ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong khai thác mỏ Kaolin

Ngày đăng: 11 | 06 | 2024

Một nhóm tác giả thuộc trường Đại học Mỏ - Địa chất và Tổng hội Địa chất Việt Nam đã lựa chọn 1 mỏ kaolin để nghiên cứu, đánh giá hiệu quả trong quá trình khai thác, sử dụng. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm quản lý nguồn tài nguyên này một cách hợp lý theo mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn.

* Kinh tế tuần hoàn nhằm tiết kiệm, sử dụng hợp lý khoáng sản

Trong quá trình phát triển, các mô hình kinh tế đã có gồm mô hình kinh tế tuyến tính, mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh... Trong đó, mô hình kinh tế tuyến tính là một mô hình kinh tế truyền thống, các sản phẩm và tài nguyên được sử dụng một lần và sau đó bị loại bỏ hoặc đổ vào môi trường dưới dạng rác thải sau khi sử dụng. Ưu điểm của kinh tế tuyến tính là phát triển kinh tế nhanh chóng, đơn giản, dễ triển khai và tăng cường hiệu suất sản xuất. Nhược điểm của mô hình kinh tế tuyến tính là lãng phí tài nguyên; tăng cường ô nhiễm môi trường và kinh tế không cân bằng. Vì vậy, kinh tế tuyến tính đang trở nên không còn phù hợp với bối cảnh thế giới đang đối mặt với các thách thức môi trường và tài nguyên ngày càng nghiêm trọng.

Việc chuyển đổi sang các hướng tiếp cận kinh tế mới, như kinh tế tuần hoàn hay kinh tế xanh, là cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai.

Đặc biệt, những lý do chính mà bắt buộc diễn ra sự chuyển đổi này là: Sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu thô, trong khi nguồn nguyên liệu này ngày càng cạn kiệt, đặc biệt đối với nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn tài nguyên không thể tái tạo được; sự phụ thuộc vào các nước khác, đặc biệt các quốc gia phụ thuộc nước khác về nguyên liệu thô, sự phụ thuộc này dẫn đến căng thẳng về chính trị toàn cầu, tác động đến sự biến đổi khí hậu (phát thải các khí nhà kính, đặc biệt là CO2) làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu cực đoan, gây nên các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn giúp đạt được mục tiêu phát triển bền vững cho mỗi quốc gia, địa phương.

Tài nguyên khoáng sản đã và đang có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, đây là một dạng tài nguyên không tái tạo, có trữ lượng nhất định. Vì vậy, việc xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực khoáng sản là cần thiết để đưa ra chính sách khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên này.

  Tài nguyên khoáng sản tại các địa phương được khai thác đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội

* Tuần hoàn để hạn chế chất thải trong khai thác kaolin

Xét về khả năng tái tạo, tài nguyên được chia thành tài nguyên tái tạo được và tài nguyên không tái tạo được. Trong đó, tài nguyên khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được hoặc có thể tái tạo nhưng thời gian rất dài. Kaolin là một dạng tài nguyên khoáng sản phân bố khá rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có Đông Bắc Bộ. Cho đến nay, rất nhiều mỏ kaolin ở Đông Bắc Bộ đã được tìm kiếm, thăm dò, khai thác phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu.

Kaolin là loại đá sét màu trắng, dẻo, mềm được cấu thành bởi khoáng vật kaolinit và một số ít khoáng vật illit, montmorilonit, thạch anh.... sắp xếp thành tập hợp lỏng lẻo, trong đó kaolinit quyết định kiểu cấu tạo và kiến trúc của kaolin. Kaolin - felspat là vật liệu thô trong sản xuất gốm sứ, gạch, định tuổi quang nhiệt, định tuổi quang học trong khoa học Trái Đất và khảo cổ học.

Với tổng tài nguyên - trữ lượng kaolin đã xác nhận là 267,919 triệu tấn ở 67 tụ khoáng và mỏ đã được phát hiện, tìm kiếm hoặc thăm dò cho thấy nước ta có tiềm năng lớn về nguồn nguyên liệu kaolin và có khả năng đáp ứng cho các ngành công nghiệp khác.

Vì vậy, nhóm tác giả thuộc trường Đại học Mỏ - Địa chất và Tổng hội Địa chất Việt Nam đã lựa chọn 1 mỏ kaolin để nghiên cứu, đánh giá hiệu quả trong quá trình khai thác, sử dụng. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm quản lý nguồn tài nguyên này một cách hợp lý theo mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn.

Với dự án đã lựa chọn, nhóm tác giả nhận thấy hệ số hoàn vốn nội bộ của dự án là 24,16%, cao hơn so với lãi suất vay thương mại. Thời gian hoàn vốn là 3,5 năm, là khoảng thời ngắn so với thời gian hoạt động của dự án.

Mặc dù về kinh tế, dự án mang lại lãi ròng lớn, hệ số hoàn vốn cao và thời gian hoàn vốn nhanh. Tuy nhiên, xét về khía cạnh môi trường, vẫn còn một số vấn đề tồn đọng phát sinh như: lượng đất đá thải của dự án tạo ra nhiều, diện tích đổ thải lớn, thời gian tồn tại của bãi thải lâu. Từ đó, phát sinh các rủi ro, tai biến môi trường liên quan.

Trong khi đó, đất đá thải hoàn toàn có thể trở thành vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng cho các dự án dự án xung quanh ngay từ ban đầu khi phát sinh, đất phủ có thể chuyển thành đất san lấp trồng cây. Như vậy, chủ dự án sẽ có thêm nguồn kinh phí do chuyển đổi này. Đồng thời, không mất diện tích đất để đổ thải. Hơn nữa, nguy cơ xảy ra hiện tượng sạt lở bãi thải tạm vào ngày mưa, bão cũng được giảm thiểu.

Nhóm tác giả đề xuất cần nghiên cứu tự động hoá các khâu công nghệ trong sản xuất, nhằm giảm giá thành khai thác, đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống người lao động.

 

Vũ Thị Lan Anh

Giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

(Theo monre.gov.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Những điểm mới về giá đất trong Luật Đất đai năm 2024

11-6-2024

Giá đất là một trong những nội dung quan trọng bởi sự ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và quyết định đến việc khai thác những lợi ích kinh tế từ đất đai theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều quy định về giá đất trong Luật Đất đai năm 2013 còn nhiều bất cập, dẫn đến “Giá đất được xác định thưởng thấp hơn nhiều so với giá đất trên thị trường. Chưa xử lý triệt để tình trạng chênh lệch giá đất giáp ranh giữa các địa phương. Chưa có chế tài xử lý hành vi sai phạm trong xác định giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất” (1). Do đó, Luật Đất đai năm 2024 đã sửa đổi, bổ sung thay thế nhiều quy định về giá đất còn hạn chế, bất cập trong Luật Đất đai năm 2013 với mục tiêu hướng đến khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai cho phát triển bền vững. Trong phạm vi bài viết, tác giả nêu bật một số sửa đổi, bổ sung trong Luật Đất đai năm 2024 về giá đất (tại mục 2, Chương XI (từ Điều 158 đến Điều 162); đồng thời chỉ ra những nội dung cần tiếp tục được làm rõ trong thời gian tới để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình áp dụng.

Cần tăng cường thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

11-6-2024

Trước thực trạng ô nhiễm không khí toàn cầu, WHO cho rằng, các quốc gia phải có cam kết mạnh mẽ hơn trong cải thiện chất lượng không khí. Theo đó, cần tăng cường năng lực hệ thống theo dõi, giám sát chất lượng không khí và chia sẻ thông tin, số liệu với công chúng, nhằm tăng cường các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu phát thải khí trong giai đoạn ô nhiễm không khí đã vượt quá ngưỡng khuyến cáo này. Đồng thời, nguồn gây ô nhiễm cần được xác định thấu đáo trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch dài hạn nhằm đảm bảo không khí sạch.

Bàn về hành vi vi phạm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do sự kiện bất khả kháng

12-6-2024

Các nguyên nhân thuộc sự kiện bất ngờ, trở ngại khách quan và sự kiện bất khả kháng đã gây ảnh hưởng và tác động đến hoạt động khai thác khoáng sản cho không ít doanh nghiệp trong khai thác khoáng sản.

Thiết lập tài khoản chất thải rắn theo Khung Hệ thống Hạch toán Kinh tế - Môi trường (SEEA-CF) của Liên hợp quốc - nghiên cứu thí điểm tại Quảng Ninh

12-6-2024

Khung Hệ thống Hạch toán Kinh tế - Môi trường là tiêu chuẩn thống kê quốc tế hướng dẫn đo lường môi trường và mối quan hệ của môi trường với nền kinh tế, xem xét sự thay đổi của các tài sản môi trường. Tài khoản chất thải rắn (CTR) rất hữu ích trong việc tổ chức thông tin về việc phát sinh chất thải rắn và quản lý dòng chất thải rắn đến các cơ sở tái chế, đến các bãi chôn lấp được kiểm soát hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Các thước đo về lượng chất thải tổng hợp hoặc số lượng từng loại chất thải cụ thể có thể là những chỉ số quan trọng về áp lực môi trường. Nghiên cứu thiết lập tài khoản CTR theo hướng dẫn của SEEA-CF đã được thí điểm tại tỉnh Quảng Ninh. Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu, đánh giá hiện trạng quản lý, xác định dòng chất thải từ nguồn phát sinh đến điểm xử lý cuối cùng, đồng thời, thiết lập tài khoản CTR trên cơ sở các dữ liệu thu thập và tính toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tài khoản CTR đã thể hiện khối lượng chất thải được phát sinh, thu gom, xử lý cũng như lượng tồn lưu trong môi trường cho các năm 2015 và 2022. Những thông tin này cung cấp một bức tranh tổng thể về hiện trạng quản lý CTR trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý phù hợp, hiệu quả và bền vững trong thời gian tới.

Xu hướng áp dụng thuế carbon và bài học cho Việt Nam

13-6-2024

Thuế carbon là loại thuế được áp dụng trực tiếp cho việc sản xuất khí thải nhà kính hoặc nhiên liệu thải ra các loại khí thải này khi chúng bị đốt cháy, thường là các loại nhiên liệu hóa thạch. Cơ sở nền tảng của việc áp thuế carbon là đưa ra chi phí bổ sung cho mỗi tấn CO2 phát thải vào khí quyển. Vì thế, thuế carbon được xem là một chính sách kinh tế và là một công cụ hiệu quả về mặt chi phí để khuyến khích giảm phát thải khí nhà kính (KNK) tại nơi diễn ra phát thải theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả phí. Hiện nhiều quốc gia đã áp dụng thuế carbon nhằm thúc đẩy nền kinh tế giảm phát thải và điều này tác động rất lớn tới Việt Nam. Việc áp dụng thuế carbon như một công cụ chính thức tuy mang lại nhiều lợi ích trong việc giúp Việt Nam giảm phát thải và tăng thu ngân sách nhưng cũng đặt ra không ít thách thức, do đó cần nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện thí điểm và áp dụng rộng rãi.

Cần bảo vệ những loài di cư trên thế giới

14-6-2024

Trên thế giới hiện có hàng tỷ động vật thường xuyên di chuyển mỗi năm. Các loài này di cư trên đất liền, dưới nước và trên bầu trời. Trong đó có một số loài mang tính biểu tượng nhất trên hành tinh như rùa biển, cá voi và cá mập trong đại dương; voi, mèo hoang và các loài có móng guốc băng qua đồng bằng và sa mạc; chim ăn thịt, chim nước và chim biết hót bay qua bầu trời và thậm chí cả các loài côn trùng như bướm vua. Chúng hường xuyên đi du lịch, đôi khi hàng ngàn dặm để đến được nơi chúng sinh sản hoặc kiếm ăn, tuy nhiên chúng cũng phải đối mặt với những thách thức và mối đe dọa to lớn trên đường đi. Khi các loài vượt qua biên giới quốc gia, sự sống còn của chúng phụ thuộc vào nỗ lực của tất cả các quốc gia nơi chúng sinh sống.

Thu phí chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng tại Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

14-6-2024

Với sự gia tăng không ngừng của dân số và sự phát triển kinh tế, lượng chất thải phát sinh từ các hoạt động của xã hội cũng đã tăng lên đáng kể. Đây không chỉ là một vấn đề về môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và cả cơ sở hạ tầng đô thị. Trong bối cảnh này, áp dụng mô hình thu phí theo khối lượng hoặc thể tích chất thải trở nên cần thiết nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải, tạo động lực cho người dân tham gia vào các hoạt động tái chế và tái sử dụng. Các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canađa, Tây Ban Nha, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… đã áp dụng hệ thống thu phí chất thải rắn (CTR) theo lượng chất thải phát sinh hay chính sách trả tiền cho những gì bạn bỏ/ném đi (PAYT). Bài viết sẽ phân tích việc áp dụng PAYT tại Mỹ, một trong những quốc gia tiên phong và thành công khi thực hiện chương trình này, từ đó, đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong thực hiện công tác này tại Việt Nam.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn và phát triển loài voi

14-6-2024

Voi là động vật có vú thuộc họ Elephantidae và là động vật trên cạn lớn nhất hiện nay. Trên thế giới hiện có ba loài được công nhận: voi đồng cỏ châu Phi, voi rừng châu Phi và voi châu Á. Trong thế kỷ qua, quần thể voi đã trải qua sự suy giảm đáng kể, voi châu Phi ước tính còn khoảng 350.000 cá thể phân bố ở 18 quốc gia ở châu Phi cận Sahara[1]; voi châu Á chỉ còn khoảng 8.000 - 11.000 cá thể phân bố ở 8 quốc gia, bao gồm Campuchia, miền Nam Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam [3]. Mối đe dọa lớn nhất đối với voi châu Phi là tội phạm động vật hoang dã, chủ yếu là săn trộm để buôn bán ngà voi bất hợp pháp, trong khi mối đe dọa lớn nhất đối với voi châu Á voi là mất môi trường sống, dẫn đến xung đột giữa người và voi. Trước thực trạng đó, các tổ chức bảo tồn trên thế giới đã ứng dụng khoa học công nghệ để theo dõi, quản lý loài voi nói riêng và động vật hoang dã nói chung.

Một số trường hợp điển hình trên thế giới về sử dụng công nghệ kỹ thuật số thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

14-6-2024

Công nghệ kỹ thuật số đã trở thành động lực cơ bản cho sự thay đổi của nhân loại trong thế kỷ XXI. Từ năm 2015, các quốc gia trên thế giới đã khai thác công nghệ kỹ thuật số để đẩy nhanh tiến độ đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) vào năm 2030. Theo đó, 17 SDG - trải rộng từ xóa đói giảm nghèo đến làm sạch đại dương cho đến thúc đẩy bình đẳng giới - đều đang nhận được sự thúc đẩy từ các chiến lược kỹ thuật số mới nhất.

Đánh thuế đất đô thị bỏ trống: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

14-6-2024

Hiện nay, Bộ Tài chính đang nghiên cứu xây dựng Dự thảo Luật Thuế Bất động sản (BĐS), trong đó có nội dung đánh thuế đối với nhà ở thứ hai, thuế đối với nhà, đất bỏ trống phù hợp với thông lệ quốc tế. Bài viết cung cấp một góc nhìn từ kinh nghiệm quốc tế đối với đất đô thị bỏ trống, hay còn gọi là thuế đất trống (TĐT). Đây là loại thuế chủ yếu do chính quyền địa phương ban hành với mục đích tạo thêm nguồn thu cho chính quyền thành phố và chống đầu cơ, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Định giá carbon và giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

17-6-2024

Để giảm phát thải khí nhà kính với chi phí hiệu quả nhất, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã và đang lựa chọn công cụ định giá carbon. Bắt nhịp với xu hướng này, Việt Nam cũng đang trong quá trình tăng cường năng lực xây dựng các công cụ thị trường, tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường carbon.

Hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn khi thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường trong EVFTA 

18-6-2024

Định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ góp phần trợ giúp các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu phát thải ra ngoài môi trường...