ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc hành nghề khoan nước, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Ngày đăng: 20 | 02 | 2024

Bộ TN&MT đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

    Theo đó, để triển khai hiệu quả các quy định về việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, vừa bảo đảm khuyến khích tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ được nguồn nước, vừa bảo đảm được an sinh xã hội và bổ sung nguồn lực cho một số hoạt động bảo vệ nguồn nước, ngày 17/7/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30/3/2021. Sau 7 năm triển khai thực hiện quy định về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước tiếp tục được tăng cường hiệu lực, hiệu quả; đã nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả. 

    Số liệu thống kê của Bộ TN&MT cho thấy, tính đến ngày 30/11/2023, Bộ đã phê duyệt được 681 quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước với tổng số tiền gần 10.200 tỷ đồng. Theo số liệu báo cáo của các tỉnh, thành phố tính đến ngày 30/11/2023, các tỉnh đã phê duyệt được tổng số tiền trên 400 tỷ đồng. Tính riêng trong năm 2019, theo số liệu của Tổng cục Thuế, số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thu được trên cả nước là hơn 1.653 tỷ đồng, trong đó giấy phép do Bộ TN&MT cấp thu được 1.497 tỷ đồng, giấy phép do địa phương cấp thu được 156 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, quá trình thực thi đã phát sinh những vướng mắc đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và cần quy định cụ thể đảm bảo trong quá trình thực thi như: Căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; thời điểm áp dụng giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; các trường hợp điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; quy định về thời điểm áp dụng giá tính tiền đối với trường hợp truy thu tiền; trình tự, thủ tục thực hiện truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước... Đặc biệt là bổ sung một số trường hợp thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước mà trước đó Luật Tài nguyên nước 2012 chưa quy định như sinh hoạt, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện tích năng.

    Đồng thời quy định sản lượng tính tiền cấp quyền đối với các trường hợp trên; quy định cụ thể một số trường hợp được miễn tiền cấp quyền khai thác nước (trong đó có khai thác nước để cấp cho sinh hoạt của người dân khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).

    Quy định về giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (cắt, giảm lượng nước khai thác hoặc tạm dừng có thời hạn hiệu lực của giấy phép; khai thác, sử dụng tuần hoàn, tái sử dụng nước; khai thác nước cho sản xuất nông nghiệp trong thời gian xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn…).

    Tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, Bộ TN&MT đã đề xuất 1 chương quy định về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (gồm 18 điều, từ Điều 44 - Điều 61).

    Chương này quy định những nội dung về: Trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 44); trường hợp không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 45); căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 46); mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (M) (Điều 47); công thức tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 48); sản lượng tính tiền cấp quyền khai thác (Điều 49); giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (G) (Điều 50); hệ số điều chỉnh (K) (Điều 51); thẩm quyền phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 52); trình tự, thủ tục tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 53); miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 54); giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 55); điều chỉnh, truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 56); thời hạn ra thông báo và nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 57); phương thức thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 58); trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Điều 59); trách nhiệm của các cơ quan trong công tác tính, thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 60); trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Điều 61).

An Vi

(Theo tapchimoitruong.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Tư duy chiến lược và tầm nhìn đột phá trong thúc đẩy chuyển đổi xanh ở Việt Nam

21-2-2024

Đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero) vào năm 2050 là mục tiêu phát triển tất yếu của thế giới và cũng là “luật chơi” mới về thương mại, đầu tư toàn cầu đã được xác lập kể từ sau Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (BĐKH) - COP26.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

22-2-2024

 Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT” đã đề ra giải pháp về khoa học và công nghệ (KH&CN) là “Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và BVMT” và nội dung giải pháp này đã được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/1/2014 của Chính phủ.

Quy hoạch không gian biển quốc gia: Tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo

23-2-2024

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km, với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, vùng biển rộng lớn đứng thứ 27 trong 157 quốc gia ven biển và các quốc đảo. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, diện tích biển của nước ta gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta được công nhận là vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị thế kinh tế, địa chính trị và quốc phòng, an ninh quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW của Đảng, Luật Đất đai (năm 2024) đã được hoàn thiện với nhiều nội dung đổi mới quan trọng

27-2-2024

Ngày 16/6/2022, tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao với 5 quan điểm, 3 mục tiêu, 6 nhóm giải pháp và 8 nhóm chính sách lớn trong hoàn thiện pháp luật về đất đai. Đây là cơ sở chính trị quan trọng, là kim chỉ nam, là chủ trương, định hướng chính sách cơ bản để xây dựng, hoàn thiện Luật Đất đai (sửa đổi) - Luật Đất đai (năm 2024).

Luật Tài nguyên nước 2023: Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, huy động nguồn lực và bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước

27-2-2024

   Luật Tài nguyên nước 2023 đã được Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua ngày 27/11/2023, với 468 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 94,74% tổng số đại biểu. Đây là bước tiến lớn trong tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước trong bối cảnh nguồn nước Việt Nam được đánh giá là “quá thừa, quá thiếu, quá bẩn” và bảo đảm tài nguyên nước được quản lý như tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo đúng tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Đánh giá mức độ phát thải khí nhà kính và đề xuất giải pháp giảm thiểu từ hoạt động canh tác lúa và chăn nuôi tại tỉnh Quảng Ninh

29-2-2024

Gia tăng hàm lượng các khí nhà kính (KNK) trong khí quyển đang góp phần đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Theo kết quả kiểm kê KNK của Việt Nam năm 2016, tổng lượng phát thải trong lĩnh vực nông lâm nghiệp (AFOLU) là 98,6 triệu tấn CO2 quy đổi (viết tắt là CO2e), chiếm khoảng 30% tổng lượng phát thải KNK toàn quốc (khoảng 316,7 triệu tấn CO2e). 

Ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và những vấn đề đặt ra

29-2-2024

 Ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Đây là những lĩnh vực được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác này, nhất là kể từ khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thúc đẩy thiết kế sinh thái hướng đến kinh tế tuần hoàn

1-3-2024

Với xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng, từ năm 2011 - 2021, Việt Nam có tốc độ tiêu thụ năng lượng sơ cấp tăng bình quân 7,2%/năm, trong đó 55,8% là than và khí đốt; thủy điện 16,44%; năng lượng tái tạo là 6,25% (2021). Sự phát triển kinh tế luôn đi kèm với các thách thức về môi trường như quản lý chất thải, cạn kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo. Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền ở Việt Nam, và ít nhất 10% trong số này đổ ra đại dương mỗi năm. Hầu hết các tác động đến môi trường hiện nay đều liên quan đến một quá trình sản xuất, tiêu dùng sản phẩm nào đó.

Diễn biến môi trường trong bối cảnh bùng phát quy hoạch phát triển và mở rộng Hà Nội 15 - 20 năm qua và đề xuất các giải pháp cải thiện

5-3-2024

Với diện tích gần 3,4 nghìn km2 và dân số gần 9 triệu người, Hà Nội là thành phố (TP) trực thuộc Trung ương đông dân thứ hai cả nước. Trong bài báo này, tác giả chỉ bàn đến ô nhiễm của 3 thành phần môi trường chính: Môi trường không khí, môi trường nước mặt và chất thải rắn (CTR), trong bối cảnh quy hoạch phát triển TP. Hà Nội bùng phát trong thời gian 15-20 năm qua. Đó là những thành phần môi trường quan trọng nhất, có tác động trực tiếp và nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến phát triển ngành du lịch, kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế.

Liên kết đối tác thực hiện kinh tế tuần hoàn rác tại địa phương

5-3-2024

  Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, tổ chức, các cấp, các ngành trong việc thu gom, phân loại, vận chuyển rác thải, nhất là rác thải nhựa (RTN) đến nơi xử lý theo đúng quy định, góp phần BVMT, từ năm 2018 - 2023, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) đã thực hiện một số mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) rác thải sinh hoạt (RTSH), tập trung vào rác thải nhựa giá trị thấp (RTNGTT) tại Hà Nội và Đà Nẵng. Sau 5 năm triển khai thực hiện, đến nay, các mô hình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc phát hiện những vấn đề liên quan đến RTNGT.

Công nghệ sinh học xanh - Xu thế tất yếu của tương lai

7-3-2024

 Công nghệ sinh học xanh là xu thế tất yếu của tương lai để giải quyết các thách thức về môi trường, năng lượng, thực phẩm và y tế cho nhân loại. So với công nghệ sinh học truyền thống, công nghệ sinh học xanh có mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; nghiên cứu giảm ô nhiễm môi trường; ứng dụng trong các lĩnh vực năng lượng sạch, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Trên thế giới, công nghệ sinh học xanh đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng sinh học, xử lý ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học, nông nghiệp bền vững, y sinh học...

Một số giải pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

7-3-2024

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) đối với các lưu vực sông đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm, trong đó có công tác BVMT hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải (hệ thống Bắc Hưng Hải). Hệ thống Bắc Hưng Hải là công trình thủy lợi có vai trò quan trọng, phục vụ đa mục tiêu (sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, dân sinh) cho 4 tỉnh, TP: Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương, nhưng do tình trạng chất thải, nước thải xả vào các hệ thống công trình thủy lợi ngày càng gia tăng dẫn đễn tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.