành phố có 17 khu công nghiệp; khoảng 806 làng có nghề, trong đó có 318 làng được công nhận làng nghề; hơn 770 nghìn xe ô tô, gần 6 triệu xe máy lưu thông hằng ngày. Đây chính là nguồn phát thải khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường, trực tiếp khiến cho tình trạng ô nhiễm MTKK ngày càng tăng. Bên cạnh đó, hoạt động đốt rơm rạ, rác thải sinh hoạt của người dân không được kiểm soát cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm MTKK. Kết quả quan trắc của Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2022 cho thấy, các hoạt động này tại Hà Nội đã phát thải ra MTKK 758 tấn bụi mịn PM2.5, hơn 8.400 tấn khí CO và gần 110.000 tấn khí CO2, gây ô nhiễm MTKK nghiêm trọng… Kết quả giám sát vào tháng 3/2023 của Ban Đô thị, HĐND TP. Hà Nội chỉ ra, trên địa bàn Thành phố hiện có nhiều nguồn khí thải lớn ra môi trường, từ phương tiện giao thông, sản xuất làng nghề, hoạt động tại các cụm công nghiệp. Trong khi đó, một số địa phương chưa vào cuộc quyết liệt nên tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch, tái sử dụng bếp than tổ ong, đốt rác thải sinh hoạt vẫn tiếp diễn, ý thức BVMT của một số người dân còn hạn chế.

    Ngoài ra, do quỹ đất hạn hẹp, một số địa phương chưa có điểm trung chuyển, phải sử dụng điểm tập kết rác thải ở mặt đường, gây cản trở giao thông. Một số huyện gặp khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải do hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, đường ngõ hẹp, vẫn còn tình trạng đổ rác và đốt rác không đúng nơi quy định. Đặc biệt, tình trạng các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng không che chắn, phát tán bụi ra môi trường khá phổ biến. Việc kiểm soát khí thải của phương tiện giao thông (nhất là xe máy) cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, mặc dù các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý, song tình trạng đổ trộm đất, phế thải, lôi kéo đất cát, vi phạm vệ sinh môi trường… chưa được giải quyết triệt để.

    Báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội cho thấy, hiện nay, Sở đang quản lý vận hành 34 trạm quan trắc không khí và 1 xe quan trắc không khí lưu động tự động liên tục tại khu xử lý chất thải Nam Sơn. Trong năm 2022, Sở đã phối hợp với Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc lắp đặt 2 trạm quan trắc cố định và 30 trạm quan trắc cảm biến trên địa bàn Thành phố; tiếp nhận, giám sát dữ liệu quan trắc từ 13 trạm quan trắc khí thải của 8 đơn vị sản xuất trên địa bàn Hà Nội. Kết quả phân tích từ 34 trạm quan trắc của Sở TN&MT Hà Nội từ đầu năm 2023 đến nay cho thấy, chỉ số chất lượng MTKK trên địa bàn Thành phố có sự khác biệt giữa các loại hình và khu vực quan trắc. Cụ thể, ở khu vực nông thôn, chất lượng không khí được cải thiện nhất, với tỷ lệ ngày tốt và trung bình là 98,6%; khu vực đô thị, cận đô thị, tỷ lệ ngày tốt, trung bình là 80,9%, còn lại là ngày kém và xấu. Trong khi đó, quan trắc đối với loại hình giao thông cho thấy, tỷ lệ ngày tốt và trung bình là 63%, còn lại là ngày kém, xấu và rất xấu. Những ngày chất lượng không khí từ mức kém đến mức rất xấu có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

    Thực hiện đồng bộ các giải pháp

    Nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát ÔNKK, thời gian qua, UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp. Trong đó, Thành phố giao Sở TN&MT “Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng MTKK cấp tỉnh” theo hướng dẫn của Bộ TN&MT trong giai đoạn 2021 2025. Trên cơ sở đó, Sở TN&MT Hà Nội tiến hành kiểm kê, lượng hóa các nguồn gây ô nhiễm để triển khai giải pháp cụ thể, phù hợp về chính sách và công nghệ.

    Thực hiện nhiệm vụ được giao, Sở TN&MT Hà Nội đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra xử lý các vi phạm pháp luật về BVMT, trong đó, có các nội dung về MTKK. Năm 2020 - 2021, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của Thành phố đã kiểm tra, thanh tra tại 3.670 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 2.508 cơ sở/trường hợp với tổng số tiền phạt là hơn 21 tỷ đồng. Ngoài ra, Thanh tra Sở Giao thông và Vận tải đã kiểm tra, xử lý 47.419 phương tiện vận tải vi phạm vệ sinh môi trường, phạt tiền gần 150 tỷ đồng; tạm giữ 627 phương tiện; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 4.672 trường hợp.

    Bên cạnh đó, UBND TP. Hà Nội giao Sở Giao thông - Vận tải triển khai hiệu quả Đề án “Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030”; nghiên cứu xây dựng, triển khai Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn Thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông để hạn chế số lượng xe cơ giới.

    Như đã nói ở trên, trong các nguồn gây ô nhiễm MTKK trên địa bàn TP. Hà Nội, hoạt động đốt rơm rạ, rác thải sinh hoạt của người dân không được kiểm soát được xem là một trong những nguồn chính. Kết quả quan trắc của Trung tâm Nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) trong năm 2022 cho thấy, các hoạt động này tại Hà Nội đã phát thải ra MTKK 758 tấn bụi mịn PM2.5, hơn 8.400 tấn khí CO và gần 110.000 tấn khí CO2 .

    Để giải quyết bài toán này, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Chỉ thị yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND thành phố trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện, đảm bảo không còn hoạt động đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định trên địa bàn. Các quận, huyện, thị xã cũng đã có văn bản, kế hoạch liên quan để giảm thiểu tối đa tình trạng đốt rơm rạ, nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm MTKK. Đồng thời, khuyến khích các hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất nông nghiệp tận dụng nguồn rơm rạ sau thu hoạch lúa làm thức ăn cho gia súc, tận dụng rơm rạ để sản xuất nấm rơm giúp tăng thêm thu nhập; tận dụng rơm rạ để ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng. Vỏ trấu cũng được đưa vào phục vụ sản xuất nông sản sạch như sản xuất trấu viên để xuất khẩu, từ đó giúp giảm thiểu ô nhiễm MTKK thay vì trước đây phải bỏ đi.

    Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền người dân đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong việc thu gom, vận chuyển rơm rạ. Khuyến cáo việc ứng dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp, sản xuất nấm… góp phần giảm thiểu ô nhiễm MTKK. Theo đó, nhiều HTX ở thủ đô cũng đã đầu tư mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm. Không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, việc thu gom rơm rạ bằng máy cuốn rơm còn hạn chế ô nhiễm MTKK, rơm rạ được thu gom để sử dụng trong chăn nuôi, làm nấm, che phủ đất để trồng cây, chế biến phân hữu cơ, giảm lượng rơm phơi trên đường, làm cho đường làng ngõ xóm sạch hơn.

    Hiện tại, TP. Hà Nội cũng đang xây dựng cơ chế khuyến khích các HTX áp dụng mô hình sản xuất sạch, hỗ trợ kinh phí mua chế phẩm xử lý rơm rạ, mua máy cuốn ép rơm, giới thiệu mô hình hợp tác thu gom rơm rạ sau thu hoạch phù hợp với điều kiện của từng huyện, thị xã để ứng dụng, triển khai, định hướng, khuyến khích phát triển các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tận dụng rơm rạ trong sản xuất, góp phần quan trọng giảm thiểu ô nhiễm MTKK…

    Có thể nói, việc giải quyết các thách thức và thực hiện hiệu quả giải pháp giảm thiểu ÔNKK vừa là yêu cầu cấp thiết, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững cho Hà Nội. Để đạt được mục tiêu, bên cạnh quyết tâm của Hà Nội, cần có sự phối hợp của các tỉnh, thành phố lân cận trong triển khai giải pháp ngăn chặn, xử lý nguồn gây ÔNKK. Đồng thời, cần sự chung tay hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức quốc tế và các tầng lớp nhân dân để xây dựng Thủ đô Hà Nội xanh, sạch, đẹp, không ô nhiễm.

Bảo Bình

(Theo tapchimoitruong.vn)

 

NỘI DUNG KHÁC

Một số vướng mắc trong thực hiện cơ chế chuyển nhượng quyền phát triển không gian ở Việt Nam

27-11-2023

Với sức ép từ quá trình đô thị hóa và thị trường hóa đất đai, nhiều mâu thuẫn đã phát sinh giữa quy hoạch quản lý và trật tự xây dựng; giữa công tác bảo tồn và phát triển; giữa quyền lợi của người sử dụng đất và quyền lực của tư bản thị trường. Nguyên nhân quan trọng được cho là thiếu sự đồng thuận từ các thành phần xã hội (chính quyền, doanh nghiệp và người dân) trong phát triển đô thị, từ đó khó có thể huy động tối đa nguồn lực (đất đai và tài chính) phục vụ phát triển đô thị. Cơ chế chuyển nhượng quyền phát triển được xem là một giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục những vấn đề trên. Vì vậy, bài viết làm rõ thế nào là cơ chế chuyển nhượng quyền phát triển không gian và những vướng mắc khi áp dụng ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Xây dựng danh mục phân loại xanh cho Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế

27-11-2023

Trong khoảng 20 năm gần đây, thúc đẩy thị trường tài chính xanh đang trở thành một xu hướng nổi bật và được áp dụng rộng rãi và trở thành xu hướng phổ biến trên thị trường tài chính quốc tế. Trên thế giới, các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… đã quan tâm phát triển các nguồn tín dụng xanh để cho các dự án “xanh” vay, vì hoạt động tín dụng này sẽ đạt được mục tiêu kép là bảo vệ môi trường (BVMT) và giảm rủi ro khi cho vay (do dự án ít rủi do về môi trường).

Ô nhiễm vi nhựa trong không khí: Hiện trạng và một số đề xuất giải pháp

29-11-2023

 Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp các thông tin tổng quan về ô nhiễm vi nhựa trong môi trường không khí và các rủi ro sức khỏe. Các phương pháp được sử dụng bao gồm tổng hợp, phân tích, đánh giá tổng quan tài liệu từ những nghiên cứu mới nhất dựa trên các cơ sở dữ liệu quốc tế Web of Science và Scopus. Kết quả cho thấy ô nhiễm vi nhựa trong không khí là vấn đề quan trọng đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Nhựa có thể tồn tại dưới dạng hạt kích thước nhỏ (< 5 mm) trong không khí và phân tán đến các khu vực xa xôi thông qua gió và quá trình khí quyển khác. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Nguyên nhân sâu xa nhiễm bẩn vi nhựa do sự sản xuất và tiêu thụ nhựa lớn, xả thải chất thải nhựa không kiểm soát, các quá trình vận chuyển, hiện tượng mưa nhựa và các yếu tố thời tiết khác. Qua đó, nghiên cứu đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm vi nhựa trong không khí, bao gồm áp dụng các giải pháp chính sách - quản lý, kỹ thuật - tài chính, giáo dục - truyền thông như nâng cao ý thức cộng đồng, giảm sử dụng nhựa, tái chế và xử lý chất thải nhựa, thúc đẩy và sử dụng các sản phẩm thân thiện với thiên nhiên, môi trường.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất xanh nhằm phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu

29-11-2023

 Đẩy mạnh sản xuất xanh là xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế, trong khi vẫn duy trì sự bền vững về môi trường. Nó có vai trò rất quan trọng và có tính quyết định để bảo vệ môi trường (BVMT), bảo đảm ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển bền vững (PTBV).

Phát triển hài hoà với thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu

29-11-2023

Phát triển bền vững (PTBV), về mặt lý thuyết, được định nghĩa “là sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên” (UN, 1992); “là sự phát triển hài hòa giữa ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường/sinh thái” (UN, 2002). Tuy nhiên, trong thực tế, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, vẫn tập trung vào phát triển kinh tế, còn khía cạnh xã hội và sinh thái ít được chú ý hơn.

Tài nguyên nước thải và lợi ích khi tái sử dụng nước thải

25-12-2023

 Bài viết nêu lên lợi ích của việc tái sử dụng nước thải, bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất giải pháp để tăng cường tái chế, tái sử dụng nước thải trên toàn cầu trong thời gian tới.

Phát triển các mô hình kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp và tuần hoàn để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

26-12-2023

Phát triển các mô hình kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp và tuần hoàn đang nhận được sự hưởng ứng của nhiều quốc gia, cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới. Trong đó, kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang được xem là xu thế tất yếu, được các nước coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21. Phát triển các-bon thấp, hướng tới giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của nhân loại. Tại Hội nghị COP26, lần đầu tiên, thế giới đưa ra lộ trình cắt giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ. Để thực hiện lộ trình này, đòi hỏi tất cả các quốc gia phải nhanh chóng chuyển đổi sang phát triển phát thải thấp. Ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) đã chuyển sang một giai đoạn mới, đòi hỏi Việt Nam phải tham gia sâu và thực chất vào nỗ lực chung của toàn cầu.

Kết quả 10 năm thực hiện nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới

27-12-2023

    Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương được ban hành ngày 3/6/2013 tại Hội nghị lần thứ 7 khóa XI trong bối cảnh đất nước ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Nghị quyết đã đề ra những quyết sách lớn của Đảng trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta. Sau 10 năm thực hiện, công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả khả quan. Tuy vậy, vẫn còn những hạn chế, tồn tại, cần phải có những chủ trương, giải pháp mới phù hợp với yêu cầu phát triển của giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và những vấn đề đặt ra

27-12-2023

  Ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là những lĩnh vực được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác này, nhất là kể từ khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản đảm bảo phát triển bền vững

27-12-2023

 Triển khai Luật Quy hoạch và Luật Khoáng sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch này sẽ góp phần quan trọng phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác có sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu, tạo công ăn việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Quy hoạch định hướng tổng thể về mục tiêu phát triển dài hạn, cơ bản về quản lý khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng gắn với việc huy động các nguồn lực và giải pháp căn cơ theo lộ trình phát triển, đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả lợi ích kinh tế -xã hội và bảo vệ môi trường, gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng, hài hòa giữa lợi ích quốc gia, địa phương và doanh nghiệp.

Xây dựng đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

27-12-2023

Thị trường các-bon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và góp phần đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam. Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam được xây dựng nhằm giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương gắn với tiến độ, thời hạn cụ thể triển khai quy định pháp luật tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước.

Tăng cường quản lý ô nhiễm chất thải nhựa cho mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển

9-1-2024

Tăng cường quản lý chất thải nhựa nói chung và rác nhựa đại dương là một trong những nội dung quan trọng nhằm thực hiện Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015, Luật BVMT số 27/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020. Bài báo tập trung rà soát quy định liên quan, bước đầu đánh giá các kết quả đạt được và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý ô nhiễm chất thải làm từ nhựa cho mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển. Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.