ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam - Cơ hội và thách thức

Ngày đăng: 22 | 04 | 2024

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra từ năm 2008, lúc đó trên thế giới nhận thấy sự cần thiết phải thúc đẩy kinh tế xanh và chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tháng 10/2008 đã đưa ra sáng kiến kinh tế xanh. Năm 2011, UNEP đưa ra định nghĩa về kinh tế xanh như sau: “Nền kinh tế xanh giúp cải thiện đời sống và công bằng xã hội, trong khi giảm đáng kể các rủi ro môi trường và khan hiếm nguồn lực sinh thái. Một nền kinh tế xanh có thể được coi là một nền kinh tế có lượng phát thải carbon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bao trùm xã hội”. Như vậy, một nền kinh tế xanh là một nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội.

Năm 2012, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra định nghĩa: “Kinh tế xanh là phát triển kinh tế đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó giảm thiểu ô nhiễm và tác động đến môi trường, tăng cường khả năng phục hồi trước biến đổi tự nhiên, đẩy mạnh vai trò của quản lý nhà nước về môi trường và nguồn lực tự nhiên trong việc ngăn ngừa các thảm họa từ thiên nhiên”.

Hiện nay, kinh tế xanh được hiểu là sự kết hợp giữa ba yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, phát triển kinh tế xanh sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu bất bình đẳng xã hội, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sản xuất và tiêu dùng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững. 

Kinh tế xanh hướng đến cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao một cách toàn diện, những hoạt động sản xuất, kinh doanh trong xã hội luôn thân thiện với môi trường. Khi có sự cân bằng trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường sẽ tạo ra tính bền vững. Kinh tế xanh là một xu hướng tất yếu vì ngoài việc tạo ra việc làm, bảo đảm tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế xanh sẽ ngăn chặn ô nhiễm môi trường, nhiệt độ nóng lên trên toàn cầu và cạn kiệt nguồn tài nguyên.

Việt Nam đã có sự chuyển đổi trong mô hình phát triển, hướng tới nền kinh tế xanh, đây là một lựa chọn tất yếu, phù hợp với xu hướng chung trên toàn thế giới. Tuy nhiên, phát triển kinh tế xanh sẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Một trong những thách thức rất lớn khi chuyển dịch sang nền kinh tế xanh là một số ngành nhất định sẽ bị mất việc làm nhưng cũng sẽ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm mới, đặc biệt là các việc làm xanh, việc làm giúp nâng cao chuỗi giá trị sản xuất.

Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Chiến lược đưa ra mục tiêu “Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt đượcthịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu”. Trong đó đưa ra các mục tiêu cụ thể như giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; Xanh hóa các ngành kinh tế; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.

Quá trình phát triển kinh tế xanh sẽ tạo ra việc làm mới, trong đó thúc đẩy chuyển đổi các việc làm hiện tại sang việc làm xanh, đây vừa là cơ hội cũng như vừa là thách thức đối với việc đào tạo nguồn nhân lực để thích ứng với quá trình chuyển đổi này. Bên cạnh đó hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đối với người lao động bị mất việc làm trong quá trình chuyển đổi.

Trước hết cần hiểu rõ về việc làm xanh trong quá trình phát triển kinh tế xanh. Theo khái niệm của ILO năm 2016: Việc làm xanh là việc làm bền vững góp phần bảo tồn hoặc phục hồi môi trường, có thể là việc làm trong các lĩnh vực truyền thống như sản xuất và xây dựng, hoặc cũng có thể là việc làm trong các lĩnh vực truyền thống như sản xuất và xây dựng, hoặc cũng có thể là việc làm trong các lĩnh vực xanh mới nổi như năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng. Việc làm xanh giúp (1) Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu; (2) Hạn chế phát thải khí nhà kính; (3) Giảm thiểu chất thải và ô nhiễm; (4) Bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái; (5) Hỗ trợ thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh nêu rõ việc làm xanh là những việc làm bền vững góp phần bảo tồn hoặc khôi phục môi trường, việc làm xanh có thể là những công việc trong các ngành kinh tế truyền thống như chế biến, chế tạo và xây dựng, hoặc trong các ngành kinh tế xanh mới nổi như năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Một số cơ hội khi đáp ứng nguồn nhân lực phát triển kinh tế xanh:

- Tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong các ngành có liên quan trực tiếp tới giảm phát thải khí nhà kính, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên.

- Những lao động đáp ứng yêu cầu về việc làm xanh trong quá trình phát triển kinh tế xanh sẽ có cơ hội tăng thu nhập, nâng cao mức sống.

- Nguồn nhân lực sẽ đáp ứng các yêu cầu đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất trong phát triển kinh tế xanh, từ đó tác động nâng cao chuỗi giá trị của ngành trong quá trình chuyển đổi.

- Người lao động phải luôn tự nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, được đào tạo, bồi dưỡng thông qua các lớp và các khóa đào tạo nâng cao nhằm đáp ứng được trong quá trình phát triển kinh tế xanh.

- Nguồn nhân lực đáp ứng việc làm xanh cũng giúp đảm bảo cân bằng cung - cầu trên thị trường lao động về cả chất lượng và số lượng với xu hướng việc làm bền vững.

- Các việc làm xanh yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ năng cao hơn nhưng người lao động sẽ được trả mức lương cao hơn và việc làm xanh sẽ chuyển dần sang các nghề hiện nay còn nhiều lao động với trình độ, tay nghề thấp.

 Thách thức về nguồn nhân lực khi phát triển kinh tế xanh:

- Nhiều lao động bị mất việc làm trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh do chưa đáp ứng được chuyên môn phục vụ cho quá trình sản xuất mới. Ngoài ra người lao động còn bị mất việc khi thu hẹp quy mô sản xuất, giảm về mặt số lượng và nâng cao về mặt chất lượng khi các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng kinh tế xanh.

- Sự dịch chuyển của người lao động sang các lĩnh vực, các doanh nghiệp khác bởi xuất hiện nhiều cơ hội việc làm mới ở nhiều địa điểm khác nhau khi phát triển kinh tế xanh.

- Mặc dù phát triển kinh tế xanh hướng đến phát triển bền vững trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường nhưng cần phải luôn có sự điều chỉnh những thay đổi để đảm bảo về mặt xã hội liên quan đến người lao động tại các địa phương có các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng phát triển xanh.

- Chưa có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể đáp ứng được trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể khi chuyển đổi sang kinh tế xanh. Còn thiếu chương trình đào tạo có mục tiêu đối với những lao động mất việc làm và những lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Người lao động còn ít cơ hội tiếp cận được với các nguồn lực như dịch vụ công về y tế, giáo dục, điều này cũng ảnh hưởng đến tâm trí, thể chất của người lao động và làm giảm chất lượng nguồn nhân lực khi phát triển kinh tế xanh.

Như vậy, phát triển kinh tế xanh tạo ra nhiều cơ hội phát triển nguồn nhân lực, tuy nhiên lao động trong cá ngành truyền thống bị thu hẹp, giảm việc làm. Cần phải có các chính sách trong ngắn hạn về đạo tào lại và hỗ trợ mức lương đối với người lao động bị ảnh hưởng do giảm việc làm. Về dài hạn, cần đào tạo từ đầu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, phù hợp với yêu cầu trong các ngành chuyển đổi sang kinh tế xanh, đa dạng hóa chương trình đào tạo theo các lĩnh vực khác nhau.

Nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi để phát triển kinh tế xanh, cần phải có sự phối hợp giữa trường học, Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng cho người lao động. Ngoài ra cần phải có sự hỗ trợ và thực hiện đồng bộ giữa Chính phủ, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và các cơ quan, tổ chức liên quan khác.

Ngoài ra để nguồn nhân lực đáp ứng được quá trình phát triển kinh tế xanh cần phải thay đổi và đổi mới chương trình giáo dục đào tạo nghề, kỹ năng chuyên môn theo nhu cầu chuyển đổi xanh. Hỗ trợ đào tạo lại kỹ năng làm việc cho người lao động trong các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình xanh. Hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp nâng cao những kiến thức, nhận thức về hệ thống sinh thái, sự cần thiết phát triển kinh tế xanh và phát triển bền vững.

TS. Trần Thị Thu Hiền

(Theo vioit.gov.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Quản trị nguồn nhân lực xanh: Xu thế tất yếu cho mục tiêu phát triển bền vững

23-4-2024

Quản trị nguồn nhân lực là một trong những công việc quan trọng của quản lý tổ chức. Dưới góc độ bền vững, quản trị nguồn nhân lực xanh là yếu tố quan trọng nhất của sự bền vững. Bài viết này khái quát các hoạt động quản trị nguồn nhân lực xanh của các tổ chức, những hạn chế hoặc rào cản trong quản trị nguồn lực xanh, qua đó đề xuất một số sáng kiến tiềm năng cho các tổ chức xanh.

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Mã thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050

24-4-2024

Quy hoạch tổng hợp LVS Mã thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, có phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích LVS Mã nằm trong lãnh thổ Việt Nam thuộc địa giới hành chính các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An, được phân chia thành 8 tiểu vùng quy hoạch gồm: thượng sông Mã; trung sông Mã; Nam sông Mã - Bắc sông Chu; Bắc sông Mã; LVS Bưởi; LVS Âm; thượng sông Chu; Nam sông Chu.

Tổng quan hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường đối với tài nguyên nước và kiến nghị áp dụng cho Việt Nam

26-4-2024

 Hạch toán tài nguyên nước (TNN) là quá trình tổng hợp, tính toán, cân đối nguồn nước, xác định giá trị TNN trong các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh nguồn nước. Kết quả hạch toán TNN được sử dụng để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều hòa, phân phối và thực hiện các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích tại bàn, phân tích chính sách nhằm giới thiệu phương pháp, ý nghĩa hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường đối với TNN, từ đó kiến nghị áp dụng cho Việt Nam.

Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xanh tại Việt Nam

2-5-2024

 Nông nghiệp xanh (NNX) hiện được xem là hướng tiếp cận, là phương pháp mới trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm cân nhắc giữa sự phát triển sản xuất nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững (PTBV). NNX tập trung vào sử dụng các phương pháp canh tác thông minh, phân bón hữu cơ, giảm sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, đặc biệt là sử dụng công nghệ số để quản lý. Mục tiêu của NNX là tạo ra năng suất cao và bền vững, giảm tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng đời sống của người nông dân. Sản xuất NNX dựa trên tiền đề tôn trọng tự nhiên, với mục tiêu phối hợp giữa lợi ích về kinh tế - xã hội và sinh thái, đồng thời, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để tích cực tham gia vào quá trình phát triển, nhân giống. Thúc đẩy sản xuất xanh trong nông nghiệp mở ra cơ hội lớn, vừa góp phần nâng cao năng suất, vừa BVMT, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển NNX của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển NNX tại Việt Nam trong thời gian tới.

Định giá giá trị của nước ngọt và hệ sinh thái nước ngọt

4-5-2024

Nước là nguồn tài nguyên quý giá và được khai thác nhiều nhất trên thế giới, tuy nhiên, nguồn tài nguyên này luôn bị đánh giá thấp. Hiện nay, trên thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước lan rộng và ngày càng trầm trọng. Hàng tỷ người vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh, tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng, rủi ro về nước đối với nông nghiệp và công nghiệp đang leo thang và nhân loại đang mất đi các loài, hệ sinh thái nước ngọt ở mức báo động. Dân số, nền kinh tế và đô thị hóa ngày càng tăng đang gây thêm áp lực lên nguồn cung cấp nước và hệ sinh thái nước ngọt.

Thiết lập hiệp ước toàn cầu để bảo tồn các đại dương trên thế giới

4-5-2024

 Đại dương toàn cầu - các vùng biển trên Trái đất, bao gồm Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các đại dương phía Nam - cung cấp hơn một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở, đồng thời cung cấp lương thực và sinh kế cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài hoang dã kỳ diệu, từ sinh vật phù du nhỏ bé đến sinh vật lớn nhất từng tồn tại - cá voi xanh. Sự đa dạng đặc biệt của cuộc sống ở đại dương và những dịch vụ mà chúng cung cấp cho con người đã mang lại những giá trị to lớn. 

Thúc đẩy chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển và đất ngập nước tại Việt Nam

6-5-2024

Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (DVHST) tự nhiên tại Việt Nam đã được thể chế hóa tại Điều 138 Luật BVMT năm 2020. Theo đó “tổ chức, cá nhân sử dụng DVHST tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng giá trị môi trường, cảnh quan do hệ sinh thái (HST) tự nhiên tạo ra để bảo vệ, duy trì và phát triển HST tự nhiên”.

Phát triển đô thị bền vững dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam

7-5-2024

Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) trong phát triển đô thị bền vững đã và đang được coi như một giải pháp hữu hiệu tại nhiều đô thị trên thế giới khi phải đối mặt với những áp lực ngày càng lớn về phát triển kinh tế, cân bằng xã hội, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp tổng hợp tài liệu, phân tích kinh nghiệm ứng dụng KTTH thành công của một số đô thị như Thâm Quyến (Trung Quốc) và Tokyo (Nhật Bản), cũng như đánh giá thực trạng, điều kiện thực tiễn tại các đô thị trong nước, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng mô hình KTTH trong phát triển các đô thị tại Việt Nam theo hướng bền vững.

Tổng quan một số nghiên cứu về chất thải nhựa biển ở Việt Nam và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai

8-5-2024

Chất thải nhựa trên biển là một trong số chất ô nhiễm nguy hiểm, gây thiệt hại lớn tới môi trường, hệ sinh thái và các ngành kinh tế biển. Chính vì vậy, Việt Nam đã và đang thực hiện một số nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, các nghiên cứu đang chỉ ở những giai đoạn đầu tiên, mang tính đơn lẻ, thiếu tính định hướng và hệ thống. Dựa trên việc thu thập tài liệu, dữ liệu; thống kê, phân tích và xử lý số liệu; tổng hợp kết quả phân tích liên quan đến chất thải nhựa trên biển ở Việt Nam, nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn khái quát một số nghiên cứu về chất thải nhựa biển ở Việt Nam, bao gồm:về định hướng (tác giả xem việc sử dụng từ định hướng có phù hợp không) nghiên cứu chất thải nhựa trên biển với các nội dung bao gồm: Mật độ phân bố, nguồn gốc chất nhựa, tác động của chất thải nhựa đến hệ sinh thái, và con người... trên kích cỡ loại nhựa là nhựa cỡ lớn và vi nhựa tại khu vực bờ biển, trầm tích, và cột nước biển. Từ đó, đề xuất các hướng nghiên cứu chất thải nhựa tại Việt Nam trong những năm tiếp theo như: Nghiên cứu về ảnh hưởng của chất thải nhựa; nghiên cứu về quan trắc, giám sát chất thải nhựa; nghiên cứu về phát triển công nghệ về chất thải nhựa...

Phát triển giao thông phi động cơ nhằm góp phần giảm ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn ở Việt Nam

13-5-2024

Giảm phát thải khí nhà kính (KNK) từ các phương tiện cơ giới đường bộ đang là ưu tiên của nhiều Chính phủ và đô thị lớn trên thế giới. Trên thế giới đã có nhiều các giải pháp được đưa ra, trong đó hiệu quả nhất là giải pháp phát triển loại hình giao thông phi động cơ tại các thành phố (TP) lớn, điển hình là sử dụng xe đạp nhằm kết nối với các phương tiện công cộng khác trong đô thị. Tuy nhiên, để phát triển được loại hình này, Nhà nước cần ban hành chính sách, cơ chế… cũng như sự nâng cao nhận thức của người dân. Nghiên cứu phân tích thực trạng, kinh nghiệm giao thông phi động cơ trên thế giới và một số địa điểm dành cho xe đạp ở một số TP của Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp giao thông phi động cơ cho Việt Nam.

Nghiên cứu phương pháp đánh giá rủi ro khan hiếm nước

13-5-2024

Đánh giá rủi ro khan hiếm nước cần dựa trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường khác nhau. Bài báo đã đưa ra một số phương pháp đánh giá rủi ro khan hiếm nước phổ biến được áp dụng trong các nghiên cứu trên thế giới, bao gồm theo khung đánh giá rủi ro của IPCC (rủi ro khan hiếm nước quốc gia) và dựa trên nước ảo (rủi ro khan hiếm nước khu vực). Rủi ro khan hiếm nước dựa trên khung đánh giá rủi ro của IPCC được cấu tạo từ ba thành phần chính: hiểm họa, mức độ phơi bày và tính dễ bị tổn thương. Rủi ro khan hiếm nước dựa trên nước ảo là khả năng tổn thất sản lượng kinh tế trong một ngành do khan hiếm nước bao gồm tổn thất sản lượng trực tiếp và tổn thất sản lượng gián tiếp thông qua thương mại. Bài viết góp phần làm rõ nội hàm và tác động của khan hiếm nước, đồng thời cung cấp thêm công cụ hỗ trợ tăng cường hiệu quả của các chiến lược quản lý tài nguyên nước, hướng tới phát triển bền vững.

Nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng địa chất môi trường đô thị ở Việt Nam

14-5-2024

 Địa chất môi trường (ĐCMT) đô thị ứng dụng ba vấn đề chính: i) Các thành phần của môi trường địa chất (thành phần vật chất, các quá trình địa chất, địa hình địa mạo); ii) Hệ thống của đô thị (vị trí, yếu tố đầu vào, đầu ra, hệ thống giao thông); iii) Mối tương tác của môi trường địa chất với hoạt động đô thị. Trên cơ sở này, ĐCMT đô thị phục vụ công tác xác định tính tương thích giữa các thành phần tham gia trong quá trình phát triển đô thị, hạn chế tối thiểu những xung đột, đưa ra cơ sở khoa học sử dụng hợp lý không gian địa chất. Trong bài viết, với mục tiêu đưa ra cơ sở khoa học các dữ liệu gốc về tính chất vật lý, hóa học, không gian của các thành phần trong không gian địa chất phục vụ thu thập, điều tra và phân cấp theo nhu cầu để xác lập giá trị (điểm số) cũng như chuẩn hóa trọng số theo ba vấn đề nêu trên. Từ đó lượng hóa nhằm đánh giá khả năng đáp ứng được các nhu cầu phát triển đô thị một cách khách quan và hợp lý theo từng khu vực nhất định ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.