ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Cần khắc phục ô nhiễm môi trường ở Việt Nam một cách quyết liệt và hiệu quả hơn

Ngày đăng: 17 | 04 | 2024

Đất nước ta sau gần 40 năm đổi mới, chúng ta còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là vấn đề phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

Đất nước ta sau gần 40 năm đổi mới (1986 - 2024), kinh tế phát triển đáng khích lệ, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế của Việt Nam ngày càng được đề cao trên trường quốc tế.

Trong mấy năm gần đây, Việt Nam đã vượt qua đại dịch Covid-19 và từng bước khắc phục một cách hiệu quả đi tới ổn định và phát triển và có nhiều triển vọng sáng sủa được các nước ghi nhận. Việt Nam ngày nay đã trở thành một trong 30 nền kinh tế lớn của thế giới, những thành quả đã đạt được dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành và sự nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp cùng mọi người dân yêu nước. Tuy nhiên, chúng ta còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là vấn đề phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường của đất nước.

Ông Vũ Vinh Phú – Chuyên gia kinh tế

Qua dư luận báo chí, các chuyên gia và dư luận nước ngoài cho chúng ta thấy tình hình môi trường Việt Nam chưa mấy khả quan trong giai đoạn hiện nay. Ô nhiễm không khí, đất, nước, rác thải nhựa,... đang ngày càng trở nên bức xúc với cuộc sống sinh hoạt của người dân và hoạt động của các doanh nghiệp cũng như việc cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài. Tôi cho đó là một thực tế cần khắc phục trong thời gian tới một cách hiệu quả và bền vững.

Chúng ta nên nhớ lại những bài học của các nước đi trước như Trung Quốc, Nhật Bản,... một khi tăng trưởng nóng dẫn tới việc giải quyết các phế thải sản xuất sinh hoạt,... không theo kịp với yêu cầu đề ra, chính vì vậy, các nước đó đã mất một thời gian dài hàng chục năm để khắc phục vấn đề này.

Từ tình hình nêu trên, thực tế Chính phủ, Bộ, ngành, các địa phương cũng rất quan tâm và có nhiều văn bản chỉ đạo để từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường ở Việt Nam trong một số năm tới. Tuy nhiên, để giải quyết một cách đồng bộ, hiệu quả, mang tính khoa học và thực tiễn cao, đem lại một môi trường sống và hoạt động lành mạnh hơn so với hiện nay quả là một bài toán không dễ gì khắc phục ngay được. Theo tôi, cần phải có những nhận thức và giải pháp cụ thể cho vấn đề này:

Thứ nhất, về mặt nhận thức, như trên đã trình bày, mọi người đều phải hiểu rằng nếu chúng ta để môi trường bị ô nhiễm thì sau này có mất hàng chục tỷ USD cũng không khắc phục được để trả lại được môi trường trong sạch ban đầu. Vì vậy, công tác phòng chống sớm và hiệu quả về ô nhiễm môi trường là quan trọng nhất.

Một khi đã nhận thức được vai trò của môi trường cần đầu tư kinh phí nhân lực, công nghệ, đủ sức để giải quyết vấn đề môi trường một cách cơ bản trong một mốc thời gian nhất định và không để tình hình ô nhiễm kéo dài thêm nhiều năm nữa, đồng thời chúng ta có thể học tập thêm ở các quốc gia khác để xử lý môi trường trong thời gian tới.

Thứ hai, cần khoanh vùng, chọn lựa xử lý dứt điểm các tác nhân môi trường quan trọng nhất, có quy mô ảnh hưởng rộng tới các vùng, các địa phương trên toàn quốc. Đặc biệt chú ý vấn đề ô nhiễm môi trường từ phương tiện giao thông như ô tô, xe máy và chất thải của các công nghiệp dệt, thuỷ sản, hoá chất, v.v... là những trọng điểm môi trường mà cần ưu tiên quan tâm và giải quyết.

Thứ ba, cần phát động một phong trào giữ gìn và bảo vệ môi trường rộng lớn trong toàn quốc, nâng cao ý thức tự giác, khép vào kỷ luật môi trường của từng người, từng doanh nghiệp và từng địa phương; chúng ta cần xác định đúng những địa chỉ chịu trách nhiệm, nhất là vai trò của người đứng đầu ở từng địa phương, từng doanh nghiệp. Việc phạt xử lý những vi phạm môi trường chỉ là thứ yếu, từ trước đến nay đã không giải quyết được cơ bản vấn đề xả thải trộm, vi phạm pháp luật về môi trường ở Việt Nam.

Với nhận thức đầy đủ về vấn đề môi trường cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao chất lượng sống cho nhân dân, tạo môi trường xanh sạch đẹp cho du lịch và đầu tư nước ngoài ngày càng thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam. Chúng ta phải từng bước tiến tới phát triển một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, thực hiện đầy đủ những cam kết của Chính phủ tại COP26 năm 2021.

Chúng ta tin tưởng rằng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự tự giác của các doanh nghiệp và mọi người dân Việt Nam thì chắc chắn việc cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường của chúng ta trong 5 đến 10 năm tới sẽ có những bước chuyển biến tích cực, làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhanh và bền vững.

Vũ Vinh Phú - Chuyên gia kinh tế

(Theo tainguyenvamoitruong.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Chính sách công nghiệp xanh hướng tới sự phát triển bền vững ở Việt Nam

21-4-2024

Công nghiệp xanh đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả của ô nhiễm môi trường. Trong thời gian tới, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm phát triển công nghiệp xanh, bảo đảm quá trình thực hiện có thể tối ưu hóa hiệu quả lợi ích từ cấp địa phương đến toàn bộ nền kinh tế, hướng tới sự phát triển bền vững.

Thị trường tín chỉ carbon: Lý luận và giải pháp

21-4-2024

Trong bối cảnh vận hành thị trường carbon dường như là tất yếu, việc cân nhắc đến tiềm năng phát triển thị trường carbon rừng của Việt Nam không chỉ là giải pháp đóng góp vào các mục tiêu giảm phát thải mà còn góp phần đem lại lợi ích kinh tế cho những người dân có sinh kế phụ thuộc vào rừng.

Nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam - Cơ hội và thách thức

22-4-2024

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra từ năm 2008, lúc đó trên thế giới nhận thấy sự cần thiết phải thúc đẩy kinh tế xanh và chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tháng 10/2008 đã đưa ra sáng kiến kinh tế xanh. Năm 2011, UNEP đưa ra định nghĩa về kinh tế xanh như sau: “Nền kinh tế xanh giúp cải thiện đời sống và công bằng xã hội, trong khi giảm đáng kể các rủi ro môi trường và khan hiếm nguồn lực sinh thái. Một nền kinh tế xanh có thể được coi là một nền kinh tế có lượng phát thải carbon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bao trùm xã hội”. Như vậy, một nền kinh tế xanh là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội.

Quản trị nguồn nhân lực xanh: Xu thế tất yếu cho mục tiêu phát triển bền vững

23-4-2024

Quản trị nguồn nhân lực là một trong những công việc quan trọng của quản lý tổ chức. Dưới góc độ bền vững, quản trị nguồn nhân lực xanh là yếu tố quan trọng nhất của sự bền vững. Bài viết này khái quát các hoạt động quản trị nguồn nhân lực xanh của các tổ chức, những hạn chế hoặc rào cản trong quản trị nguồn lực xanh, qua đó đề xuất một số sáng kiến tiềm năng cho các tổ chức xanh.

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Mã thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050

24-4-2024

Quy hoạch tổng hợp LVS Mã thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, có phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích LVS Mã nằm trong lãnh thổ Việt Nam thuộc địa giới hành chính các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An, được phân chia thành 8 tiểu vùng quy hoạch gồm: thượng sông Mã; trung sông Mã; Nam sông Mã - Bắc sông Chu; Bắc sông Mã; LVS Bưởi; LVS Âm; thượng sông Chu; Nam sông Chu.

Tổng quan hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường đối với tài nguyên nước và kiến nghị áp dụng cho Việt Nam

26-4-2024

 Hạch toán tài nguyên nước (TNN) là quá trình tổng hợp, tính toán, cân đối nguồn nước, xác định giá trị TNN trong các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh nguồn nước. Kết quả hạch toán TNN được sử dụng để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều hòa, phân phối và thực hiện các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích tại bàn, phân tích chính sách nhằm giới thiệu phương pháp, ý nghĩa hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường đối với TNN, từ đó kiến nghị áp dụng cho Việt Nam.

Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xanh tại Việt Nam

2-5-2024

 Nông nghiệp xanh (NNX) hiện được xem là hướng tiếp cận, là phương pháp mới trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm cân nhắc giữa sự phát triển sản xuất nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững (PTBV). NNX tập trung vào sử dụng các phương pháp canh tác thông minh, phân bón hữu cơ, giảm sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, đặc biệt là sử dụng công nghệ số để quản lý. Mục tiêu của NNX là tạo ra năng suất cao và bền vững, giảm tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng đời sống của người nông dân. Sản xuất NNX dựa trên tiền đề tôn trọng tự nhiên, với mục tiêu phối hợp giữa lợi ích về kinh tế - xã hội và sinh thái, đồng thời, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để tích cực tham gia vào quá trình phát triển, nhân giống. Thúc đẩy sản xuất xanh trong nông nghiệp mở ra cơ hội lớn, vừa góp phần nâng cao năng suất, vừa BVMT, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển NNX của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển NNX tại Việt Nam trong thời gian tới.

Định giá giá trị của nước ngọt và hệ sinh thái nước ngọt

4-5-2024

Nước là nguồn tài nguyên quý giá và được khai thác nhiều nhất trên thế giới, tuy nhiên, nguồn tài nguyên này luôn bị đánh giá thấp. Hiện nay, trên thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước lan rộng và ngày càng trầm trọng. Hàng tỷ người vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh, tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng, rủi ro về nước đối với nông nghiệp và công nghiệp đang leo thang và nhân loại đang mất đi các loài, hệ sinh thái nước ngọt ở mức báo động. Dân số, nền kinh tế và đô thị hóa ngày càng tăng đang gây thêm áp lực lên nguồn cung cấp nước và hệ sinh thái nước ngọt.

Thiết lập hiệp ước toàn cầu để bảo tồn các đại dương trên thế giới

4-5-2024

 Đại dương toàn cầu - các vùng biển trên Trái đất, bao gồm Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các đại dương phía Nam - cung cấp hơn một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở, đồng thời cung cấp lương thực và sinh kế cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài hoang dã kỳ diệu, từ sinh vật phù du nhỏ bé đến sinh vật lớn nhất từng tồn tại - cá voi xanh. Sự đa dạng đặc biệt của cuộc sống ở đại dương và những dịch vụ mà chúng cung cấp cho con người đã mang lại những giá trị to lớn. 

Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam

6-5-2024

Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) tự nhiên tại Việt Nam đã được thể chế hóa tại Điều 138 Luật BVMT năm 2020. Theo đó “tổ chức, cá nhân sử dụng DVHST tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng giá trị môi trường, cảnh quan do hệ sinh thái (HST) tự nhiên tạo ra để bảo vệ, duy trì và phát triển HST tự nhiên”.

Phát triển đô thị bền vững dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

7-5-2024

Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) trong phát triển đô thị bền vững đã và đang được coi như một giải pháp hữu hiệu tại nhiều đô thị trên thế giới khi phải đối mặt với những áp lực ngày càng lớn về phát triển kinh tế, cân bằng xã hội, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp tổng hợp tài liệu, phân tích kinh nghiệm ứng dụng KTTH thành công của một số đô thị như Thâm Quyến (Trung Quốc) và Tokyo (Nhật Bản), cũng như đánh giá thực trạng, điều kiện thực tiễn tại các đô thị trong nước, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng mô hình KTTH trong phát triển các đô thị tại Việt Nam theo hướng bền vững.

Tổng quan một số nghiên cứu về chất thải nhựa biển ở Việt Nam và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai

8-5-2024

Chất thải nhựa trên biển là một trong số chất ô nhiễm nguy hiểm, gây thiệt hại lớn tới môi trường, hệ sinh thái và các ngành kinh tế biển. Chính vì vậy, Việt Nam đã và đang thực hiện một số nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đang chỉ ở những giai đoạn đầu tiên, mang tính đơn lẻ, thiếu tính định hướng và hệ thống. Dựa trên việc thu thập tài liệu, dữ liệu; thống kê, phân tích và xử lý số liệu; tổng hợp kết quả phân tích liên quan đến chất thải nhựa trên biển ở Việt Nam, nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn khái quát một số nghiên cứu về chất thải nhựa biển ở Việt Nam, bao gồm:về định hướng (tác giả xem việc sử dụng từ định hướng có phù hợp không) nghiên cứu chất thải nhựa trên biển với các nội dung bao gồm: Mật độ phân bố, nguồn gốc chất nhựa, tác động của chất thải nhựa đến hệ sinh thái, và con người... trên kích cỡ loại nhựa là nhựa cỡ lớn và vi nhựa tại khu vực bờ biển, trầm tích, và cột nước biển. Từ đó, đề xuất các hướng nghiên cứu chất thải nhựa tại Việt Nam trong những năm tiếp theo như: Nghiên cứu về ảnh hưởng của chất thải nhựa; nghiên cứu về quan trắc, giám sát chất thải nhựa; nghiên cứu về phát triển công nghệ về chất thải nhựa...